Giáo án Tập đọc lớp 5 - Trường tiểu học Đại Từ

Giáo án Tập đọc lớp 5 - Trường tiểu học Đại Từ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC

 Bài : Thư gửi các học sinh

I.- MỤC TIÊU:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yên bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ.

- Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần đọc thuộc.

 

doc 66 trang Người đăng hang30 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Trường tiểu học Đại Từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học đại từ Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 1 tiết: 1
 Kế hoạch dạy học môn tập đọc
 Bài : Thư gửi các học sinh
I.- mục Tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yên bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
II.- đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần đọc thuộc.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
3’
A.- Kiểm tra :
- Kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài của học sinh
32’
B.- Dạy bài mới 
1.-Giới thiệu 
+ Giới thiệu chủ đề “Việt Nam Tổ quốc em”.
+ Giới thiệu bức thư : Là bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập.
+ Xem và nói những điều thấy trong tranh.
2.-Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
+ Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc.
- Giáo viên chia đoạn: 3 đoạn.
+/ Đoạn 1: Từ đầy đến ... vậy các em nghĩ sao?
+/ Đoạn 2: ...... Công học tập của các em.
+/ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài khen, nhắc nhở, sửa lỗi phát âm : Tựu trường, sung sướng .
- Gọi học sinh đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ mới, từ khó.
+ Giáo viên đọc mẫu: giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng.
+ 1 học sinh đọc.
- Đánh dấu đoạn.
+ 2 học sinh đọc.
+ Học sinh nêu.
b) Tìm hiểu bài 
* Cho học sinh đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi.
+ Ngày khai trường 9/45 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường trước đó.
+ Sau Cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
+ Giáo viên tổng kết, chốt kiến thức 
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- Học sinh thảo luận nhóm.
c) Luyện đọc diễn cảm :
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Gv đọc mẫu.
+ Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc.
GV uốn nắn, sửa.
+ Nhận xét - đánh giá.
+ Đại diện các nhóm thi đọc
d)Hướng dẫn học thuộc lòng 
+ Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng.
+ Cho học sinh thi đọc thuộc lòng.
+ 3 - 5 học sinh đọc.
5’
3.- Củng cố - Dặn dò 
+ Nêu nội dung bức thư.
+ Về nhà luyện đọc diễn cảm, Học thuộc lòng và chuẩn bị bài sau.
+ Học sinh trả lời.
Rút kinh nghiệm:
...
.
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 1 tiết: 2
 Kế hoạch dạy học môn tập đọc
 Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I.- mục đích yêu cầu :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
II.- đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ.
- Sưu tầm ảnh về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra bài cũ 
+ Gọi học sinh đọc nối tiếp 2 đoạn của bài “Thư gửi các học sinh” và trả lời câu hỏi về nội dung.
+ Gọi học sinh đọc thuộc lòng đoạn 2.
+ Nhận xét - đánh giá.
+ 2 học sinh.
+ 2 học sinh
30’
B.- Dạy bài mới 
1.- Giới thiệu :
+ Giới thiệu qua tranh và vài nét về nhà văn Tô Hoài.
- Lắng nghe
2.- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
+ Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc.
- Giáo viên chia đoạn: 4 đoạn.
+/ Đoạn 1: Từ đầu đến ...nhau.
+/ Đoạn 2:  lơ lửng.
+/ Đoạn 3: . Đỏ chúi. 
+/ Đoạn 4: Còn lại.
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài khen, nhắc nhở, sửa lỗi phát âm.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: lụi, kéo đá
+ Giáo viên đọc mẫu.
Lưu ý : đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ tả cảnh vật.
- 1 học sinh đọc.
- Đánh dấu đoạn.
+ 4 học sinh đọc.
+ 4 học sinh đọc.
b) Tìm hiểu bài 
+ Cho học sinh đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi.
- Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng.
- Nêu ý nghĩa của các từ chỉ màu vàng trong bài.
- Những chi tiết nào về thời tiết, con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? 
- Bài văn cho thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào ?
+ Giáo viên tổng kết, chốt kiến thức.
+ Học sinh trả lời.
+ Học sinh trả lời.
+ Học sinh trả lời.
+ Hoạt động nhóm.
c) Luyện đọc diễn cảm :
+ Cho học sinh đọc theo cặp.
+ Gọi học sinh đọc nối tiếp.
+ Cho học sinh luyện đọc diễn cảm :”Màu lúa chín ... vàng mới”.
+ Cho học sinh thi đọc diễn cảm.
Nhận xét - đánh giá.
+ Lưu ý : nhấn mạnh những từ ngữ tả màu vàng.
+ Đại diện các nhóm.
5’
C.- Củng cố - Dặn dò 
- Tại sao nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương? 
- Tác giả tả cảnh làng quê theo trình tự nào? Nhờ đâu em biết?
- Bài sau: Nghìn năm văn hiến.
- Học sinh nêu.
- Khái quát đ cụ thể
Rút kinh nghiệm:
...
Trường tiểu học đại từ Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 2 tiết: 3
 Kế hoạch dạy học môn tập đọc
 Bài : Nghìn năm văn hiến
I.- mục đích yêu cầu :
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.- đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc.
-Bảng phụ viết đoạn 1.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi học sinh đọc nối tiếp bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét - đánh giá.
+ 2 học sinh thực hiện.
30’
B.- Dạy bài mới 
1.- Giới thiệu :
+ Giới thiệu địa danh Văn Miếu Quốc Tử Giám.
+ Học sinh nêu những hiểu biết về Văn Miếu -Quốc Tử Giám.
2.- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
+ Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc.
- Giáo viên chia đoạn: 4 đoạn.
+/ Đoạn 1: Từ đầu ... như sau.
+/ Đoạn 2: ....... bảng thống.
+/ Đoạn 3: Còn lại.
+ Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
Khen, nhắc nhở, sửa lối phát âm.
+ Gọi học sinh đọc nối tiếp lần 2 
kết hợp giải nghĩa từ mới và từ khó: văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
+ Giáo viên đọc mẫu.
- 1 học sinh khá giỏi đọc.
- Đánh dấu đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- 3 Học sinh đọc nối tiếp.
b) Tìm hiểu bài 
+ Cho học sinh đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi :
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?
- Đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo đề mục :
* Triều đại nào tổ chức nhiều khoa ?
* Triều đại nào có nhiều tiến sĩ ?
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền tống văn hoá Việt Nam ?
+ Giáo viên tổng kết, chốt kiến thức.
+ Học sinh trả lời.
+ Hoạt động cá nhân
trả lời.
+ Thảo luận nhóm.
c) Luyện đọc diễn cảm :
+ Cho học sinh đọc nối tiếp.
 Giáo viên sửa, uốn nắn cho học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm - Nhận xét - Đánh giá.
+ Đại diện các nhóm
5’
C.- Củng cố - Dặn dò 
- Đây là loại văn gì?
- Khi đọc bảng thống kê cần chú ý điều gì?
- Bài tập đọc này giúp em hiểu điều gì?
- Bài sau: Sắc màu em yêu
- Văn bản thống kê.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
Rút kinh nghiệm:
..........
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 2 tiết: 4
 Kế hoạch dạy học môn tập đọc
 Bài : Sắc màu em yêu
I.- mục đích yêu cầu :
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích).
- HS khá, giỏi học thuộc toàn bộ bài thơ.
II.- đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra :
+ Gọi hs đọc lại bài “Nghìn năm văn hiến “ và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét - đánh giá.
+ 2 hs thực hiện.
30’
B.- Dạy bài mới 
1.- Giới thiệu.
- Trong bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tác giả đã dùng những từ ngữ đặc sắc tả màu gì?
- Màu sắc đã tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh chúng ta. Bài thơ “Sắc màu em yêu” nói về tình yêu của một bạn nhỏ với rất nhiều màu sắc. Đặc biệt, màu sắc nào bạn cũng yêu thích. Vì sao vậy? Đọc bài thơ em sẽ hiểu rõ điều đó.
- Giáo viên ghi bảng
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh ghi vở.
2.- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
+ Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc.
+ Gọi 8 hs nối tiếp nhau đọc 8 khổ thơ của bài. Khen, nhắc nhở, sửa lỗi, phát âm 
+ Gọi hs đọc nối tiếp lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ mới, từ khó. 
+ Giáo viên đọc mẫu.
Lưu ý: đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài tha thiết ở khổ cuối.
+ 8 học sinh đọc.
+ Hs nêu.
+ Hs lắng nghe
b) Tìm hiểu bài
* Cho hs đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi :
- Bạn nhỏ yêu màu sắc nào?
- Mỗi màu sắc gợi những hình ảnh nào? Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó?
+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước?
+ Gv tổng kết, chốt kiến thức.
+ Đàm thoại.
+ Hoạt động nhóm.
+ Hoạt động cá nhân.
c) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
+ Gọi hs đọc nối tiếp
+ Cho hs luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
+ Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng những khổ thơ em thích.
à Nhận xét, đánh giá
+ Đại diện các nhóm
+ 5 -7 hs đọc
5’
C.- Củng cố - Dặn dò 
+ Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào? Vì sao?
+ Về nhà luyện đọc diễn cảm, học thuộc lòng và chuẩn bị bài sau. 
+ Hs trả lời.
Rút kinh nghiệm:
.....
Trường tiểu học đại từ Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 3 tiết: 5
 Kế hoạch dạy học môn tập đọc
 Bài : Lòng dân ( Phần 1 )
I.- mục đích yêu cầu :
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II.- đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ.
 - Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc. 
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra :
+ Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét ... ng xây ?
- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
- Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả gần gũi, sống động.
- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Bài thơ cho em biết điều gì ?
* GV kết luận, ghi nội dung chính lên bảng.
+ HS đọc thầm từng khổ thơ và trả lời câu hỏi.
c) Luyện đọc diễn cảm.
+ GV cho học nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm khổ thơ 1,2
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay.
+ 3 Hs thi đọc diễn cảm . Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
5’
C.- Củng cố - Dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ Về nhà tập đọc và chuẩn bị bài sau : Thầy thuốc như mẹ hiền
+ Hs lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
...
Trường tiểu học đại từ Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 16 tiết: 31
Kế hoạch dạy học môn tập đọc
Bài : Thầy thuốc như mẹ hiền
I.- mục đích yêu cầu :
II.- đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi hs đọc bài “ Về ngôi nhà đang xây ” và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 2 hs đọc
35’
B.-Dạy bài mới
1.-Giới thiệu :
- GV : ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố có những đường phố mang tên Lãn Ông hoặc Hải Thượng Lãn Ông. Đó là tên hiệu của danh y Lê Hữu Trác, một thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bài học hôm nay giới thiệu với các em tài năng, nhân cachá cao thượng và tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của vị danh y ấy.
- Giáo viên ghi bảng.
+ Hs lắng nghe
+ HS ghi vở
2.- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc
+ Gọi hs khá giỏi đọc.
+ Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
* Đoạn 1 : Hải Thượng ...gạo, củi
* Đoạn 2 : Một lần khác...hối hận
* Đọan 3 : Là thầy thuốc ...đổi phương
Khen, nhắc nhở, sửa lỗi phát âm : giàn giáo, cái lồng, nồng hăng, làn gió, lớn lên.
+ Gọi hs đọc nối tiếp lần 2. Kết
hợp giải nghĩa từ mới, từ khó : dang lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y
+ Gv đọc mẫu.
Lưu ý: Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái , không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
+ 1 hs đọc.
+ 2 HS đọc nối tiếp.
+ HS luyện phát âm
+ 2 HS đọc nối tiếp lần 2.
+ Hs lắng nghe
b) Tìm hiểu bài.
+ Cho hs đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi.
- Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào ?
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài ?
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?
- Em hiểu nội dung hai câu cuối bài như thế nào ?
- Bài văn cho em biết điều gì ?
* GV kết luận, ghi nội dung chính lên bảng.
+ HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
c) Luyện đọc diễn cảm.
+ GV cho học nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm đoạn 1
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay.
+ 3 Hs thi đọc diễn cảm . Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
5’
C.- Củng cố - Dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ Về nhà tập đọc và chuẩn bị bài sau : Thầy cúng đi bệnh viện
+ Hs lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
...
Trường tiểu học đại từ Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 16 tiết: 32
Kế hoạch dạy học môn tập đọc
Bài : Thầy cúng đi bệnh viện
I.- mục đích yêu cầu :
II.- đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi hs đọc bài “ Thầy thuốc như mẹ hiền ” và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 2 hs đọc
35’
B.-Dạy bài mới
1.-Giới thiệu :
- GV : Bài đọc Thầy cúng đi bệnh viện kể 1 câu chuyện có thật ở Tây Bắc. Qua câu chuyện thầy cũng không chữa được bệnh cho chính mình, phải nhờ bệnh viện, các em hiểu thêm 1 khía cạnh nữa của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu mê tín dị đoan. 
- Giáo viên ghi bảng.
+ Hs lắng nghe
+ HS ghi vở
2.- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc
+ Gọi hs khá giỏi đọc.
+ Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
* Đoạn 1 : Từ đầu... cúng bái
* Đoạn 2 : Vậy mà...thuyên giảm
* Đọan 3 : Thấy cha. .. không lui
* Đoạn 4 : Phần còn lại
Khen, nhắc nhở, sửa lỗi phát âm : lâu năm, lắm lúc, thuyên giảm, nể lời, lấy sỏi
+ Gọi hs đọc nối tiếp lần 2. Kết
hợp giải nghĩa từ mới, từ khó : thuyên giẩm
+ Gv đọc mẫu.
Lưu ý: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, thong thả
+ 1 hs đọc.
+ 4 HS đọc nối tiếp.
+ HS luyện phát âm
+ 4 HS đọc nối tiếp lần 2.
+ Hs lắng nghe
b) Tìm hiểu bài.
+ Cho hs đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi.
- Cụ ún làm nghề gì?
- Những chi tiết cho thấy cụ ún được mọi người tin tưởng về nghề thầy cúng.
- Khi mắc bệnh cụ đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- Cụ ún bị bệnh gì?
- Vì sao bị sỏi thận mà cụ ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
- Nhờ đâu cụ ún khỏi bệnh?
- Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
- Bài học giúp em hiểu điều gì?
* GV kết luận, ghi nội dung chính lên bảng.
+ HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
c) Luyện đọc diễn cảm.
+ GV cho học nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm đoạn 3
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay.
+ 3 Hs thi đọc diễn cảm . Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
5’
C.- Củng cố - Dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ Về nhà tập đọc và chuẩn bị bài sau : “Ngu Công xã Trịnh Tường“
+ Hs lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..
Trường tiểu học đại từ Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 17 tiết: 33
Kế hoạch dạy học môn tập đọc
Bài : Ngu công xã Trịnh Tường
I.- mục đích yêu cầu :
II.- đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi HS đọc bài “Thầy cúng đi bệnh viện ” và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 2 hs đọc
35’
B.-Dạy bài mới
1.-Giới thiệu :
- GV : Ngu Công là một nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Trung Quốc. Ông tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì. ở Việt Nam cũng có một người được so sánh với ông. Người đó là ai ? Ông đã làm gì để được ví như Ngu Công ? Các em cùng học bài Ngu Công xã Trịnh Tường để biết.
- Giáo viên ghi bảng.
+ Hs lắng nghe
+ HS ghi vở
2.- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc
+ Gọi hs khá giỏi đọc.
+ Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
* Đoạn 1 : Từ đầu... trồng lúa
* Đoạn 2: Con nước nhỏ...như trước nữa
* Đọan 3 : Phần còn lại
Khen, nhắc nhở, sửa lỗi phát âm : ngoằn ngoèo, lúa nương, lúa lai, lặn lội
+ Gọi Hs đọc nối tiếp lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ mới, từ khó : Ngu Công, cao sản
+ Gv đọc mẫu.
Lưu ý: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn
+ 1 hs đọc.
+ 3 HS đọc nối tiếp.
+ HS luyện phát âm
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2.
+ Hs lắng nghe
b) Tìm hiểu bài.
+ Cho HS đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi.
- Thảo quả là cây gì ?
- Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người ngạc nhiên vì điều gì ?
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn ?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào ?
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì dể giữ rừng bảo vệ nguồn nước ?
- Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì 
cho bà con Phìn Ngan ?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Em hãy nêu nội dung chính của bài.
* GV kết luận, ghi nội dung chính lên bảng.
+ HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
c) Luyện đọc diễn cảm.
+ GV cho học nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm đoạn 1
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm . Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
5’
C.- Củng cố - Dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ Về nhà tập đọc và chuẩn bị bài sau : “Ca dao về lao động sản xuất "
+ Hs lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..
Trường tiểu học đại từ Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 17 tiết: 34
Kế hoạch dạy học môn tập đọc
Bài : Ca dao về lao động sản xuất
I.- mục đích yêu cầu :
II.- đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ các bài ca dao trong SGK.
III.- các hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A.- Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi HS đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường” và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 2 hs đọc
35’
B.-Dạy bài mới
1.-Giới thiệu :
- GV : Lao động sản xuất trên đồng ruộng vốn là một nghề rất vất vả. Người ta thường nói : Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi. Các em cùng học các bài ca dao về lao động sản xuất để thấy được nỗi vất vả của người nông dân khi mang lại hạt gạo cho mọi người.
- Giáo viên ghi bảng.
+ Hs lắng nghe
+ HS ghi vở
2.- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc
+ Gọi hs khá giỏi đọc.
+ Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao
Khen, nhắc nhở, sửa lỗi phát âm : lao động, nơi, công lênh, lấy công, biển lặng
+ Gọi Hs đọc nối tiếp lần 2. 
+ Gv đọc mẫu.
Lưu ý: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tâm tình.
+ 1 hs đọc.
+ 3 HS đọc nối tiếp.
+ HS luyện phát âm
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2.
+ Hs lắng nghe
b) Tìm hiểu bài.
+ Cho HS đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi.
- Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả , lo lắng của người nông dân trong sản xuất.
- Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề nhưng họ vẫn lạc quan, hi vọng vào một vụ mùa bội thu. Những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ?
- Tìm những câu thơ ứng với nội dung :
+ Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
+ Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
+ Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
- Em hãy nêu nội dung chính của bài.
* GV kết luận, ghi nội dung chính lên bảng.
+ HS đọc thầm từng bài ca dao và trả lời câu hỏi.
c) Luyện đọc diễn cảm.
+ GV cho học nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm bài thứ ba
+ Nhận xét, đánh giá.
+ 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm . Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
5’
C.- Củng cố - Dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ Về nhà tập đọc và chuẩn bị bài sau : Ôn tập
+ Hs lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tap doc L5 HKI.doc