Giáo án Tập đọc - Tiết 38: Người công dân số 1 (tt)

Giáo án Tập đọc - Tiết 38: Người công dân số 1 (tt)

TẬP ĐỌC:

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1 (tt).

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết đọc văn kịch (các yêu cầu cụ thể như ở tiết đọc trước).

2. Kĩ năng: - Hiểu nội dung ý nghĩa phần 2 của trích đoạn kịch: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước, trích đoạn ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của anh.

3. Thái độ: - Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Bảng phụ viết sẵn đaọn kịch luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Tiết 38: Người công dân số 1 (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 	 TẬP ĐỌC: 
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1 (tt). 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết đọc văn kịch (các yêu cầu cụ thể như ở tiết đọc trước).
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung ý nghĩa phần 2 của trích đoạn kịch: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước, trích đoạn ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của anh.
3. Thái độ: 	- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ viết sẵn đaọn kịch luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. BÀI CŨ: Người công dân số 1.
Gọi 3 học sinh kiểm tra đóng phân vai: Người dẫn truyện anh Thành, anh Lê đọc trích đoạn kịch (phần 1)
Tìm câu hỏi thể hiện sự day dứt trăn trở của anh Thành đối với dất nước.
Đại ý của phần 1 vở kịch là gì? 
C.BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài mới: Người công dân số 1 (tt).
	Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần 2 của vở kịch “Người công dân số 1”.
2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc trích đoạn.
Giáo viên chia trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  say sóng nữa”.
Đoạn 2: “Có tiếng  hết”.
Giáo viên kết hợp sửa sai những từ ngữ học sinh phát âm chưa chính xác và luyện đọc cho học sinh các từ phiên âm tiếng Pháp như tên con tàu: La-tút-sơ-tơ-re-vin, r-lê-hấp
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu thêm các từ nêu thêm mà các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.
3: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, bút đàm.
Yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ đoạn trích để trả lời câu hỏi nội dung bài.
Em hãy tìm sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành qua cách thể hiện sự nhiệt tình lòng yêu nước của 2 người?
Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước, cứu dân được thể hiện qua những lời nói cử chỉ nào?
Em hãy gạch dưới những câu nói trong bài thể hiện điều đó?
Em hiểu 2 câu nói của anh Thành và anh Lê là như thế nào về cây đèn.
Giáo viên chốt lại: Anh Lê và anh Thành đều là những công dân yêu nước, có tinh thần nhiệt tình cách mạng. Tuy nhiên giữa hai người có sự khác nhau về suy nghĩ dẫn đến tâm lý và hành động khác nhau.
Người công dân số 1 trong vở kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
Giáo viên chốt lại: Với ý thức là một công dân của nước Việt Nam, Nuyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước rồi lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước.
Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại xứng đáng được gọi là “Công dân số 1” của nước Việt Nam.
4.Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
Để đọc diễn cảm trích đoạn kịch, em cần đọc như thế nào?
Cho học sinh các nhóm đọc diễn cảm theo các phân vai.
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài.
Xem lại bài.
Chuẩn bị bài:Thái sư Trần Thủ Độ
Nhận xét tiết học 
Hát 
3Học sinh đọc + trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 HSKG đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.(4HS/ 2 lượt)
Nhiều học sinh luyện đọc.
1 HS* đọc từ chú giải.
Cả lớp đọc thầm, các em có thể nêu thêm từ khác (nếu có).
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời.
HSK nêu câu trả lời:
+VD: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên có lòng yêu nước nhưng giữa họ có sự khác nhau: Anh Lê: có tâm lý tự ti, cam chịu, cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối trước sức mạnh của quân xâm lược.
+ Anh Thành: không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn là con đường cứu nước, cứu dân.
HSG :Thể hiện qua các lời nói, cử chỉ.
+ Lời nói “Để giành lại non sông về cứu dân mình”.
+ Cử chỉ: “Xoè hai bàn tay ra chứ đâu?”
+ Lời nói “Làm thân nô lệ  sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ!”
Học sinh trao đổi với nhau từng cặp rồi trả lời câu hỏi.
VD: Anh Lê muốn nhắc đến cây đèn là mục đích nhắc anh Thành nhớ mang theo đèn để dùng vì tài sản của anh Thành rất nghèo, chỉ có sách vở và ngọn đèn Hoa Kì.
Anh Thành trả lời anh Lê về cây đèn có hàm ý là: đèn là ánh sáng của đường lối mới, có tác dụng soi đường chỉ lối cho anh và toàn dân tộc.
Người công dân số 1 chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh.
HSG Có thể gọi Bác Hồ là như vậy vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam, độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Nguyễn Tất Thành, với ý thức này, anh Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Em phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, ngắt giọng, nhả giọng ở các câu hỏi.
VD: Lấy tiền đâu mà đi? Tiền ở đây chứ đâu?
Học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm phân vai theo nhân vật.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh trao đổi nhóm rồi trình bày.
VD: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước.
	Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTĐ 38.doc