Giáo án Tập làm văn 5 tuần 13 đến 18

Giáo án Tập làm văn 5 tuần 13 đến 18

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

(Tả ngoại hình)

I)Mục tiêu :

1/ KT, KN :

- Nêu được chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).

- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thương gặp (BT2).

2/ TĐ : Biết quan tâm, thể hiện tình cảm đối với người tả.

II) Chuẩn bị :

-Bảng phụ hay giấy khổ to ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà( bài Bà tôi); của nhân vật Thắng ( bài Chú bé vùng biển)

-Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người

-Hai tờ giấy khổ to và bút dạ để HS viết dàn ý , trình bày trước lớp

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 tuần 13 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Tiết 25	Ngày dạy: / /
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I)Mục tiêu :
1/ KT, KN : 
- Nêu được chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thương gặp (BT2).
2/ TĐ : Biết quan tâm, thể hiện tình cảm đối với người tả.
II) Chuẩn bị :
-Bảng phụ hay giấy khổ to ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà( bài Bà tôi); của nhân vật Thắng ( bài Chú bé vùng biển)
-Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người
-Hai tờ giấy khổ to và bút dạ để HS viết dàn ý , trình bày trước lớp
III)Các hoạt động dạy -học:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra bài tập về nhà: quan sát và ghi lại kết quả quan sát về ngoại hình của một người em thường gặp
-GV chấm vở 3 HS
-3 HS nạp vở
2. Bài mới:
 HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
 HĐ 2 : HD HS luỵện tập: 27-29’
Bài 1:
-GV chia nhóm: nhóm lẻ làm bài 1a, nhóm chẵn làm bài 1b, rồi phát giấy bút
-2 HS đọc BT1
-HS đọc yêu cầu bài tập của nhóm mình
 +Nhóm lẻ:
 Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
 Tóm tắt các chi tiết ở từng câu
 Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
*Tả mái tóc của bà qua con mắt quan sát của một cậu bé 3 tuổi.
* Câu1: gt bà; câu 2 : tả khái quát mái tóc; câu 3: Tả độ dày của mái tóc.
* Quan hệ chặt chẽ với nhau,câu sau làm rõ cho câu trước.
+Nhóm chẵn:
 Đoạn văn sau tả những đặc điểm nào về ngoại hình của Thắng?
 Những đặc điểm đó cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
-Gv chốt lại các ý kiến đúng
*Tả chiều cao, nước da, thân hình, cặp mắt, cái miệng,cái trán dô.
...Thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
-HS làm việc theo nhóm
-HS trình bày ý kiến
-Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Khi tả nhân vật ta cần phải tả như thế nào?
- Ta cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu , những chi tiết đó có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau
- Ta cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu , những chi tiết đó có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau
*Bài 2:
-GV nhắc lại yêu cầu
-GV theo dõi
-Hs đọc BT2
-HS rà soát lại kết quả quan sát đã chuẩn bị.
-1 số HS trình bày kết quả
-GV đưa bảng phụ có ghi sẵn dàn ý khái quát của bài văn tả người
-HS làm bài vào vở
-2 HS trình bày dàn ý đã lập
-Cả lớp nhận xét , bổ sung
-GV theo dõi
-GV nhận xét, tuyên dương các em làm dàn ý hay
 3)Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn về nhà hoàn chỉnh dàn ý.Chuẩn bị cho tiết TLV sau
-HS lắng nghe
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
Tiết 26	Ngày dạy: / /
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu :
1/ KT, KN : Viết được đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
2/ TĐ : Biết thể hiện thái độ, tình cảm đối với người tả.
II. Chuẩn bị :
-Bảng phụ viết yêu cầu của BT1
-Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp ; kết quả quan sát và ghi chép 
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu :
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
 Hãy trình bày dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp 
-2 HS trình bày
2,Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: 27-29’
-2 HS đọc đề bài và phần gợi ý ở SGK
GV giao việc: Các em xem lại dàn ý , chọn phần thân bài của dàn ý rồi chuyển thành đoạn văn
-Gv theo dõi và lưu ý HS : có thể viết 1 đoạn văn tả một số nét hay 1 nét tiêu biểu về ngoại hình
-Hs tự làm bài để chuyển đoạn dàn ý thành đoạn văn
-1 số HS đọc đoạn văn mình viết
-Cả lớp nhận xét
-Gv nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay
-GV chấm điểm 1 số đoạn văn hay
3)Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về hoàn chỉnh đoạn văn vừa viết.Chuẩn bị cho tiết TLV “ Luyện tập làm biên bản buổi họp”
-HS lắng nghe
TUẦN 14
Tiết 27	Ngày dạy: / /
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu :
1/ KT, KN :
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung biên bản (ND Ghi nhớ).
- Xác định trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III) ; biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2)
2/ TĐ : Thái độ nghiêm túc trong khi họp.
- GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản)
- Tư duy phê phán
II. Chuẩn bị :
-Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học; 3 phần chính của biên bản một cuộc họp 
-Bảng phụ ghi BT2
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
GV mời 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình một người em thường gặp đã viết lại
-2 HS trình bày
2,Bài mới:
HĐ1)Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2)Phần nhận xét: 12-13’
-GV theo dõi
-1 HS đọc biên bản đại hội chi đội ở SGK
-1 HS đọc BT2
Hãy trao đổi theo cặp để trả lời BT2 ?
-HS trao đổi
-1 số HS phát biểu ý kiến
/để lưu lại toàn bộ nội dung của Đại hội chi đội
 b/giống:có quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm
 c/khác: có tên đơn vị, đoàn thể tổ chức cuộc họp
- 1 số HS trình bày
-Cả lớp nhận xét, bổ sung
-GV chốt lại các ý chính 
HĐ 3)Phần ghi nhớ: 1-2’
- HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
- 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ không nhìn SGK
HĐ 4)Luyện tập: 14-15’
*Bài 1:
-HS đọc BT1
- Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? Vì sao?
-GV đưa bảng phụ có ghi BT1
- GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản)
Gv kết luận: đó là những trường hợp: a,c,e,g
-HS trao đổi theo cặp
-Đại diện các nhóm lên khoanh tròn chữ cái trước trường hợp cần ghi biên bản và giải thích lý do
*Bài 2:
Hãy đặt tên cho các biên bản ở Bài 1
-GV chốt lại những ý kiến đúng
 3)Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Nhớ lại nội dung một buổi họp của tổ hay lớp để chuẩn bị làm biên bản
-HS đọc BT2
-HS suy nghĩ rồi phát biểu. Ví dụ:
Biên bản đại hội chi đội
Biên bản bàn giao tài sản
Biên bản xử lý vi phạm luật lệ giao thông
-HS lắng nghe
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
Tiết 28	Ngày dạy: / /
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu :
1/ KT, KN : Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK
1/ TĐ : Thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.
GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề 
- Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp)
- Tư duy phê phán
II. Chuẩn bi :
-Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
1,-Kiểm tra bài cũ: 4-5’
-GV nhận xét , ghi điểm
-3 HS nhắc lại các phần của biên bản một cuộc họp
2. Bài mới:
HĐ 1)Giới thiệu bài: 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2)HD HS làm bài tập: 28-29’
GV ghi đề bài : Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hay chi đội em
-HS đọc đề bài và phần gợi ý
-GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS: Em chọn viết biên bản cuộc họp nào? Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì?
- 1 số HS trả lời
- Gv dán tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3
-HS đọc
- GV theo dõi
GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề 
- Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp)
- HS làm việc theo nhóm rồi cử đại diện trình bày biên bản
-Lớp nhận xét
-GV chấm điểm những biên bản viết tốt
 3)Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
TUẦN 15
Tiết 29	Ngày dạy: / /
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động )
I. Mục tiêu : 
1/ KT, KN : 
- Nêu nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1).
- Viết một đoạn văn tả hoạt động một người (BT2)
2/ TĐ : Thể hiện tình cảm với người cần tả.
II. Chuẩn bị 
-Ghi chép của HS về hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến 
-Bảng phụ ghi sẵn lời giải của BT 1b
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
1,Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS đọc lại biên bản đã tập ghi ở tuần trước 
-GV nhận xét ,ghi điểm 
-HS đọc
2/Bài mới :
HĐ1.Giới thiệu bài : 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2.Hướng dẫn HS luyện tập: 27-29’ 
*Bài 1 
 Bài văn có mấy đoạn ? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu ?
 Hãy nêu ý chính mỗi đoạn ?
HS đọc BT1
-Bài văn gồm 3 đoạn , ý chính mỗi đoạn là :
+Tả hoạt động và ngoại hình của bác Tâm 
+Kết quả lao động của bác Tâm 
+Hoạt động và ngoại hình của bác Tâm khi bác đứng ngắm kết quả lao động của mình 
 Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn ?
*Tay phải cầm búa,tay trái xếp rất khéo những viên đá...Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống...Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
-GV nhận xét, chốt lại những ý chính 
-Lớp nhận xét
*Bài 2 
-GV lưu ý HS tả hoạt động qua một công viêc cụ thể và chọn những nét tiêu biểu nhất để tả.
-HS đọc BT2
-HS giới thiệu người mình định tả
-GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu 
-HS làm bài tập
-HS trình bày đọan văn đã viết
-Lớp nhận xét
GV nhận xét ,khen HS viết đoạn văn hay 
-Hs lắng nghe
- 3.Củng cố ,dặn dò : 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về hoàn chỉnh lại đoạn văn. Quan sát một bạn hay một em bé và ghi lại kết quả
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
Tiết 30	Ngày dạy: / /
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt dộng )
I. Mục tiêu :
1/ KT, KN : 
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt của người (BT1)
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2)
2/ TĐ : Thể hiện tình cảm quý mến đối với người mịnh định tả.
II. Chuẩn bị 
-Một số tờ giấy khổ to cho 2-3 HS lập dàn ý làm mẫu 
-Một số tranh ảnh sưu tầm được về những người bạn, những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này (nếu có )
III. Các hoạt động dạy-học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
1,Kiểm tra bài cũ : 4-5’
-GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người đã được viết lại 
-Kiểm tra phần ghi chép của HS về quan sát em bé 
-HS nạp vở TLV
-HS nạp vở ghi chép 
2/Bài mới 
HĐ 1.Giới thiệu bài: 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2.Hướng dẫn HS luyện tập : 27-29’
*Bài 1
-Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà.
-Giới thiệu thêm tranh minh hoạ em bé
- Lưu ý HS : Ngoài tả hành động là trọng tâm, các em có thể tả thêm ngoại hình 
-HS đọc yêu cầu BT 1
- Hãy trình bày những điều đã quan sát được về em bé hoặc bạn nhỏ ?
-2 HS quan sát,trình bày 
-HS làm dàn ý rồi trình bày trước lớp
-Lớp góp ý, bổ sung 
-GV nhận xét, bổ sung 
*Bài 2
- Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé 
*HS đọc BT 2
-HS viết đoạn văn tả hoạt động
-Một số HS đọc đoạn văn vừa viết
-Lớp nhận xét 
-GV khen các em biết chuyển dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh 
3.Củng cố ,dăn dò : 1-2’ 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS về viết lại đoạn văn cho hay hơn và viết vào vở
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
TUẦN 16	Ngày dạy: / /
Tiết 31
KIỂM TRA VIẾT
(Tả người)
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN : Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
2/ TĐ : Thể hiện tình cảm với người cần tả.
II. Chuẩn bị ::
-Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra: những em bé ở tuổi tập đi, tập nói; ông, bà, cha, mẹ, anh, em; bạn học.
III. Các hoạt động dạy-học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ 1.Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2 ).Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: 4-5’
-Giao việc:
+ Các em chọn 1 trong 4 đề
-1 HS đọc 4 đề ở SGK
+ Dựa vào kết quả đã quan sát ngoại hình hay hoạt động của nhân vật rồi viết thành bài văn hoàn chỉnh
-HS lắng nghe
-GV giải đáp những thắc mắc của HS ( nếu có)
-HS nêu thắc mắc
HĐ 3.HS làm bài kiểm tra: 29-30’
-HS làm bài
-GV theo dõi
-GV thu bài
3.Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS đọc trước đề bài, gợi ý của tiết TLV sau 
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
Tiết 32	Ngày dạy: / /
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN : 
-Nhận biết được sự giống nhau , khác nhau giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc
-Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện.
2/ TĐ : Thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.
GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề
Hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành biên bản một vụ việc.
II. Chuẩn bị :
-Một vài tờ giấy khổ to và bút dạ phát cho HS viết biên bản
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
 - Gọi HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một em bé đã được viết lại
-HS đọc
2,Bài mới:
HĐ1/Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2/Hướng dẫn HS luyện tập: 28-29’
*Bài 1:
-GV lưu ý HS cách trình bày biên bản và trả lời câu hỏi
*Bài 1:
- GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề
-HS nối tiếp nhau đọc
-HS thảo luận nhóm để tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 biên bản rồi trình bày:
-GV theo dõi
+ Giống nhau: 
Phần mở đầu: Có quốc hiệu. tiêu ngữ,tên biên bản.
Phần chính: thời gian, địa điểm,thành phần,diễn biến.
Phần kết: ghi tên,chữ kí của người có trách nhiệm
+ Khác nhau:
Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu.
Nội dung của biên bản Mèo Vằn...có lời khai của những người có mặt.
*Bài 2:
- GV HD HS : Đóng vai bác sĩ trực phiên trực cụ Ún trốn viện, em lập biên bản về việc cụ Ún trốn viện
*HS đọc BT2
- GDKNS: Hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành biên bản một vụ việc.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày ,cả lớp nhân xét bổ sung
-GV ghi điểm
 3/Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh biên bản trên
-HS lắng nghe
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
TUẦN 17	Ngày dạy: / /
Tiết 33
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN :
 - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1)
 - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ ( hoặc Tin học ) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
2/ TĐ : Thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.
GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề
Hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành biên bản một vụ việc.
II. chuẩn bị :
-Bảng phụ
-Phiếu phôtô mẫu đơn của BT1
III. Các hoạt động dạy-học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
-Kiểm tra 2 HS 
-2 HS lần lượt đọc biên bản đã viết ở tiết trước
2,Bài mới:
HĐ 1/Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2/Hướng dẫn HS làm bài tập: 28-29’
*BT1:
-GV nêu yêu cầu.Lưu ý HS phải điền đủ, đúng và rõ ràng
* HS đọc yêu cầu và mẫu đơn
- GV đưa bảng phụ và phiếu đã phôtô mẫu đơn cho HS
- GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề
-1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào phiếu
-Lớp nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ
- Một số HS đọc đơn viết của mình, cả lớp nhận xét
-GV nhận xét chung
*BT2:
*1 HS đọc yêu cầu BT2
-GV nhắc lại yêu cầu
-Cho HS làm bài và trình bày
- GDKNS: Hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành biên bản một vụ việc.
-HS làm bài
-4 HS đọc lá đơn của mình viết
-Lớp nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét , khen những HS viết đúng đơn không có mẫu in sẵn
3/Củng cố, dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiếm tra cuối học kỳ I
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
Tiết 34	Ngày dạy: / /
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN : 
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
2/ TĐ : Thái độ nghiêm túc và cẩn thận trong khi viết bài.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi 4 đề bài của tiết 16 và các loại lỗi HS mắc phải.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 1’
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: 1’
Giới thiệu bài:Nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2: Nhận xét về kết quả làm bài của HS : 28-29’
- GV chép đề TLV đã kiểm tra lên bảng.
- 2,3 HS đọc lại đề và nhắc lại yêu cầu
a, Nhận xét về Kq làm bài
 - Những ưu điểm chính về các mặt: xác định đề,diễn đạt chữ viết, cách trình bày, ...
- Khuyết: Nêu những thiếu sót, hạn chế..., nêu 1 vài ví dụ cụ thể.
- HS lắng nghe.
b, HDHS chữa bài:
-Chữa lỗi chung:
 Ghi các lỗi trên bảng phụ.
-1 số HS lên bảng chữa lỗi,cả lớp tự chữa trên nháp.
-Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HDHS chữa lỗi trong bài
-Tự đọc lại bài và tự sửa lỗi.
- GV đọc mẫu một vài đoạn văn hay.
- GV đọc điểm cho HS nghe.
- HS viết lại đoạn văn.
- 1số HS đọc cho cả lớp đoạn văn đã chép lại.
- Nhận xét bài viết của 1 số em.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc kĩ lại bài làm và hoàn thiện 1 đoạn hoặc cả bài văn.
- Chuẩn bị bài tiếp.
ÑIEÀU CHÆNH – BOÅ SUNG
TUẦN 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
 DUYỆT CỦA TỔ CM	 DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV5_t13-18.doc