Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tuần học 1 đến tuần 10

Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tuần học 1 đến tuần 10

TẬP LÀM VĂN

Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Mở đầu:

Giáo viên nhắc lại một số yêu cầu của giờ học tập làm văn nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em.

Hoạt động 2: Dạy bài mới.

1/ Giới thiệu bài.

2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

a/ Bài tập 1:

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- Giáo viên: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( 5 – 9 tuổi sinh hoạt trong các Sao Nhi Đồng ) lẫn thiếu niên ( 9 – 14 tuổi sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong ).

- Học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung, bình chọn người am hiểu , diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tuần học 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	 Thứ sáu ngày 15 tháng 09 năm 2006
TẬP LÀM VĂN
Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Mở đầu:
Giáo viên nhắc lại một số yêu cầu của giờ học tập làm văn nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em.
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 1:
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( 5 – 9 tuổi sinh hoạt trong các Sao Nhi Đồng ) lẫn thiếu niên ( 9 – 14 tuổi sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong ).
Học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung, bình chọn người am hiểu , diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
b/ Bài tập 2: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên giúp học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn.
+ Địa chỉ gởi đơn.
+ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa.
+ Tên và chữ kí của người làm đơn.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Hai hoặc ba học sinh đọc lại bài viết. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới thư viện.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 2	 	 Thứ tư, ngày 19 tháng 09 năm 2007
TẬP LÀM VĂN
Viết đơn
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào Đội, mỗi học sinh viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra vở của 4 -5 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Kiểm tra 1 – 2 học sinh làm lại bài tập 1.
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 1:
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không hoàn toàn viết theo mẫu.
Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu? Vì sao?
+ Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
* Mở đầu đơn phải viết tên Đội. ( Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ).
* Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
* Tên của đơn: Đơn xin....
* Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
* Họ tên và ngày tháng, năm sinh của người viết đơn; Người viết là học sinh lớp nào...
* Lời hứa của người viết đơn khi đạt nguyện vọng.
* Chữ kí, họ và tên của người viết đơn.
+ Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu.
Học sinh viết đơn vào vở bài tập.
Một số học sinh đọc đơn, cả lớp và giáo viên nhận xét.
Giáo viên cho điểm, khen ngợi những học sinh viết tốt.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh ghi nhớ mẫu đơn, nhắc những học sinh viết đơn chưa đạt về nhà sửa lại.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 3	 	 Thứ sáu ngày 29 tháng 09 năm 2006
TẬP LÀM VĂN
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Mẫu đơn xin nghỉ học.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, cho đọc lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 1: ( miệng )
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới. Các em chỉ cần nói 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em.
Kể về gia đình theo nhóm nhỏ.
Đại diện của nhóm thi kể. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Một học sinh đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Họ, tên người viết đơn.
+ Người viết là học sinh lớp nào.
+ Lí do viết đơn.
+ Lí do nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh.
+ Chữ kí của học sinh.
Hai học sinh làm miệng bài tập.
Học sinh điền nội dung vào đơn.
Kiểm tra, chấm sửa bài tập.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh ghi nhớ mẫu đơn, để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 4 	 Thứ tư, ngày 03 tháng 10 năm 2007
TẬP LÀM VĂN
Nghe- kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện : Dại gì mà đổi Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại một cách hồn nhiên.
Rèn kĩ năng viết: Điền vào mẫu đơn Điện báo
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện
- Viết 3 câu hỏi trong chuyện
 - Mẫu điện báo.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, cho đọc lại Đơn xin nghỉ học
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Kể chuyện:
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh .
Giáo viên kể lần 1(giọng vui, chậm rải)
Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Vì sao bà mẹ doạ đổi cậu bé (Vì cậu bé nghịch).
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? (Mẹ chẳng đổi được đâu ).
+Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? ( Cậu bé cho rằng : không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngợm).
Giáo viên kể lần 2 - cho học sinh nhìn các gợi ý.
Gọi học sinh kể lại chuyện – ( học sinh khá giỏi )
- Cho học sinh thi kể lại chuyện lớp nhận xét - chọn bạn kể hay.
3/Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Một học sinh đọc mẫu đơn. Học sinh nắm tình huống mẫu điện báo.
Tình huống : Em đi chơi xa, sợ bố mẹ,ông bà lo lắng, em cần điện về để họ yên tâm.
+ Yêu cầu của bài là gì ? ( Đưa vào mẫu điện báo, em viết tên người gửi, người nhận).giáo viên hướng dẫn học sinh điền.
*Chú ý :+ Tên người gửi, người nhận phải ghi đầy đủ, chính xác nếu không thì bưu điện không biết gửi cho ai.
+ Nội dung ghi vắn tắt nhưng đầy đủ ( Vì bưu điện đếm chữ tính tiền).
Gọi vài em làm miệng 
- Cả lớp làm VBT.
- Chấm chữa bài.
.Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Tập kể lại chuyện cho người thân nghe. 
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 5 	 Thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2007
TẬP LÀM VĂN
Tập tổ chức cuộc họp sgk/ 45
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Học sinh biết tổ chức một cuộc họp . Cụ thể :
+ Xác định rõ nội dung cuộc họp.
+ Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.
II/ Đồ dùng dạy học:
Ghi sẵn nội dung họp ( theo sgk )
Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ( viết theo yêu cầu 3, bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết ).
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/Hướng dẫn làm bài tập:
a. Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của bài tập
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp.
Giáo viên: Để tổ chức cuộ họp ta cần chú ý điều gì ?
- Xác định rõ nội dung bàn về cái gì? Vấn đề gì ?( Giúp nhau học tập hay chuẩn bị văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ....)
- Nắm được trình tự cuộc họp.
1-2 học sinh nhắc lại trình tự cuộc họp.
- Nêu mục đích cuộc họp, nêu tình hình lớp , nguyên nhân dẫn đến cuộc họp đó→Nêu cách giải quyết.
b. Từng tổ làm việc.
Cho học sinh thảo luận tổ, các thành viên bàn về nội dung cuộc họp.
c. Các tổ thi tổ chức cuộc họp.
Giáo viên cùng học sinh theo dõi để nhận xét - Cả lớp bình chọn tổ trình bày hay nhất.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Một em nêu lại trình tự cuộc họp
Dặn dò: Tập tổ chức cuộc họp khi cần thiết. 
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 6 	 Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2006
TẬP LÀM VĂN
Kể lại buổi đầu em đi học
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: Học sinh kể lại hồn nhiên, chân thật của buổi đầu đi học của mình.
Rèn kĩ năng viết: Viết lại điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (5-7 câu
II/ Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên nêu câu hỏi: Để tổ chức tốt cuộc họp, cần chú ý những gì?
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 1: ( miệng )
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên nêu yêu cầu :
+Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình, để lời kể chân thật, có cái riêng, không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường.
+Cần nói rõ buổi đó là sáng hay chiều, thời tiết như thế nào/ Ai dẫn em tới trường?
+Lần đầu tiên bỡ ngỡ ra sao?
+Cảm xúc của em về buổi học đó?
-Học sinh kể theo cặp.
Đại diện của nhóm thi kể. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Viết lời em vừa kể thành một đoạn văn (5-7 câu).
Yêu cầu viết đúng ngữ pháp, trình bày rõ ràng, đúng đề tài.
Học sinh làm bài.
Thu chấm nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
 - Cho 3 em đọc lại bài viết của mình.
Dặn dò: Đọc lại bài, xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 Thứ tö ngày 24 tháng 10 năm 2007
 TẬP LÀM VĂN 
 Nghe- kể: Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp. Tieát:7
Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tieâu:
Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện : Không nỡ nhìn . Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại một cách hồn nhiên.
Tiếp tục rèn kĩ năng tập tổ chức cuộc họp: Biết dùng các bạn tổ mình, tổ chức cuộc họp, trao đổi vấn đề liên quan đến cuộc họp.
Yeâu thích moân hoïc.
II/ Đồ dùng :
GV:- Tranh minh hoạ câu chuyện
- Viết 3 câu hỏi trong chuyện
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1: Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 hs, cho đọc lại bài văn tiết trước.
 Nhaän xeùt baøi cuõ 
 - Giới thiệu bài.
2/ Baùi môùi:.
 *Baøi1: Kể chuyện-hs ñoïc y/c.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh .
Giáo viên kể lần 1(giọng vui, chậm rải)
Đặt câu hỏi gợi ý 1, 2,3 ở sách giáo khoa/ 61-y/c hs trao ñoåi nhoùm ñoâi.
-Ñaïi dieän trình baøy-nhaän xeùt.
Gợi ý để học sinh trả lời:
Ngồi hai tay ôm mặt.
Cháu nhức đầu à, cháu cần xoa dầu không?
Cháu không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng.
Giáo viên hỏi thêm: Em có nhận xét gì về anh thanh niên?( Nếu không nỡ nhìn thì phải đứng lên nhường chỗ cho cho cụ già đó).
Giáo viên kể lần 2 - cho học sinh nhìn các gợi ý.
Gọi học sinh kể lại chuyện – ( học sinh khá giỏi )
- Cho hs thi kể lại chuyện lớp nhận xét - chọn bạn kể hay-tuyeân döông.
*Bài tập 2: Tập tổ chức cuộc họp.
 -Hs ñoïc y/c- gv chia nhoùm 4 thöïc hieän y/c baøi taäp
 -Các tổ bầu tổ trưởng và tổ viên để thảo luân nội dung cuộc họp.
 -Các tổ trình bày- lớp và giáo viên nhận xét.
 - Thu chaám moät soá vôû-nhaän xeùt. 
 3: Củng cố, dặn dò.
Dặn dò: Tập kể lại chuyện cho người thân nghe. 
Cần biết cách tổ chức cuộc họp.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
 ...
 TẬP LÀM VĂN Tiết 8
Kể về người hàng xóm
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: Học sinh kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ), diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Baûng phuï viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm.
 III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1: Kiểm tra bài cũ
2 học sinh kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện- nhaän xeùt.
 *GTB: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2/ Dạy bài mới.
 HÑ 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 MT: Hs bieát keå veà ngöôøi haøng xoùm vaø laøm ñöôïc caùc baøi taäp
 Bài tập 1:
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài.
Một học sinh khá, giỏi kể mẫu một vài câu. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
Học sinh kể theo nhóm đôi.
3 – 4 học sinh thi kể.
 Bài tập 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Nhắc nhở học sinh cách viết đoạn văn.
Học sinh viết vào vở bài tập.
5 – 7 học sinh đọc bài.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những baïn viết tốt nhất –tuyeân döông.
 3/ Củng coá, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu những học sinh chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
 ...............................................................................................................
Tiết 9 Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2006
TẬP LÀM VĂN
 Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 7 ) sgk/ 72 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL
2/ Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài HTL từ tuần 1 đến tuần 8 trong sgk .
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra đọc ( khoảng 1/4 số học sinh). 
Từng học sinh bốc thăm chọn bài HTL
Học sinh đọc bài HTL đã bốc thăm.
Bài tập 2: Giải ô chữ.
Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu ( 1 TRẺ EM ).
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ô chữ trong sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh làm bài.
Bước 1: Dựa theo gợi ý để giải- Tất cả các câu trả lời đều bắt đầu bằng chữ T.
Bước 2: ghi câu trả lời theo dòng hàng ngang.
Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ hàng ngang, đọc từ hàng dọc vừa mới xuất hiện.
Chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ cử 8 bân lên thi Điền đúng, điền nhanh.
Cho các nhóm chơi trò chơi.
Lời giải:
Dòng 1: TRẺ EM Dòng 5: TƯƠNG LAI
Dòng 2: TRẢ LỜI Dòng 6: TƯƠI TỐT
Dòng 3: THUỶ THỦ Dòng 7: TẬP THỂ
Dòng 4: TRƯNG NHỊ Dòng 8: TÔ MÀU
Từ mới xuất hiện ở ô chữ in màu: TRUNG THU
5/ Củng cố, dặn dò:
Xem lại các bài học thuộc lòng đã học.
	Nhắc học sinh đọc lại các bài tập đọc. 
Giáo viên nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TẬP LÀM VĂN Tiết 10
Tập viết thư và phong bì thư
 Thời gian dự kiến: phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức - nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn ( khoảng 8 đến 10 dòng ) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
Rèn kĩ năng viết: Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ. Một bức thư và phong bì thư đã viết sẵn.
 HS: Giấy rời và phong bì thư để thực hành tại lớp. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Kiểm tra bài cũ : Ktra baøi tieát tröôùc nhaän xeùt
 *GTB: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Dạy bài mới.
HÑ1: Hướng dẫn hs làm bài tập
 MT: Hs bieâùt vieát moät böùc thö thaêm hoûi ngöôøi thaân vaø ghi roõ nd treân phong bì.
 Bài tập 1:
Một hs đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Gv hd hs cách làm bài -1 học sinh đọc lại phần gợi ý viết trên bảng phụ.
Gv mời 4 – 5 hs nói mình sẽ viết thư cho ai?
Giáo viên nhắc nhở hs chú ý trước khi viết thư:
+ Trình bày thư đúng đúng thể thức ( rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào,... )
+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư ( kính trọng người trên, thân ái với bạn bè,.. )
Học sinh thực hành viết thư trên giấy rời. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Học sinh viết bài xong, Giáo viên mời 1 số em đọc thư trước lớp. Cả lớp và Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
 Bài tập 2:
Hs đọc bài tập, quan sát phong bì viết mẫu trong sách giáo khoa , trao đổi cách trình bày mặt trước phong bì.
Hs ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư. Gv quan sát, giúp đỡ.
4 – 5 học sinh đọc kết quả. Cả lớp và Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những hs viết tốt nhất, tuyeân döông.
 3/ Củng cố, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu hs về nhà hoàn thiện nội dung, phong bì thư.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docTẬP LÀM VĂN, Tuần 1- 10.doc