Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Cảm thụ văn học

Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Cảm thụ văn học

4. Trong bài Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết:

Đi đến nơi nào

 Lời chào đi trước

 Lời chào dẫn bước

 Chẳng sợ lạc nhà

 Lời chào kết bạn

 Con đường bớt xa.

 Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Bài làm

Qua bài Lời chào , Nhà thơ Nguyễn hoàng Sơn muốn nói với chúng ta : Lời chào giúp ta dễ làm quen và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến đúng nơi cần đến. Lời chào có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy nên đã được nhà thơ nhân hoá thành người bạn "dẫn bước" ta đi đến đích, " chẳng sợ lạc nhà"

Lời chào kết bạn

Con đường bớt xa

 Lời chào còn giúp ta "kết bạn" (sử dụng biện pháp nhân hoá) để cùng có thêm niềm vui ttrên đường đi, làm sao cho ta cảm thây con đường như bớt xa.Có thể nói: Lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống chúng ta; lời chào xứng đáng là người bạn thân thiết, gắn bó bên ta mãi mãi.

 

doc 15 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Trong bài Cái trống trường em, nhà thơ Thanh Hào có viết: 
 Cái trống trường em
 Mùa hè cũng nghỉ
 Suốt ba tháng liền 
 Trống nằm ngẫm nghỉ 
 Buồn không hả trống 
 Trong những ngày hè 
 Bọn mình đi vắng
 Chỉ còn tiếng ve?
 Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên.
 a) Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối với đồ vật gì?
 b)Bạn nghĩ về đồ vật đó ra sao (khổ thơ 1)? Lời trò chuyện của bạn với đồ vật (khổ thơ 2) thể hiện thái độ gì?
 c) Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như thế nào?
Bài làm:
Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối với cái trống trường thân yêu. Bạn nghĩ về những trống trường trong những ngày hè, suốt ba tháng liền, trống phải nằm yên như đang "ngẫm nghĩ" về điều gì đó. Lời trò chuyện của bạn với cái trống trường ở khổ thơ 2 thể hiện thái độ ân cần, vắng các bạn học sinh, trống phải nằm im nghe tiếng ve kêu buồn bã. Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như gắn bó với ngôi nhà thân yêu của mình
2. Trong bài Ngôi trường mới, nhà văn Ngô Quân Miện tả cảm xúc của bạn học sinh trong lớp học như sau: 
 Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài ! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế !
 Em hãy cho biết: Ngồi trong lớp học của ngôi trường mới, bạn học sinh cảm thấy những âm thanh và sự vật có gì khác lạ? Vì sao bạn lại có những cảm xúc ấy?
Bài làm:
* Ngồi học dưới ngôi trường mới bạn học sinh cảm thấy những âm thang và sự vật hằng ngày vốn quen thuộc nhưng sao hôm nay lại có những cảm xúc khác lạ : sao tiếng trống rung động kéo dài; tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp; tiếng đọc bài ... cũng vang vang đến lạ; nhìn ai cũng thấy thân thương; cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế.
Bạn học sinh có những cảm xúc ấy vì bạn rất trân trọng, yêu quý ngôi trường mới, yêu thương cô giáo cùng bạn bè đồng thời cũng rất yêu mến những đồ vật luôn gắn bó với mình trong học tập.
3. Đọc đoạn thơ chích trong bài Cháu dắt tay bà qua đường dưới đây, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bag cụ qua đường.
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò qua cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt ta bà qua đường....
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.
(Mai Hương)
Bài làm
*Qua đoạn thơ trích trong bài Cháu dắt tay bà qua đường đã cho chúng em thấy :
 Bạn học sinh là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về giữa trưa nắng, nhìn thấy một bà cụ mù loà đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà:
 Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
 Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
 Cái gậy tre run run
 Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt tay bà đi qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim bạn một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn:
 Bà qua rồi lại đi cùng gậy
 Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.
4. Trong bài Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết: 
Đi đến nơi nào
 Lời chào đi trước 
 Lời chào dẫn bước 
 Chẳng sợ lạc nhà 
 Lời chào kết bạn
 Con đường bớt xa.
 Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Bài làm
Qua bài Lời chào , Nhà thơ Nguyễn hoàng Sơn muốn nói với chúng ta : Lời chào giúp ta dễ làm quen và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến đúng nơi cần đến. Lời chào có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy nên đã được nhà thơ nhân hoá thành người bạn "dẫn bước" ta đi đến đích, " chẳng sợ lạc nhà"
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
 Lời chào còn giúp ta "kết bạn" (sử dụng biện pháp nhân hoá) để cùng có thêm niềm vui ttrên đường đi, làm sao cho ta cảm thây con đường như bớt xa.Có thể nói: Lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống chúng ta; lời chào xứng đáng là người bạn thân thiết, gắn bó bên ta mãi mãi.
5. Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau: 
 Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
 Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam? ( Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó ? )
Bài làm
-Hình ảnh :
 Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường
Gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh , hiên ngang bất khuất của loài tre . đó cũng là những phẩm chất của con người Việt Nam: ngay thẳng , trung thực ( " đâu chịu mọc cong ") , kiên cường hiên ngang bất khuất trong chiến đấu (" nhọn như chông")
-Hình ảnh :. 
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất : sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách (" phơi nắng phơi sương ")' biết yêu thương ,chia sẻ và nhường nhịn tất cả cho con cái , cho đồng loại (" có manh áo cọc tre nhường cho con ") ; lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động .
6. Bác Hồ kính yêu đã từng viết về các cháu thiếu nhi như sau: 
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
 Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Qua đó, em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao?
Bài làm
* Câu thơ của Bác Hồ cho thấy: Trẻ em thật trong sáng, đáng yêu, ngây thơ, giống như búp trên cành đang độ lớn đầy sức sống và hứa hẹn tương lai đẹp đẽ. Vì vậy, trẻ em biết ăn, ngủ điều độ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn. Câu thơ cho em biết được tình cảm cảu Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm tràn đầy yêu thương và quý mến.
7. Đọc bài thơ dưới đây, em có suy nghĩ gì về ước mơ của người bạn nhỏ?
Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
 (Thanh Hào)
Bài làm
* Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ thật giản dị và đáng yêu: 
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ súôt ngày bóng râm
 Đó là ước mơ không phải cho bạn mà dành cho mẹ. Bởi vì người mẹ của bạn phải làm lụng vất vả dưới trời nắng như nung: "Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày". Bạn ước mong được góp phần cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: hoá thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Ước mơ của bạn nhỏ chứa đựng tình yêu thương mẹ vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực nên nó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
8. Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đây của Mai Thị Bích Ngọc 
Em mơ làm mấy trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao!
 Em mơ làm nắng ấm
Đánh thức bao mầm xanh
Vươn lên từ đất mới
Mang cơm no áo lành.
Bài làm
* Có thể nêu cảm nhận về đoạn thơ như sau: 
 Đoạn thơ nói về những ước mơ đẹp của người bạn nhỏ. Bạn mơ được làm nẻo mây trắng bay khắp nẻo trời cao để ngắm nhìn non sông tươi đẹp. Bạn mưo được làm ánh nắng ấm áp giúp cho bao mầm xanh vươn lên từ đát mới, mang lại áo cơm no ấm cho mọi người. Ước mưo cảu bạn gíup em thêm yêu quý vể đẹp của quê hương đất nước và mong muốn được làm những công việc có ích cho quê hương
9. Bằng cách nhân hoá, nhà thơ Võ Quảng đã viết về anh Đom Đóm trong bài Anh Đom Đóm như sau:
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn did gác
Theo làn gió mát
Đóm đi rất êm
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ.
 Đọc đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gi về công việc của anh Đom Đóm?
Bài làm
* Để nêu đựơc những suy nghĩ về công việc của anh Đom Đóm, em có thể tìm hiểu đoạn thơ dựa vào những câu hỏi gợi ý sau:
- Anh Đom Đóm chuyên cần lên đèn đi gác vào lúc nào? (vào lúc Mặt trời xuống núi, bóng tối lan dần; đây là lúc mọi người đã kết thúc một ngày lao động và chuẩn bị nghỉ ngơi trong đêm)
- Anh Đom Đóm đã làm việc ra sao? (Đi rất em theo làn gió mát, đi suốt một đêm để canh giấc ngủ cho mọi người, giúp mọi người yên tâm ngủ ngon)
Từ những điều trên, ta thấy công việc của anh Đom Đóm mang ý nghĩa rất đẹp: luôn vì cuộc sống và hạnh phúc của mọi người
10. Trong bài thơ Ông và cháu, nhà thơ Phạm Cúc có viết:
Ông vật thi với cháu
 Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ ta hoan hô
 " Ông thua cháu, ông nhỉ!"
Bế cháu ông thủ thỉ
 " Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
 Cháu là ngày rạng sáng".
 Theo em, bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ 2), người ông muốn nói với cháu những điều gì sâu sắc.
Bài làm
* Bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ 2), người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc ;
- Cháu khoẻ hơn ông nhiều ! ( Ông muốn nói tơi tương lai của cháu thật rạng rỡ : cháu là người sẽ lớn lên và khoẻ hơn ông rất nhiều ,đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng.)
- Ông là buổi tròi chiều ( vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nũa, giống như buổi trời chiều đang báo hiệu một ngày sắp hết.)
- Cháu là ngày rạng sáng ( Vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước . giống như trời rạng sáng báo hiệu một ngày mới đang bắt đầu). 
11. Đọc bài ca dao sau: 
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đăng cay muôn phần.
 Em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì?
Bài làm
*2 dòng thơ đầu đã cho chúng ta thấy Người nông dân cày đồng đang buổi ban trưa. Hình ảnh so sánh Mồ hôi thánh như mưa ruộng cày ý nói Mồ hôi đổ ra, rơi nhiều như mưa trên ruộng cày . điều đó càng khẳng định công việc của người cày ruộng, làm đồng áng vô cùng vất vả khó nhọc.
2 dòng cuối: Người nông dân muốn nhắn gửi một điều : hỡi người bưng bát cơm đầy trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt dẻo thơm đã chứa đựng muôn phần đắng cay, vất vả của người lao động làm ra nó.
 Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối bài ca dao (Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần) đã nhấn mạnh được sự vất vả, khó nhọc (nhiều khi còn có cả đắng cay, buồn tủi) của người lao động chân tay (cày đồng, làm ruộng, sản xuất ra lúa gạo để nuôi sống con người, góp phần làm cho con người trở nên sung sướng, hạnh phúc)
12. Em hiểu những câu thơ của Bác Hồ dưới đây muốn nói về diều gì? Nêu một ví dụ mà em biết để làm rõ điều đó.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Qu ... tự diễn đạt trái ngược nhau, gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp trọn vẹn ("toàn bích") từ ngoài vào trong (Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng), từ trong ra ngoài (Nhị vàng, bông trắng, lá xanh) của loài sen. 
- Dòng thứ tư (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn) là câu kết gợi cho ta nghĩ đến một điều sâu sắc: Hoa sen đẹp vươn lên từ bùn đất mà chẳng hề "hôi tanh mùi bùn". Đó chính là vẻ đẹp của phẩm chất cao quý, thanh tao, không hề bị "vẩn đục" hay bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa ngay tại môi trường sống.
20. Trong bài Bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
 Hãy cho biết: Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp gì của sông La? Qua đoạn thơ em thấy được tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương như thế nào?
Bài làm
* Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp cảu dòng sông La: 
- Nước sông La "Trong veo như ánh mắt" : ý nói nước sông rất trong như ánh mắt trong trẻo và chứa cahn tình cảm cảu con người.
- Bờ tre xanh mát bên sông "Mươn mướt đôi hàng mi": ý nói bờ tre rất đẹp, đẹp như hàng mi "mươn mướt" (bóng láng và mỡ màng, nhìn thấy thích mắt) trên đôi mắt của con người.
 Qua đoạn thơ, ta thấy được tình cảm yêu thương tha thiết và gắn bó sâu nặng của tác giả đối với dòng sông quê hương. 
21. Trong bài Tuổi ngựa, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dộu cách núi cách rừng
Dộu cách sông cách biển
Ngựa con vẫn nhớ đường
 Hãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì? điều đó cho ta thấy tình cảm gì của người con đối với mẹ?
Bài làm
* Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với mẹ: " Tuổi con là "tuổi ngựa" nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa. Nơi con đến có thể rất xa mẹ ("cách núi cách rừng", "cách sông cách biển"). Nhưng mẹ đừng buồn, nhưng con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ ("Con tìm về với mẹ - Ngựa con vẫn nhớ đường"). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu nặng của người con đối với mẹ.
22. Trong bài Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết như sau:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc ao giờ áo hoa
 Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoá bưởi đã nở nhoà áo ai
Những câu thơ trên đã giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả?
Bài làm
* Vẻ đẹp ở dòng sông quê hương tác giả: Sông cũng như người, được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm ("thơm đến ngẩn ngơ") vừa có mầu hoa đẹp và hấp dẫn ("Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai"). Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như trở nên đẹp hơn làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng, xúc động.
23. Nghĩ về Bác Hồ kính yêu, trong bài Việt Nam có Bác, nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết:
 Bác là non nước trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
 Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha
 Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
 Em hiểu cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối (Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ trên như thế nào?
Bài làm
* Cách nói có ý so sánh cảu câu thơ cuối (Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ cho thấy: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Những truyền thống đẹp đẽ và cao quý của cha ông ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tâm hồn Bác. Đất nước Việt Nam thân yêu gắn liền với hình ảnh Bác Hồ vĩ đại và hình ảnh Bác Hồ chính là hình ảnh tiêu biểt cho đất nước Việt Nam.
24. Trong bài Tiếng ru, nhà thơ Tố Hữu có viết:
 Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước, con chim ca, yêu trời
 Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
 Em hiểu nội dung những "lời ru" trên như thế nào? Qua "lời ru" đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
Bài làm
* Nội dung những "lời ru" (trích trong bài tiếng ru): Con ong muốn làm nên mật ngọt thì phải yêu hoa, con cá muốn bơi được phải yêu nước, con chim muốn hót ca vang thì phải yêu bầu trời, con người muốn sống thì phải yêu đồng chí (những người cùng chí hướng), yêu anh em bạn bè của mình. Qua "lời ru" đó, tác giả muốn nói lên ý nghĩa: Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương những gì gắn bó thân thiết với mình, giúp cho mình tồn tại và sống hữu ích.
25. Trong bài Ngày em vào Đội (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh), nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: 
Màu khăn tuổi thiếu niên
Suốt đời tươi thắm mãi
Như lời ru vời vợi
Chẳng bao giờ cách xa.
Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với các em đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh điều gì?
Bài làm
Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với các em đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh: Màu khăn quàng đỏ của đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tượng trưng cho màu cờ Tổ quốc sẽ "tươi thắm mãi" trong cuộc đời của các em, giống như "lời ru vời vợi" chứa chan tình yêu thương của người mẹ luôn gần gũi bên em, tiếp thêm sức mạnh cho các em vươn lên trong cuộc sống. 
26. Kết thúc bài Tre Việt Nam , nhà thơ Nguyễn Duy viết :
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xcanh màu tre xanh .
Em hãy cho biết: những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo , góp phần khẳng định điều đó ?
Bài làm
- Những câu thơ ở phần kết bài "Tre Việt Nam " nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam , sức sống bất diệt của con người Việt Nam , truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng ("Mai sau/ Mai sau ? mai sau ,/ ) với biện pháp sử dụng điệp ngữ ( "Mai sau ") góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận , tạo cho ý thơ âm vang bay bỗng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú .
- Dùng từ xanh ba lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau ( xanh tre , xanh màu , tre xanh ) tạo những nét nghĩa đa dạng , phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc , của sức sống dân tộc .
27. Trong bài Về thăm nhà Bác , nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết : 
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa .
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng giai ru mát những trưa nắng hè .
Em hãy cho biết : Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ , thân thương ?
Bài làm 
Hình ảnh nôi nhà Bác ở lúc thiếu thời tù mái nhà , chiếc giường tre đén chiếc võng giai giúp ta cảm nhận được cuộc sông hết sức bình dị của Bác cũng như làng quê Việt Nam.
Ngôi nhà đó gợi cho ta nghĩ về cuộc sống thật giản dị của Bác . điều đó càng chứng tỏ Bác là sống chan hoà , biết chịu đựng mọi gian khổ , sự chắt chiêu và tình cảm của Bác đối với làng quê Việt Nam nói chung và con người và con người Việt nam nói riêng .
28. Nghĩ về Bác Hồ kính yêu , trong bài Việt nam có Bác , nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết :
Bác là non nước trời mây ,
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn .
Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn ,
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha .
Điệu lục bát , khúc dân ca ,
Việt Nam là Bác , Bác là Việt nam .
Em hiểu cách nói có ý so sánh ở câu thơ cuối (Việt Nam là Bác , Bác là Việt nam .) trong đoạn thơ trên như thế nào ?
Bài làm 
Cách nói có ý so sánh ở câu thơ cuối (Việt Nam là Bác , Bác là Việt nam .) trong đoạn thơ cho thấy : Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam . Những truyền thống đẹp đẽ và cao quý của ông cha ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tâm hồn Bác .Đất nước Việt Nam thân yêu gắn liền với hình ảnh Bác Hồ vĩ đại và hình ảnh Bác Hồ chính là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước Việt Nam.
29. Trong bài Nghe thầy đọc thơ , nhà thơ Trần Đăng Khoa viết như sau :
Em nghe thầy đọc bao ngày 
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà .
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiến của bà năm xưa.
Nghe Trăng thở động tàu dừa 
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời .
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? em hiểu cái hay , cái đẹp của mỗi hình ảnh đó như thế nào ?
Bài làm 
- Hình ảnh " Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà " : cái hay , cái đẹp thể hiện trong sự diễn tả tác rụng của" tiếng thơ " rất cụ thể và sinh động . Cách dùng từ đỏ , xanh trong hai cụm từ " đỏ nắng " " xanh cây " có ý nghĩa từ loại động từ ( khác với "nắng đỏ ", " cây xanh " - đỏ , xanh là tính từ ) giúp ta hình dung được màu sắc đang chuyển động rực rỡ , gây ấn tượng cho người đọc . Vì vậy , " tiếng thơ " vốn là điều chỉ nghe và cảm nhận được nay dường như có thể nhìn thấy rõ tác dụng thật kỳ diệu .
- Hình ảnh " Nghe Trăng thở động tàu dừa" : cái hay , cái đẹp thể hiện trong việc diễn tả sự tinh tế , hấp dẫn của " tiếng thơ" bằng biện pháp nghệ thuật nhân hoá . ánh trăng được cảm nhận từ "hơi thở"nhẹ làm tàu dừa lay động . "Tiếng thơ " của thầy giáo làm cho ánh trăng cũng mang đầy sức sống và giao hoà cùng cảnh vật . điều đó càng cho ta thấy " tiếng thơ " đã làm cho tác giả xúc động đến mức nào .
30. Trong bài Trên hồ Ba Bể , nhà thơ Hoàng Trung Thông viết :
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể 
 Trên cả mây trời trên núi xanh 
 Mây trắng bồng bềng trôi lăng lẽ 
 Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Theo em , đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả khi đi thuyền trên Hồ Ba Bể ?
Bài làm
Đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi đi thuyền trên Hồ Ba Bể đó là : Khi con thuyền " lướt nhẹ trên Ba Bể ", tác giả nhìn thấy cả " mây trời , núi xanh " in bóng trên mặt nước , tác giả cảm tháy mình như được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao , mái chèo khua nước làm cho bóng núi " rung rinh " , cảnh vật thêm kỳ ảo , nên thơ . Đó là những cảm xúc trước cảnh hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng , thể hiệ tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp .
.
31. Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (1945) , Bác Hồ viết :
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cườn quốc năm châu được hay không , chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em .
Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm cuả người học sinh đối với việc học tập như thế nào ? 
Bài làm 
Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm cuả người học sinh đối với việc học tập là vô cùng to lớn . Ngay từ khi còn ngồi dưói ghế nhà trường thân yêu , người học sinh cần phải cố gắng , quyết tâm , chăm chỉ học tậo và rèn luyện để trở thành người " trò giỏi , con ngoan " . có như vậy , khi lớn lên , ta mới có thể góp phần tích cực để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh , làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp hơn , dân tộc Việt Nam được sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_4_cam_thu_van_hoc.doc