Giáo án Tập đọc tuần 17: Ca dao về lao động sản xuất

Giáo án Tập đọc tuần 17: Ca dao về lao động sản xuất

Môn: Tập đọc

Bài: Ca dao về lao động sản xuất

I. Mục tiêu:

- Ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát.

- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

- Học sinh trả lời được các câu hỏi SGK.

- Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.

II. Chuẩn bị:

- ĐDDH: Tranh minh họa bài đọc SGK.

- Dụng cụ học tập: SGK; các nhóm sưu tầm tranh, ảnh về cảnh cấy cày.

 

doc 2 trang Người đăng nkhien Lượt xem 5305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 17: Ca dao về lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc
Bài: Ca dao về lao động sản xuất
I. Mục tiêu:
- Ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Học sinh trả lời được các câu hỏi SGK.
- Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Dụng cụ học tập: SGK; các nhóm sưu tầm tranh, ảnh về cảnh cấy cày.
III. Các hoạt động dạy – học:
Các bước:
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
1. Ổn định:
2. KT bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Gọi HS đọc bài: “ Ngu Công xã Trịnh Tường”.
- Nhận xét cho điểm.
- Giới thiệu bài trực tiếp.
Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp giảng từ ngữ.
- Đọc mẫu diễn cảm cả 3 bài ca dao.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
 + Tìm những hình ảnh nói lên nổi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
 + Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
 + Tìm những câu ứng với mỗi nội dung ( a, b, c).
Hướng dẫn HS Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc lại bài ca dao.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3 bài ca dao.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét tuyên dương.
- Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
(2-3 bài ca dao).
- Nhận xét tuyên dương.
- Gọi HS nêu nội dung chính 3 bài ca dao.
- Giáo dục, liên hệ thực tiễn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị tiết học sau.
- Hát.
- 03 HS đọc cá nhân kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
- Lắng nghe.
- 03 HS khá tiếp nối đọc 3 bài ca dao.
- Từng tốp 3 HS tiếp nối đọc 3 bài ca dao ( 3 lượt).
- Quan sát tranh theo hướng dẫn GV và nêu nội dung tranh.
- Luyện đọc theo cặp.
- 01 HS đọc lại cả 3 bài ca dao.
- Lắng nghe.
 + Nổi vất vả: Cày đồng buổi trưa. Mồ hôi như mưa ruộng cày; bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
 + Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề: trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm; trông cho chân cứng, đá mềm; trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
 + Công lênh chẳng quản lâu đâu. Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng.
 + Nội dung a: Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tất đất tất vàng bấy nhiêu.
 + Nội dung b: Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất:
Trông cho chân cứng đà mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
 + Nội dung c: Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
- 03 HS tiếp nối đọc 3 bài ca dao.
- Luyện đọc theo cặp.
- 05 đến 7 HS.
- Luyện đọc thuộc lòng.
- Xung phong đọc thuộc lòng trước lớp.
- 02 HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docCA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.doc