Giáo án Tập làm văn 5 - Bài: Làm biên bản cuộc họp

Giáo án Tập làm văn 5 - Bài: Làm biên bản cuộc họp

BÀI SOẠN THỰC HÀNH THI GVG CẤP HUYỆN ( VÒNG 2 )

BUỔI SÁNG ( Tiết 2 ) : TẬP LÀM VĂN

 LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I- MỤC TIÊU:

 - HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản; trường hợp cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản

 - Biết những điều cần ghi vào biên bản cuộc họp.

 - Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.

 * Trọng tâm: HS biết phân biệt một lá đơn với một biên bản cuộc họp và nắm những điều cần ghi vào biên bản cuộc họp.

II- CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ, phiếu học tập viết nội dung câu a ( phần nhận xét ) và BT2.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

 - HS làm một lá đơn xin phép nghỉ học theo mẫu.

 + HS đọc, lớp nhận xét – cho điểm.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 - Bài: Làm biên bản cuộc họp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn thực hành thi gvg cấp huyện ( vòng 2 )
Buổi sáng ( Tiết 2 ) : Tập làm văn
 Làm biên bản cuộc họp
I- Mục tiêu:
 - HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản; trường hợp cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản
 - Biết những điều cần ghi vào biên bản cuộc họp.
 - Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
 * Trọng tâm: HS biết phân biệt một lá đơn với một biên bản cuộc họp và nắm những điều cần ghi vào biên bản cuộc họp.
II- Chuẩn bị:
 - Bảng phụ, phiếu học tập viết nội dung câu a ( phần nhận xét ) và BT2.
III- Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
 - HS làm một lá đơn xin phép nghỉ học theo mẫu. 
 + HS đọc, lớp nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới: (32 phút )
 a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
 - ở lớp 4, các em đã được học cách Làm một lá đơn theo mẫu. Hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu thêm cách Làm biên bản một cuộc họp và phân biệt xem Làm biên bản một cuộc họp khác Làm một lá đơn như thế nào nhé!
 b. Phần nhận xét: ( 12 phút )
 - Một học sinh đọc nội dung BT1. Một học sinh đọc yêu cầu của BT2.
 + GV giao cho mỗi bàn một lá đơn Xin phép nghỉ học để so sánh 
 + HS đọc, trao đổi cùng bạn, trả lời lần lượt 3 câu hỏi của BT2.
 - Một vài đại diện trình bày kết quả trao đổi trước lớp. GV nhận xét, kết luận:
 ( a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì ?
 + Chi đội ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất
 ( b) Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu đơn ?( GV cho HS làm phiếu nhóm 2)
 + Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
 + Khác: biên bản không có tên nơi nhận ( kính gửi ) ; thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
 * Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn ? 
 + Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
 + Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí, không có lời cảm ơn như đơn.
 ( c) Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản
 + Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự ; chủ toạ, thư ký, nội dung họp chữ ký của chủ tịch và thư ký
* Ghi nhớ : Rút ra phần ghi nhớ. 
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ. HS nhắc lại.
 c. Luyện tập: ( 16 phút ) 
 Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1. HS trao đổi cùng bạn theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
 +Một số em trả lời miệng, lớp nhận xét – GV chốt ý đúng.
 *Trường hợp cần ghi biên bản:
 (a). Đại hội liên đội: Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
 ( b). Bàn giao tài sản: Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng. 
 (e). Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông và (g). Xử lí việc xây dựng nhà trái phép: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
 *Trường hợp không cần ghi biên bản: 
 (b) Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử: Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì ghi lại để làm bằng chứng.
 (d) Đêm liên hoan văn nghệ: Đây chỉ là sinh hoạt vui, không có điều gì ghi lại để làm bằng chứng.
 Bài tập 2 : Đặt tên cho các biên bản ghi ở BT1. ( GV giao phiếu cho HS thảo luận theo nhóm đôi) 
 - HS báo cáo kết quả. 
 - HS và GV nhận xét bổ sung thống nhất tên từng biên bản .
 Ví dụ: Biên bản đại hội liên đội, Biên bản bàn giao tài sản, Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông, Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
 d. Củng cố – dặn dò: (3 phút ) 
 - GV nhận xét tiết học 
 - Dặn HS ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp, nội dung ghi biên bản cuộc họp, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doclam bien ban cuoc hop.doc