Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tiết học 19 đến tiết 35

Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tiết học 19 đến tiết 35

Môn: TẬP LÀM VĂN

Tiết 19 Bài: Nghe - kể: Chàng trai làng Phù Ủng

Sách giáo khoa trang 12. Thời gian dự kiến: 40 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

1/ Rèn kĩ năng nói:

- Nghe kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. Nhớ nội dung chuyện, kể lại một cách tự nhiên

- 2/ Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời choi câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện ( bài tập 1 ).

- Tranh minh hoạ câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Dạy bài mới.

1/ Giới thiệu bài.

Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập

a/ Bài tập 1:

- Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.

- Giáo viên kể chuyện.

- Giáo viên kể chuyện lần 2 dựa vào tranh. Nêu câu hỏi:

- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:

 a/Chàng trai ngồi bên vệ đường để đan sọt.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tiết học 19 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Thứ sáu, ngày tháng năm 2009
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 19 Bài: Nghe - kể: Chàng trai làng Phù Ủng
Sách giáo khoa trang 12. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Nghe kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. Nhớ nội dung chuyện, kể lại một cách tự nhiên
2/ Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời choi câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện ( bài tập 1 ).
Tranh minh hoạ câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1:
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
Giáo viên kể chuyện.
 Giáo viên kể chuyện lần 2 dựa vào tranh. Nêu câu hỏi:
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
 a/Chàng trai ngồi bên vệ đường để đan sọt.
b/Chàng trai mãi mê ngồi đan sọt không nhận thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận giữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.
c/ Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: mãi nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.
Giáo viên kể lần 3. Học sinh theo dõi.
Một học sinh giỏi kể lại chuyện.
Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
Bốn học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
b/ Bài tập 2:
Học sinh đọc bài tập, và các gợi ý trong sách giáo khoa.
Giáo viên giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, viết câu trả lời cho câu hỏi a hoặc b.
.Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
	 Thứ sáu ngày tháng năm 2009
 Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 20 Bài: Báo cáo hoạt động
Sách giáo khoa trang 20
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ tự tin, mạnh dạn.
Rèn kĩ năng viết: biết viết báo cáo ngắn gon, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
2 học sinh kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng, sau đó TLCH a, b trong bài
Một học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội” và TLCH trong SGK.
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1:
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội” , hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng.
 Cả lớp đọc thầm bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài: 
+Báo cáo theo 2 mặt: học tập và lao động.
+ Báo cáo cần chân thật, đúng thực tế
- Các tổ làm việc theo tổ mình.
- Một vài học sinh đóng vai tổ trưởng trình bày kết quả.
- Giáo viên uốn nắn giúp đỡ học sinh yếu.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người báo cáo tốt nhất.
Bài 2:Học sinh đọc yêu cầu bài và mẫu báo cáo.
Giáo viên hướng dẫn - học sinh làm bài vào VBT theo mẫu đã in trong vở.
Một số học sinh đọc báo cáo. 
Giáo viên và lớp nhận xét . Chấm điểm một số bài.
.Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Giáo viên nhận xét , khen một số em làm tốt.
Dặn dò: Yêu cầu những học sinh chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 	 Thứ sáu ngày tháng năm 2009
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 21 Bài: Nói về trí thức. Nghe - kể: Nâng niu từng hạt giống
Sách giáo khoa trang 30.
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, trả lời các câu hỏi trong SGK và kể lại câu chuyện môt cách tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện.
Tranh minh hoạ trong SGK.Vài hạt thóc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :Gv gọi 3 hs đọc bảng báo cáo hoạt động của tổ trong tháng qua.
GTB:Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Dạy bài mới.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài tập 1:
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
 - Một học sinh làm mẫu tranh 1: Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác đang khám và chữa bệnh cho một cậu bé.
 - Học sinh quan sát tranh, trao đổi ý kiến theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên và cả lớp nhận xét.
 +Tranh 2: Kĩ sư cầu đường
 +Tranh 3: Giáo viên
 +Tranh 4: Nhà nghiên cứu khoa học.
Bài tập 2: 
 - Học sinh nghe kể chuyện
 - Học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý như sgk
- Gv kể chuyện lần 2dựa vào tranh. Nêu câu hỏi- Hướng dẫn HS TL câu hỏi:
 a/Mười hạt giống quý.
b/Vì lúc ấy trời rét. nếu đem gieo, hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết.
c/ Ông chia hạt giống ra làm hai phần. Năm hạt đem gieo ở phòng thí nghiệm. Năm hat kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ ấm trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho lúa nảy mầm.
Giáo viên kể lần 3. Học sinh theo dõi.
Một học sinh giỏi kể lại chuyện- Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
Bốn học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
.3/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 Thứ sáu ngày tháng năm 2009
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 22 Bài: Nói, viết về người lao động trí óc.
Sách giáo khoa trang 38.
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề ngiệp; công việc hàng ngày; cách làm việc của người đó).
2/ Rèn kĩ năng viết:
Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc.
Tranh minh hoạ trong SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: Giáo viên gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
 * GTB:Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2/ Dạy bài mới
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài tập 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Một, hai học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc. ( Ví dụ: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu, nhà hải dương học, ... )
 - Hs nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý của sgk, có thể mở rộng hơn:
+ Người ấy tên gì? Làm nghề gì? ở đâu? Quan hệ với em như thế nào?
+ Công việc hàng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào đối với mọi người?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không? ...
 - Từng cặp học sinh thi nhau kể.
 - Bốn năm học sinh thi kể trước lớp..
Bài tập 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( Từ 7 đến 10 câu ).
 - Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
 - Hs đọc viết bài vào vở. Gv theo dõi các em viết bài, giúp đỡ những hs yếu.
- 5 – 7 học sinh đọc bài viết trước lớp. lớp và giáo viên nhận xét.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt.
 - Dặn dò: Yêu cầu học sinh viết chưa xong về nhà hoàn chỉnh bài viết.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
 Thứ sáu ngày 27 tháng 02 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 24 : Nghe - kể: Người bán quạt may mắn
Sách giáo khoa trang 56.
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
 Rèn kĩ năng nói:
Nghe kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. Nhớ nội dung chuyện, kể lại một cách tự nhiên
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các 3 câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa.
Tranh minh hoạ câu chuyện Người bán quạt may mắn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét
 * GTB:Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Bài mới: 
 * Hướng dẫn học sinh nghe - kể chuyện
a/ Học sinh chuẩn bị
Một hs đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp quan sát tranh minh hoạ. ( Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt )
Giáo viên kể chuyện.
 Giáo viên kể chuyện lần 2 dựa vào tranh. Nêu câu hỏi: SGK
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
 a/ Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
b/ Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.
c/ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
Giáo viên kể lần 3. Học sinh theo dõi.
Một học sinh giỏi kể lại chuyện.
Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
Bốn học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
+ Qua câu hỏi này, em biết gì về Vương Hi Chi?
Học sinh phát biểu, giáo viên chốt ý.
3/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • doctập làm văn tuần 20.doc