Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết học 60: Tà áo dài Việt Nam

Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết học 60: Tà áo dài Việt Nam

TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc lưu loát bài văn.

 - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài – biểu tượng cho ý phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

3. Thái độ: - Biết đọc, viết về quá trình hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp của chiếc dài tân thời – sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây, vẽ đẹp duyên dáng, mềm mại, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh một số thiếu nữ Việt Nam. Một chiệc áo cánh (nếu có).

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, xem trước bài.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết học 60: Tà áo dài Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: 	 Tiết 60.... 	
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát bài văn.
	- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài – biểu tượng cho ý phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
3. Thái độ: 	- Biết đọc, viết về quá trình hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp của chiếc dài tân thời – sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây, vẽ đẹp duyên dáng, mềm mại, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh một số thiếu nữ Việt Nam. Một chiệc áo cánh (nếu có).
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc lại bài Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi sau bài đọc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Các em đều biết chiếc áo dài dân tộc, đã từng ngắm bà, mẹ, chị, cô, dì trong trang phục áo dài. Tiết học hôm nay sẽ giúp các hiểu chiếc áo dài tân thời hiện nay có nguồn gốc từ đâu, vẻ đẹp đọc đáo của tà áo dài Việt Nam.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 1 học sinh đọc bài văn.
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thuỷ 
Đoạn 2: Tiếp theo đến thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Đoạn 3: Tiếp theo đến phong cách hiện đại phương Tây.
Đoạn 4: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK/ 1, 2.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lần.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2, 3.
Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?
Giáo viên chốt: Chiếc áo dài có từ xa xưa, được phụ nữ Việt Nam rất yêu thích vì hợp với tầm vóc, dáng vẻ của phụ nữ Việt Nam. Mặc chiếc áo dài, phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Em cảm nhận gì về vẻ đẹp của những người thân khi họ mặc áo dài?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn.
Giáo viên chọn một đoạn văn, yêu cầu học sinh xác lập kĩ thuật đọc.
Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài văn.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị:“Người gác rừng tí hon”
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
2 em đọc lại cả bài.
4 đoạn.
Mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn.
Học sinh đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thuỷ, tân thời, nhuần nhuyễn, y phục).
Hoạt động nhóm, lớp.
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẵm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
Học sinh đọc thành tiếng đoạn 2, 3.
Cả lớp đọc thầm lại.
Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân, áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị kín đáo, vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
Học sinh phát biểu tự do.
Dự kiến: Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam./ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài./ Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài
Học sinh có thể giới thiệu người thân: trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.
Đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi vẻ đẹp, sự duyên dáng của chiếc áo dài Việt Nam.
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm (đọc cá nhân).
Học sinh trả lời.
Bạn nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTĐ 60.doc