CON GÁI.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc lưu loát bài văn.
- Đọc đúng các từ ngữ khó.
2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
3. Thái độ: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
TẬP ĐỌC: Tiết 58.... CON GÁI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát bài văn. - Đọc đúng các từ ngữ khó. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. 3. Thái độ: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. + HS: Xem trước bài, SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài Một vụ đắm tàu, trả lời câu hỏi 4 trong SGK. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Bài đọc tiếp tục chủ điểm Nam và nữ các em học hôm nay có tên gọi: Con gái. Với bài đọc này các em sẽ thấy con gái đáng quý, đáng trân trọng như con trai hay không? Cần có thái độ như thế nào với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, xem thường con gái. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chia 5 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu buồn. Đoạn 2: đêm chợ. Đoạn 3: Mẹ nước mắt. Đoạn 4: Chiều nay hú vía. Đoạn 5: Tối đó không bằng. Giáo viên đọc diễn cảm bài văn – giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK. Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? Yêu cầu 2 học sinh đọc thành tiếng các đoạn 2, 3, 4, trả lời các câu hỏi: Thái độ của Mơ như thế nào khi thấy mọi người không vui vì mẹ sinh em gái? Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 4, 5, trả lời câu hỏi: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó? Đọc câu chuyện này, em nghĩ gì về vấn đề sinh con gái, con trai? Giáo viên chốt: Qua câu chuyện về một bạn gái đang quý như Mơ. Có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng rất vô lí, bất công và lạc hậu. v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Tìm giọng đọc của bài? Giáo viên chốt: + Ở đoạn 1, kéo dài giọng khi đọc câu nói của dì Hạnh: “Lại / một vịt trời nữa”. + Ở đoạn 2, đọc đúng câu hỏi, câu cảm, thể hiện những băn khoăn, thắc mắc của Mơ. + Đoạn 3, đọc câu nói của mẹ Mơ: “Đừng vất vả thế,/ để sức mà lo học con ạ!” với giọng âu yếm, thủ thỉ. Lời đáp của Mơ: “Mẹ ơi, con sẽ gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!” đọc với giọng hồn nhiên, chân thật, trang trọng như môt lời hứa. + Đoạn 4, đọc nhanh, gấp gáp, thể hiện diễn biến rất nhanh của sự việc. Câu “Thật hú vía!” đọc chậm, nhấn giọng, như thở phào vì vừa thoát hiểm. Giáo viên đọc mẫu 1, 2 đoạn. Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của bài. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Chuẩn bị: “Thuần phục sư tử”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân. 1, 2 học sinh đọc cả bài. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Có thể chia bài thành nhỏ để luyện đọc. 1 học sinh đọc thành tiếng phần chú giải tư mới. Cả lớp đọc thầm theo. Hoạt động nhóm, lớp. Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa là câu nói thể hiến ý thất vọng, chê bai, Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn – vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái). Mơ trằn trọc không ngủ, Mơ không hiểu vì thấy mình không kém các bạn trai, Mơ nói với mẹ sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà. Các chi tiết: + Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. + Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ – trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. + Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. + Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan ). Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt – bố mẹ ân hận, thương Mơ, dì Hạnh nói: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng” – dì rất tự hào về Mơ. Học sinh phát biểu tự do. Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm để giúp đỡ cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng hay không. Dân gian có câu: Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. Hoạt động lớp, cá nhân. Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. Học sinh trao đổi thảo luận tìm nội dung. Đại diện trình bày. Học sinh nhận xét. LÀM VĂN: Tiết ....
Tài liệu đính kèm: