Giáo án Tập làm văn 5 học kì 2

Giáo án Tập làm văn 5 học kì 2

Bài dạy: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

(Dựng đoạn mở bài)

I.Mục tiêu:

1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.

2. Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu trực tiếp và gián tiếp.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết hai kiểu mở bài đã học ở lớp 4.

- Bút dạ và giấy khổ to để làm bài tập 2.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1.Kiểm tra bài cũ:

2.Bài mới:

 

doc 67 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1763Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Môn: Tập làm văn Tiết: 37 Ngày dạy:
Bài dạy: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn mở bài)
I.Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu trực tiếp và gián tiếp.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết hai kiểu mở bài đã học ở lớp 4.
Bút dạ và giấy khổ to để làm bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1’
14’
16’
3’
a.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b.Nội dung:
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
Tiến hành: 
Bài 1/12:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1.
-GV yêu cầu HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu- chỉ ra sự khác nhau giữa hai cách mở bài a và mở bài b.
-GV và HS nhận xét, chốt ra kết luận.
Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
Mục tiêu: Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu trực tiếp và gián tiếp.
Tiến hành: 
Bài 2/12:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài:
+Hướng dẫn HS chọn đề văn để viết đoạn mở bài.
+Suy nghĩ, hình thành ý cho đoạn mở bài.
+Viết hai đoạn mở bài cho đề văn đã chọn.
-Gọi HS tiếp nối nhau nói tên đề bài em chọn.
-GV cho HS viết đoạn mở bài vào vở. Phát 2 tờ giấy khổ to và bút dạ để 2 HS làm bài trên phiếu.
-GV và HS sửa bài, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
-Gọi HS nhắc lại kiến thức vè hai đoạn mở bài.
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đã viết đoạn mở bài hay.
-HS nhắc lại đề.
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS làm việc cá nhân.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu.
-HS làm việc cá nhân.
-2 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần 19 Môn: Tập làm văn Tiết: 38 Ngày dạy:
Bài dạy: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn kết bài)
I.Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết kiến thức đã học về hai kiểu kết bài.
Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 2,3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)
-Gọi 2 HS đọc lại các đoạn mở bài đã làm ở tiết trước.
-GV nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1’
14’
16’
3’
a.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b.Nội dung:
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
Tiến hành: 
Bài 1/14:
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
-GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
-Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến – chỉ ra sự khác nhau giữa kết bài a và kết bài b.
-GV nhận xét và rút ra kết luận.
-Gọi 2 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
Mục tiêu: Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng.
Tiến hành: 
Bài 2/14:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS đọc lại 4 đề văn ở bài tập 2/12 tiết 37.
-GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
-Gọi HS tiếp nối nhau nói tên bài mà em đã chọn.
-GV yêu cầu HS viết đoạn kết bài vào vở. Phát bút dạ và giấy khổ to cho 2-3 HS làm bài.
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết, yêu cầu các em nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hay không mở rộng.
-GV và cả lớp nhận xét, góp ý.
-GV gọi những HS làm bài trên giấy, lên dán bài trên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV cùng phân tích, nhận xét đoạn viết.
3.Củng cố, dặn dò: 
-Goị HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà viết lại đoạn văn.
-HS nhắc lại đề.
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-Phát biểu ý kiến.
-2 HS.
-1 HS.
-1 HS.
-Phát biểu ý kiến.
-Làm bài vào vở.
-Trình bày kết quả làm việc.
-2 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
LÀM VĂN: 	 
TẢ NGƯỜI (KIỂM TRA VIẾT) 	
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nắm cách trình bày một bài văn tả người.
2. Kĩ năng: 	- Dựa trên kết quả của những tiết tập làm văn tả người đã học, học sinh viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng, dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng yêu quý mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Một số tranh ảnh về nội dung bài văn.
+ HS: SGK, vở
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
13’
20’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập dựng đoạn kết bài trong đoạn văn tả người.
Giáo viên nhắc lại một số nội dung chính để dựng đoạn kết bài và nhắc nhở điểm lưu ý khi viết đoạn kết bài.
3. Giới thiệu bài mới: Viết bài văn tả người.
Tiết học hôm nay các em sẽ viết toàn bộ một bài văn tả người theo một trong bốn để đã nêu trong SGK.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
Phương pháp: Phân tích, giảng giải.
Giáo viên mời học sinh đọc 4 đề bài trong SGK.
Giáo viên gợi ý: Em cần suy nghĩ để chọn được trong bốn đề văn đã cho một đề hợp nhất với mình. Em nên chọn một nghệ sĩ nào mà em hâm mộ nhất và đã được xem người đó biểu diễn nhiều lần, nên chọn nhân vật em yêu thích trong các truyện đã đọc.
Sau khi chọn đề bài em suy nghĩ, tự tìm ý, sắp xếp thành dàn ý, rồi dựa vào dàn ý đã xây dựng được em viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
Phương pháp: Thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài văn.
Giáo viên thu bài cuối giờ.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét tiét làm bài của học sinh.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc.
Học sinh theo dõi lắng nghe.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh viết bài văn.
Đọc bài văn tiêu biểu.
Phân tích ý hay.
LÀM VĂN:	 
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho một hoạt động tập thể quen thuộc.
2. Kĩ năng: 	- Qua việc lập chương trình hoạt động , rèn luyện óc tổ chức và ý thức tập thể.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo lập chương trình.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Bảng phụ viết tên 3 phần chính của chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
 - Giấy khổ to 
+ HS: - Bút dạ và một số tờ giấy khổ to, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
14’
12’
4’
 1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Viết bài văn tả người.
Giáo viên chấm vở của 3, 4 học sinh làm bài 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Lập chương trình hoạt động.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập .
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
 Bài 1:	
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên yêu cầu 1, 2 học sinh đọc mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
 Bài 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
+ Buổi họp lớp bàn việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là để làm gì?
( Giáo viên gắn bảng tờ giấy đã viết:
1. Mục đích:
Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.)
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Các công việc đó được phân công ra sao?
+ Kết quả buổi liên hoan thế nào?
 ( Giáo viên gắn bảng tờ giấy đã viết:
 2. Công việc, phân công:
Mua hoa, bánh kẹo, hoa quả, nượn lọ hoa, chén đĩa, bày biện: bạn 
Trang trí: bạn 
Ra báo: bạn 
Các tiết mục:
 + Kịch câm: bạn 
 + Kéo đàn: bạn 
 + Đồng ca: cả lớp)
GV gắn tên phần tiếp của bản chương trình hoạt động ( 3. Tiến hành buổi lễ: Để đạt được kết quà của buổi liên hoan tốt đẹp như đã thất trong bài Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng đã cùng các bạn lập một chương trình hoạt động rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người. Tuy nhiên, là một chuyện viết theo hướng chú trọng kể những chi tiết nổi bật nên có những phần chưa thể hiện rõ trong bài. Nhiệm vụ của các em: tưởng tượng  ... ết đề nghị
Ban Giám hiệu Nhà trường chấp nhận
đơn xin học của con gái chúng tôi là	 Kí tên : Nguyễn Thu Hương
cháu Nguyễn Thu Hương.	
Xin chân thành cảm ơn Nhà trường.
Kí tên : Nguyễn Thanh Hùng
 v Hoạt động 3: Viết đơn xin đổi lớp.
Giáo viên hỏi học sinh:
	+ Theo yêu cầu của bài tập, em phải giả thiết mình là một học sinh như thế nào?
	+ Em viết đơn để bày tỏ nguyện vọng gì?
	+ Đơn xin chuyển lớp về cơ bản viết theo mẫu đơn xin học song vẫn có những điểm khác nhau. Đó là những điểm nào?
Giáo viên yêu cầu 1, 2 học sinh trình bày miệng nội dung đơn.
Giáo viên phát mẫu đơn cho từng học sinh làm bài. Nếu không có mầu đơn, các em viết vào vở.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm một số bài viết.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2003
ĐƠN XIN CHUYỂN LỚP
Kính gửi Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Kim Liên
Tên em là : Nguyễn Thu Hương
Nam, nữ : Nữ
Sinh ngày : 12 – 6 – 1988
Địa chỉ thừng trú : Nhà 70, đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Học sinh lớp : 6c
	Em làm đơn này xin trình bày với Ban Giám hiệu Nhà trường một việc như sau : Hiện nay em được xếp vào lớp học tiếng Anh
nhưng ở trường Tiểu học, em đã học tiếng Pháp từ lớp 2. Vì vậy, em viết đơn này đề nghị Ban Giám hiệu xét cho em được chuyển sang lớp học tiếng Pháp. 
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh	 Người làm đơn
Chúng tôi tha thiết kính mong
Ban Giám hiệu Nhà trường cho cháu
Thu Hương được chuyển sang lớp học	 Kí tên : Nguyễn Thu Hương
tiếng Pháp vì cháu đã theo học lớp
tiếng Pháp từ lớp 2 ở trường Tiểu học.
Xin chân thành cảm ơn Nhà trường.
Kí tên : Nguyễn Thanh Hùng
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại các bài Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 5, tập một : Từ đồng nghĩa (tr.8), Từ đồng âm (tr.59), Từ nhiều nghĩa (tr.77) để chuẩn bị ôn tập tiết 5.
 + Hát 
Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp các đoạn, bài văn thơ khác nhau.
Cả lớp đọc thầm lá đơn.
1 học sinh điền miệng lá đơn.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh làm bài cá nhân – viết bằng bút chì vào SHS, hoặc điền vào phiếu (nếu có).
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lá đơn.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
	+ Em là học lớp 6 của một trường Trung học cơ sở; lớp này học tiếng Anh nhưng ở trường Tiểu học, em học tiếng Pháp từ lớp 2.
	+ Xin Ban Giám hiệu Nhà trường cho em đổi sang lớp học tiếng Pháp.
	+ Khác ở tên đơn – Đơn xin chuyển lớp.
	+ Nên bỏ một vài mục : Trường Tiểu học, Tốt nghiệp tiểu học loại, Sinh tại, Quê quán.
Nội dung đơn – xin chuyển từ lớp học tiếng Anh sang lớp học tiếng Pháp.
	Em làm đơn này xin trình bày với Ban Giám hiệu Nhà trường một việc như sau: Hiện nay em được xếp vào lớp học tiếng Anh nhưng ở trường Tiểu học, em đã học tiếng Pháp từ lớp 2. Vì vậy, em viết đơn này đề nghị Ban Giám hiệu xét cho em được chuyển sang lớp học tiếng Pháp. Em xin trân trọng cảm ơn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc đơn.
Cả lớp nhận xét.
LÀM VĂN:
TIẾT 2. R
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm khả năng đọc thuộc lòng của học sinh.
	- Biết lập bảng thống kê dựa vào các số liệu đã cho. Qua bảng thống kê, biết rút ra những nhận xét đúng.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, lập bảng thống kê và nêu nhận xét.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: 	- Bút dạ + 4, 5 tờ giấy trắng khổ to (khong kẻ bảng thống kê) để học sinh tự lập (theo yêu cầu của BT2).
	- 3, 4 tờ phiếu phôtô nội dung BT3.
 + HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1’
3’
37’
7’
15’
15’
1’
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng.
Giáo viên chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của học sinh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 v Hoạt động 2: Dựa vào các số liệu đã cho, lập bảng thống kê 
Giáo viên hỏi học sinh:
	+ Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục của nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
	+ Bảng thống kê cần lập gồm mấy cột?
Giáo viên phát bút dạ + giấy trắng khổ to cho 4, 5 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Giáo viên chấm điểm một số bài làm tốt.
Giáo viên hỏi học sinh: So sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệt kê trong SGK, em thấy có điểm gì khác nhau?
Lời giải
Năm học
Số trường
Số
phòng học
Số
học sinh
Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người
1998 – 1999
13.076
199.310
10.250.214
16.1%
1999 – 2000
13.387
206.849
10.063.025
16.4%
2000 – 2001
13.738
212.419
9.751.413
16.9%
2001 – 2002
13.897
216.392
9.311.010
17.5%
v Hoạt động 3: Quan bảng thống kê, em rút ra những nhận xét gì? Chọn những nhận xét đúng.
Giáo viên phát riêng bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải
a) Số trường tiểu học mỗi năm tăng hay giảm?	a1) Tăng
b) Số học sinh tiểu học mỗi năm tăng hay giảm?	b2) Giảm
c) Diện tích phòng học dành cho học sinh mỗi năm một tăng 
hay giảm?	c1) Tăng
d) Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người mỗi năm một tăng hay giảm?	d1) Tăng
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu những học sinh làm BT2 chưa đúng về nhà lập lại vào vở bảng thống kê; chuẩn bị học tiết 3 bằng cách đọc lại các bài về Câu ghép, Cách nối các vế câu ghép, Nối các vế câu ghép bằng QHT (tr.8, 14, 23, 36, 42, 48, 57, 69 Tiếng Việt 5, tập hai).
 + Hát 
Lần lượt từng học sinh đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
	+ Số trường – Số phòng học – Số học sinh – Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
	+ Gồm 5 cột. Đó là các cột sau: Năm học – Số trường – Số phòng học – Số học sinh – Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
Học sinh là việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – các em tự lập bảng thống kê vào vở hoặc trên nháp.
Những học sinh làm bài trên giấy trình bày bảng thống kê. 
Cả lớp nhận xét.
Bảng thống kê đã lập cho thấy một kết quả có tính so sánh rất rõ rệt giữa các năm học.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Học sinh đọc kĩ từng câu hỏi, xem bảng thống kê đã lập ở BT2, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong SGK.
Những học sinh làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
LÀM VĂN:
TIẾT 4. R
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm khả năng đọc thuộc lòng của học sinh.
2. Kĩ năng: 	- Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: 	- Phiếu phôtô mẫu của biên bản họp đủ phát cho từng học sinh. Nếu không có điều kiện có thể viết lên bảng. Học sinh xem mẫu, làm biên bản vào vở.
 + HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1’
1’
37’
17’
20’
1’
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng.
Giáo viên kiểm tra khả năng học thuộc lòng của học sinh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 v Hoạt động 2: Tưởng tượng mình là thư kí trong cuộc họp của các chữ viết, viết biên bản cuộc họp ấy.
Giáo viên kiểm tra học sinh đọc câu hỏi tìm hiểu bài Cuộc họp của chữ viết (tr.45), Tập tổ chức cuộc họp (tr.46) (Tiếng Việt 3, tập một). Phát phiếu cho từng học sinh làm bài (hoặc mở bảng phụ đã viết một mẫu biên bản – học sinh làm biên bản vào vở hoặc viết trên nháp.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm một số bài.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2003
BIÊN BẢN BÀN VIỆC GIÚP BẠN
(Lớp 5c)
- Nội dung : Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết chấm câu.
- Các thành viên : các chữ cái và dấu câu.
Chủ toạ : bác chữ A
Thư kí : chữ C
- Mục đích : giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu.
- Tình hình hiện nay : Hoàng không biết đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý đến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
- Cách giải quyết, phân công việc : Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phảt đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
 Người lập biên bản kí	 Chủ toạ kí
	 Chữ C	 	Chữ A
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở biên bản cuộc họp; tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK.
 + Hát 
Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp các khổ thơ, bài thơ hoặc một đoạn văn (trích Thư gửi các học sih) cần thuộc lòng theo yêu cầu trong SGK.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài (lệnh + văn bản “Cuộc họp của chữ viết”).
Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc biên bản.
Cả lớp nhận xét.
Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV HKII.doc