Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết số 3: Lòng dân

Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết số 3: Lòng dân

Tiết 5: LÒNG DÂN

(Phần 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Biết đọc đúng văn bản kịch. Cụ thể:

 — Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

 — Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai,thể hiện được tính cách của từng nhân vật

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 — Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết số 3: Lòng dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết 5: LÒNG DÂN
(Phần 1)
I. MỤC TIÊU:
Biết đọc đúng văn bản kịch. Cụ thể:
	— Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
	— Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai,thể hiện được tính cách của từng nhân vật
Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí å lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	— Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: Sắc màu em yêu 
— Kiểm tra 2 HS.
H: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi sau:
— Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào? Vì sao?
H: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi sau:
— Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước?
— GV nhận xét chung.
B.BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
Vỡ kịch Lòng dân của Nguyễn Văn Xe được nhận giải thưởng văn nghệ trong thời lỳ kháng chiến chống Pháp. Trong tiết học hôm nay cô chỉ giới thiệu với các em được một đoạn trích. Tuy vậy, qua đoạn trích này các em cũng hiểu được tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng, người dân cả nước nói chung đối với Đảng, với Cách mạng.
— GV ghi tựa lên bảng.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ 1: HS đọc màn kịch
— Cho HS đọc lời mở đầu.
— GV cho Hs đọc diễn cảm màn kịch.
+ Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.
+ Chú ý đổi giọng, hạ giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về hành động, thái độ của nhân vật.
+ Giọng của cai lính: hống hách, xấc xược.
+ Giọng dì Năm: tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau...
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc đoạn
— GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm. (Chồng tui. Thằng này là con)
Đoạn 2: từ còn lại (Chồng chị à?) đến lời lính (ngồi xuống!...rục rịch tao bắn)
Đoạn 3: Còn lại.
— Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
— Cho HS luyện đọc những từ khó đọc: quẹo, xẵng giọng, ráng... 
— Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 2
— Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
_ Đọc theo cặp
HĐ 3: GV đọc lại toàn bài một lượt
(giọng đọc...như đã hướng dẫn)
HĐ 4: Tìm hiểu bài:
 -Cho HS đọc phần mở đầu.
— GV giao việc: Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp thảo luận câu hỏi 1, 2 trong SGK.
+ Lớp trưởng lên bảng đọc câu hỏi:
H: Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì?
H: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
GV: Cả lớp đọc thầm lại bài một lượt và lớp phó lên điều khiển lớp thảo luận câu hỏi 3, 4.
— Lớp phó đọc câu hỏi:
H: Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ cán bộ?
H: Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhật? Vì sao?
GV chốt lại: Trong bài tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhật vì dì Năm làm bọn giặc kí hửng tưởng dì sắp khai nhưng chúng tẽn tò khi dì căn dặn con trai mình. Tìng huống đó thể hiện mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm (thắt nút) sau đó giải quyết rất nhanh và rất khéo.
- Đoạn kịch ca ngợi ai?
*Nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí å lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
HĐ 5: hướng dẫn đọc diễn cảm:
— GV đọc diễn cảm đoạn 1. Chú ý:
Nhấn giọng ở những từ ngữ: có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời, không, rõ ràng, quẹo vô, chồng tui...
Nghỉ 2 nhịp (//) ở chỗ ngăn cách giữa nhân vật và lời nói của nhân vật, ở cuối các câu.
Nghỉ một nhịp (/) ở chỗ dấu phẩy (GV đưa bảng phụ đã viết trước đoạn 1, dùng phấn màu ngắt nhịp, gạch dưới những từ quan trọng sau đó tổ chức cho HS đọc).
— Cho HS đọc phân vai: GV chia HS thành nhóm 6 em, mỗi em sắm một vai. GV nhắc HS: Em đóng vai người dẫn chuyện nhớ đọc phần mở đầu và đọc tất cả phần Ghi trong ngoặc đơn).
— Cho HS thi đọc.
— GV nhận xét và khen nhóm đọc hay.
C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ— Yêu cầu HS các nhóm về tập đóng màn kịch trên.
— Dặn các em về nhà chuẩn bị bài tập đọc sắp tới, đọc trước màn 2 của vở kịch Lòng dân. 
— GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS đọc tốt.
+HS G: đọc thuộc lòng bài thơ + trả lời câu hỏi.
— Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu của đất nước.
— Vì những sắc màu ấy gắn với những cảnh vật và con người của đất nước.
+HS K: đọc + trả lời câu hỏi.
— Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu đất nước.
— HS lắng nghe.
— 1 HSK đọc phần giới thiệu nhân vật , cảnh trí, thời gian.
_ 1HSG đọc 
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
— HS lần lượt đọc đoạn
— HS đọc từ theo sự hướng dẫn của GV.
— 3 HS đọc cả bài.
— 1 HS đọc chú giải
_ Một cặp đọc lại
— 1 HS đọc phần giới thiệu về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
— Lớp trưởng lên bảng. Cả lơpù trao đổi, thảo luận: 
+chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường chạy vào nhà dì Năm.
+ Dì đưa chú một chiếc áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm.
— Cả lớp đọc thầm lại bài.
— Lớp phó lên bảng.
+ Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. Dì nhận chú các bộ là chồng. Dì kêu oan khi bị địch trói. Dì vờ trối trăn, căn dặn con mấy lời...
— HS tự do lựa chọn tình huống mình thích.
- HS nêu nội dung.
— Nhiều HS luyện đọc diễn cảm theo cách ngắt giọng, nhấn giọng được đánh dấu trên bảng phụ.
— HS chia nhóm và từng nhóm đọc phân vai.
— 2 nhóm lên thi( HSKG đọc diễn cảm theo vai, thể hiện được tính cách của từng nhân vật)
— Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTĐ 5.doc