LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- GD: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.
II. Đồ dùng dạy-học :
Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
TẬP ĐỌC (47)5A LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ I. Mục đích yêu cầu: - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - GD: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật. II. Đồ dùng dạy-học : Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên. III. Các hoạt động dạy-học: Hç trî GV Hoạt động HS A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi : + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? B. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: - ghi đầu bài. 2:Hướng dẫn HS luyện đọc: - GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục. -Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài -Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? - Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. - Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó. - Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK. - Cho HS luyện đọc theo cặp . - Mời 1 HS đọc cả bài. -GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn. 3:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài -Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm. + Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ? + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ? + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ? GV : Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình. + Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ? -GV n/x vµ bæ sung. VD: Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, luật phổ cập giáop dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. -Gọi 1 hs đọc lại bài. -Bài văn muốn nói lên điều gì ? 4:Luyện đọc diễn cảm : - Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. -GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1: + GV đọc mẫu, nhấn giọng: cây đa, cây đa, cây sung, cây sung, mẹ cha, mẹ cha, không hỏi cha cúng chẳng nói với mẹ, ông già -YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. -Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố + Học qua bài này em biết được điều gì ? + Giáo dục hs : Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp. - HS đọc bài, trả lời. + Trong đêm khuya, gió lạnh buốt. - HS lắng nghe. - 1 hs khá, giỏi đọc bài - Bài văn có thể chia 3 đoạn. + Đoạn 1 : Về cách xử phạt. + Đoạn 2 : Về tang chứng và nhân chứng. + Đoạn 3: Về các tội. - 3 học sinh đọc nối tiếp. HS luyện đọc các từ : luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát -1 em đọc chú giải sgk. -HS luyện đọc theo cặp . -1 HS đọc cả bài. - Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. -Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. - Các mức xử phạt rất công bằng : Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) ; chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co) ; người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy. - Tang chứng phải chắc chắn : phải nhìn tận mặt bắt tận tay ; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao, của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị . -HS nªu + Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật tài nguyên thiên nhiên, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất -1 HS đọc lại *Nội dung: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. - 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc. - HS lắng nghe. -HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
Tài liệu đính kèm: