Giáo án Tập đọc - Tiết 3: Nghìn năm văn hiến

Giáo án Tập đọc - Tiết 3: Nghìn năm văn hiến

I. MỤC TIÊU:

1. Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam — đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào.

2. Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử ,thể hiện nền văn hiến lâu đời

3. GD HS có lòng tự hào về truyền thống khoa cử nền văn hiến lâu đời của nước ta.Qua đó cố gắng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Trang minh hoạ bài học trong SGK

 — bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Tiết 3: Nghìn năm văn hiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC:
Tiết 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. MỤC TIÊU:
Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam — đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào.
Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử ,thể hiện nền văn hiến lâu đời
GD HS có lòng tự hào về truyền thống khoa cử nền văn hiến lâu đời của nước ta.Qua đó cố gắng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Trang minh hoạ bài học trong SGK
	— bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
— Kiểm tra 2 HS
HS 1: Đọc từ đầu đến chín vàng bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
H: em hãy kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.
HS 2: em hãy đọc phần còn lại và trả lời câu hỏi sau:
H: Vì sao nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?
— GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu :
Đất nước của chúng ta có một nên văn hiến lâu đời. Quốc Tử Giám là một chứng tích hùng hồn về nền văn hiến đó. Hôm nay, cô và các em sẽ đến thăm Văn Miếu, một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến.
2. HD luyện đọc:
HĐ 1: 1 HS đọc cả bài một lượt
— Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện niềm tự hào về truyền thống vă hiến của dân tộc. Đọc bảng thống kê theo dòng ngang.
HĐ 2: HS đọc đoạn nối tiếp
— GV chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu đến 3000 Tiến sĩ.
Đoạn 2: tiếp theo đến hết bảng thống kê.
Đoạn 3: còn lại
— Hướng dẫn HS luyện đọc trên từng đoạn và đọc từ ngữ dễ đọc sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên.
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc cả bài
— Cho HS đọc cả bài.
— Cho HS đọc chú giải trong SGK + giải nghĩa từ.
HĐ 4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
— Cầnc chú ý đọc bảng thống kê rõ ràng, rành mạch, không cần đọc diễn cảm.
3.HD tìm hiểu bài:
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1.
— Cho HS đọc đoạn 1.
H: Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngác nhiên vì điều gì?
HĐ 2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2
— Cho HS đọc đoạn 2.
H: Em hãy đọc thầm bảng thống kê và cho biết: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? Triều đại nào có tiến sĩ nhiều nhất? Nhhiều trạng nguyên nhất?
HĐ 3: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2 + cả bài
— Cho HS đọc đoạn 3
H: Ngày nay, trong Văn Miếu, còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời?
H: Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam?
H: Nêu nội dung bài
Hd đọc diễn cảm
HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
— GV đưa cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
— GV luyện đọc chính xác bảng thống kê về việc thi cử của các triều đại lên bảng.
— GV đọc mẫu
HĐ 2: Hướng dẫn HS thi đọc
— Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
— GV nhận xét + khen những HS đọc đúng, hay.
— GV nhận xét tiết học.
— Dặn HS về nhà đọc trước bài Sắc màu em yêu.
— HS* đọc + trả lời câu hỏi 
— Những sự vật đó là: lúa, nắng xoan, lá mít, chuối, đu đủ...
— Các màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe...
— HSG đọc + trả lời câu hỏi 
— Phải là người có tình yêu quê hương tha thiết mới viết được bài văn hay như vậy.
— HS lắng nghe
HSG đọc
— HS lắng nghe.
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
— HS đọc nối tiếp từng đoạn.
— HS luyện đọc những từ ngữ khó.
— 2 HS đọc cả bài.
— 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
— 3 HS lần lượt giải nghĩa từ.
— 1 HS* đọc to, cả lớp lắng nghe.
— Ngạc nhiên vì biết nước ta mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1075, mở sớm hơn châu Âu hơn nửa thế kỷ. Bằng tiến sĩ đầu tiên mới được cấp ở châu Âu mới được cấp từ năm 1130.
— 1 HSK đọc to, lớp đọc thầm. 
— Cả lớp đọc thầm và phân tích bảng thống kê.
— Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: triều Hậu Lê—34 khoa thi.
— Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Nguyễn: 588 tiến sĩ.
— Triều đại đại có nhiều trạng nguyên nhất: triều Mạc: 13 trạng nguyên.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
— Còn 82 tấm bia khắc tên, tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779.
Kĩ thuật Khăn trải bàn:HS có thể phát biểu như sau:
Người Việt Nam coi trọng việc học.
Việt Nam mở khoa thi tiến sĩ sớm hơn cả châu Âu.
Việt Nam có nền văn hiến lâu đời.
Tự hào về nên văn hiến của đất nước.
_ HSKG: Việt Nam có truyền thống khoa cử ,thể hiện nền văn hiến lâu đời
— 2 HS đọc, lớp lắng nghe.
— HS quan sát bảng thống kê.
— HS lắng nghe + nhiều HS đọc bảng thống kê.
— HS thi đọc.
— Lớp nhận xét 
Rút kinh nghiệm:
------*******------
CHÍNH TẢ:
Tiết 2: NGHE—VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
CẤU TẠO CỦA PHẦN VẦN
I.MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng, vần vào mô hình, biết đánh dấu thanh đúng chỗ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ + vài tờ phiếu phóng to mô hình câu tạo tiếng trong BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
— Kiểm tra 2 HS lên bảng + lớp làm vào bảng con.
— GV: Em hãy nhắc lại quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/ gh, c/ k.
— GV: các em tìm cho cô 3 cặp từ:
+Bắt đầu bằng ng-ngh
+Bắt đầu bằng g-gh
+Bắt đầy bảng c-k
— GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có biết bao người con ưu tú của đất nước đã hi sinh anh dũng. Tuy họ đã hi sinh nhưng tấm lòng trung thành với nước của họ còn sáng mãi. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em về một trong những tấm gương sáng đó qua bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
Hd viết chính tả
HĐ 1: GV đọc toàn bài chính tả một lượt
— GV đọc bài chhính tả một lượt; giọng to, rõ, thể hiện niềm cảm phục.
— GV giới thiệu nét chính về Lương Ngọc Quyến: Lương Ngọc Quyến sinh năm 1885 và mất năm 1937. Ông là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Ông đã từng qua Nhật để học quân sự, qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống Pháp. Ông bị giặc bắt vẫn luôn giữ vững khí tiết. Sau khi được giải thoát ông liền tham gia nghĩa quân và đã hi sinh anh dũng. Hiện nay ở Hà Nội có một phố mang tên ông.
— Cho HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Lương Ngọc Quyến, ngày 30-8-1917, khoét, xích sắt...
HĐ 2: GV đọc cho HS viết
— GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ ohận câu đọc 2 lượt.
HĐ 3: chấm, chữa bài
— GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
— GV chấm 5—7 bài.
— GV nhận xét về ưu,khuyết của các bài chính tả đã chấm.
3. Hướng dẫn HS làm BT
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 
— GV giao việc: Các em ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong câu a và vâu b, nhớ ghi ra giấy nháp.
— Tổ chức cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả 
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a/ Trạng nguyên trẻ nhất là ông Nguyễn Hiền quê ở Nam Định, đỗ đầu khoa thi tiến sĩ năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.
b/Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 
— GV giao việc:
Các em quan sát kĩ mô hình.
Chép vần từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần. Trạng nguyên trẻ nhất Hiền Mộ Trạch, huyện Bình khoa thi
— Cho HS làm bài: GV giao phiếu cho 3 HS.
— Cho HS trình bày.
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng..
— 2 HS lần lượt lên bảng:
— HS*: Đứng trước i, e, ê là k, gh, ngh.
Đứng trước các âm còn lại là ng, c, g.
— HS TB: Viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con hoặc giấy nháp.
+ nga—nghe
+gà—ghi
+cá—kẻ
— HS lắng nghe.
— HS lắng nghe.
— HS lắng nghe.
— HS luyện viết các từ vào bảng con.
— HS viết chính tả.
— HS tự phát hiện và sửa lỗi.
— Từng cặp HS đổi tập cho nhau đề chữa lỗi.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
— HS nhận việc.
— HS làm bài cá nhân, ghi ra giấy nháp những vần vần tìm.
— 1 HS nói trước lớp phần vần của từng tiếng.
— Lớp nhận xét + bổ sung.
— HS chép lời giải đúng vào vở (VBT)
— 1 HS đọc to, lớp đọ thầm.
— HS quan sát lỹ mô hình.
— 3 HS làm phiếu. HS còn lại làm vào giấy nháp.
— 3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Âm đệm 
Âm chính 
Âm cuối
trạng
tr
ạ 
ng
nguyêm
ng
u
yê 
n
trẻ 
tr
e
nhất
nh
ấ 
t
Hiền
H
iê
n
khoa
kh
o
a
thi
th
i
Mộ 
M
ộ 
Trạch
Tr
ạ 
ch
Bình
B
ì 
nh
— GV nhận xét tiết học.
— Dặn HS về nhà làm lại bài vào vở BT3
— Dặn HS về nhà chuẩn bị bài chính tả tiếp theo
Rút kinh nghiệm:
------*******------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I.MỤC TIÊU:
Mở rộng, hệ thống vốn từ về Tổ Quốc: Tìm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc
Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ Quốc.
GD hs lòng yêu Tổ Quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ + một vài tờ phiếu.
	— Từ điển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra bài cũ: từ đồng nghĩa
— Kiểm tra 2 HS.
HS 1:
H: em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ vừa tìm được.
HS 2: Em hãy làm BT3.
— GV nhận xét chung.
Bài mới:
1. Giới thiệu:
Để giúp các em có nhiều từ ngữ khi viết về đề tài Tổ Quốc, trong tiết học hôm nay, cô sẽ cùng các em mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ Quốc. Sau đó,các em sẽ luyện đặt câu với những từ ngữ xoay quanh chủ đề này.
 2. Hướng dẫn HS làm BT
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu BT1
— GV giao việc:
Các em đọc lại bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu.
Các em chỉ tìm một  ... __ Vẻ đẹp của MTTN
Rút kinh nghiệm:
------*******------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 4: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
Biết sử dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa theo nhóm.
Nắm được những sắc thái khác nhau của từ đồng nghĩa để viết một đoạn tả cảnh khoảng 4-5 câu.
Gd HS TY thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Từ điển HS.
	— Bút dạ + một số tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bài cũ:
— Kiểm tra 3 HS.
— GV nhận xét chung.
Bài mới:
Giới thiệu:
Để giúp các em khắc sâu kiến thức về từ đồng nghĩa, bài học hôm nay sẽ đưa ra một số bài tập để các em luyện tập. Sau đó, các em vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa để viết đoạn văn sao cho sinh động, hấp dẫn.
Hướng dẫn HS làm BT
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu của BT1
—GV giao việc:
Các em đọc đoạn văn đã cho.
Tìm những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn đó. Em nhớ dùng viết chì gạch dưới những từ đồng nghĩa trong SGK.
— Cho HS làm bài
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Những từ đồng nghĩa là : mẹ, u, bu, bầm, bủ, mạ.
GV nói thêm: Tất cả các từ nói trên đều chỉ người đàn bà có con, trong quan hệ với con. Đọc âm khác nhau những nghĩa giống nhau.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu của BT2
— GV giao việc:
Các em đọc các từ đã cho.
Các em xếp các từ đã cho thành các từ đồng nghĩa.
— Cho HS làm việc (HS có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm).
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Các nhóm từ đồng nghĩa như sau:
— bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
— lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
— vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu của BT3
— GV giao việc : Các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở BT2.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng và khen những HS viết đoạn văn hay.
Củng cố –Dặn dò:
— GV nhận xét tiết học 
— Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả.
— Chuẩn bị bài cho bài học tiếp.
HS *: làm BT1
HSTB: làm BT2
HS KG: làm BT4
—HS lắng nghe 
— 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
— HS nhận việc.
— HS làmbài cá nhân. Mỗi em dùng viết chì gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
— Một số HS trình bày kết quả.
— Lớp nhận xét.
— HS chép lời giải đúng vào vở (hoặc VBT).
— 1 HS* đọc to, lớp đọc thầm.
— HS làm việc nhóm đôi: xếp các từ đã cho thành các từ đồng nghĩa.
—đại diện nhóm lên trình bày).
— Lớp nhận xét.
— HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
— HS nhận việc 
— HS làm bài cá nhân.
— Một só HS trình bày kết quả bài làm.
— Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:
------*******------
TẬP LÀM VĂN:
Tiết 4: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU:
Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến. HS hiểu trình bày các số liệu thống kê dưới 2â hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng..
Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê số h s trong lớp theo biểu bảng.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Thu thập , xử lý thơng tin.
Hợp tác ( cùng tìm kiếm số liệu, thơng tin)
Thuyết trình kết quả
Xác định giá trị( Nhận biết được giá trị của việc làm báo cáo thống kê
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP :
 Thảo luận nhĩm, phân tích mẫu, Rèn luyện theo mẫu, trình bày 1 phút.. 
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ + một số tờ phiếu.
	— Bảng phụ.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bài cũ:
— Kiểm tra 2 HS. 
— GV nhận xét chung.
Bài mới:
Giới thiệu:
Các em đã biết thế nào là số liệu thống kê, các đọc một bảng thống kê qua tiết tập làm văn đã học. Trong tiết học tập làm văn hôm nay, các em sẽ được biết thêm về tác dụng của các số liệu thống kê, biết thống kê số liệu đơn giản và trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
Hướng dẫn HS làm BT
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
HS đọc y/c
— GV giao việc:
Trước hết các em phải đọc lại bài Nghìn năm văn hiến (tranh 16). Sau đó, các em lần lượt trả lời đầy đủ 3 yêu cầu a, b, c đề bài đặt ra.
— Cho1 HS hỏi__ 1 HS trả lời.
a/ Cho HS nhắc lại các số liệu thống kê.
H: Em hãy nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
— Cho HS làm bài.
H: Số khoa thi, tiến sĩ, trạng nguyên của từng triều đại như thế nào?
H: Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đên ngày nay là bao nhiêu?
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng của ý a:
Từ 1075 đến 1919, số khoa thi 185, số tiến sĩ: 2516.
Số khoa thi, tiến sĩ, trạng nguyên của từng triều đại là:
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lí
6
27
4
Trần
14
238
12
Hồ
2
200
1
Lê
101
978
7
Mạc
22
485
13
Nguyễn
40
588
0
Tổng cộng
185
2516
37
b/ Các số liệu thống kê được trình bày dười những hình thức nào?
— GV chốt lại đúng của ý b.
+ Các số liệu thống kê đươc trình bày dưới 2 hình thức.
Nêu số liệu (số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919), số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.)
Trình bày bảng số liệu (so sánh số tiến sĩ, số khoa thi, số trạng nguyên của các triều đại)
Cách thống kê như vậy giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, giúp người đọc có điều kiện so sánh số liệu, tránh được việc lặp từ ngữ.
H: Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì?
— GV chốt lại kết quả đúng của ý c: Các số liệu thống kê là bằng chứng hùng hồn, giàu sức thuyết phục, chứng minh răng: dân tộc Việt Nam là những dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu của BT2
— GV giao việc: Các em có nhiệm vụ thống kê HS từng tổ trong lớp theo 4 yêu cầu sau:
a/Số HS trong tổ
b/ Số HS nữ
c/ Số HS nam
d/ Số HS khá, giỏi
— Cho HS làm bài. GV chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
— Cho HS trình bày.
— GV nhận xét và khen những nhóm thống kê nhanh, chính xác.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu BT3
— GV giao việc: các em đã có những số liệu cụ thể. Nhiệm vụ của các em là trình bày kết quả thống kê bằng một bang thống kê như trogn bài Nghìn năm văn hiến. Cô sẽ phát phiếu d0ể các nhóm làm bài.
— Cho HS làm bài: GV phát phiếu đã chuẩn bị trước.
— Cho HS trình bày.
— GV nhận xét và khen nhóm thống kê nhanh, đúng, trình bày đẹp.
C.Củng cố-Dặn dò:
— GV nhận xét tiết học
— Yêu cầu HS về nhà trình bày lại bảng thống kê vào vở.
— Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
— 2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã làm trong tiết tập làm văn trước.
— HS lắng nghe 
— 1 HSTB+ đọc to, lớp lắng nghe.
— HS đọc bài Nghìn năm văn hiến.
— Một số HS nhắc lại.
Từ 1075 đến 1919, số khoa thi :185, số tiến sĩ: 2516
— HS lần lượt trả lời
— Lớp nhận xét bổ sung.
— Một số HS trả lời.
— Lớp nhận xét.
— HS trình bày.
— Lớp nhận xét.
— HS lần lượt trả lời.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
— HS nhận việc.
— HS làm bài theo nhóm.
— Đại diện các nhóm lên dán phiếu kết quả bài làm trên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS* đọc to, lớp lắng nghe.
— HS làm bài theo nhóm.
— Đại diên nhóm dán bảng thống kê của nhóm mình lên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:
------*******------
Hướng dẫn Tiếng Việt: ƠN LUYỆN VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
 Củng cố mở rộng hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc, biết những những câu thơ, câu ca dao ca ngợi về vẻ giàu đẹp của đất nước Việt Nam.
Xếp được nhóm từ đồng nghĩa về những người trong gia đình vào nhóm thích hợp
 Gd HS tình yêu đồng bào, yêu quê hương, đất nước, yêu thương những người trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Vở BT trác nghiệm ,Thẻ A B C
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ơn kiến thức : Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD
 2. Ơn luyện:
-Bài 4/trang 7;
HS làm trong vở( gạch bỏ từ khơng đồng nghĩa với những từ cịn lại: tổ tiên, phong cảnh, dân tộc, nhân dân)
- Bài 5/ 7
 HS ghi dáp án đúng lên bảng con: A B D
-Bài 12/10:
2 đội : 4 bạn/đội Thi tiếp sức: 
Lần lượt mỗi bạn lên nối một từ ở cột A với 1 từ đồng nghĩa ở cột B. Đội nào nối đúng và nhanh thì chiến thắng.
-Bài 13 /10: 
 Làm vào vở: Xếp các cặp từ đồng nghĩa.
3.Củng cố - Dặn dị.
________________________________________________________________________
Rút kinh nghiệm:
------*******------
Hướng dẫn Tiếng Việt: ƠN LUYỆN TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
 1.Biết phát hiện những hình ảnh uy nghi tráng lệ trong bài Rừng trưa và trình tự tả cảnh trong bài Chiều tối. 
2.Phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu văn.Từ những điều đã thấy khi quan sát, biết lập dàn ý chi tiết tả cảnh đó.
 Biết chuyển một phần trong dàn y tảù cảnh một buổi trong ngày thành một đoạn văn tả cảnh.
3.GD hs TY thiên nhiên, yêu quê hương , đất nước.Từ đĩ cĩ ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
__ Vở Bài tập trắc nghiệm:	
— Những ghi chép chủa HS đã có khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
— Bút dạ + phiếu khổ to. Thẻ A B 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài 7/8:
HS ghi đáp án đúng vào bảng: A C D
Bài 8/8: 
HS đưa thẻ D
Bài 9/9: Thẻ A
Bài 10/9:
1 HS đọc bài văn- Trao đổi theo nhĩm 4. Tìm nội dung chính của đoạn văn
HS đưa thẻ chọn ý D 
Bài 11/10:
1 HS đọc y/c- Trao đổi theo nhĩm 2. Tìm HS đưa thẻ chọn ý A B 
IIICỦNG CỐ - DẶN DỊ:
________________________________________________________________________
Rút kinh nghiệm:
------*******------

Tài liệu đính kèm:

  • docTV.doc