Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Nguyễn Thị Kim Huệ (Chương trình cả năm)

Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Nguyễn Thị Kim Huệ (Chương trình cả năm)

Tiết 2 Luyện tập tả cảnh

I. Mục đích yêu cầu

ỉ Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng

ỉ Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.

II. Đồ dùng dạy học

ỉ Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, cánh đồng

III. Các hoạt động dạy học

A. KTBC

ỉ Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài mới

 

doc 109 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Nguyễn Thị Kim Huệ (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Cấu tạo của bài văn
I. Mục đích yêu cầu
Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài
Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi phần ghi nhớ
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
Kiểm tra sách, đồ dùng học tập của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1
Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?
Con biết sông Hương ở đâu?
Tác giả tả sông Hương theo thứ tự nào?
HS đọc thầm bài văn tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài
Bài văn gồm có mấy phần? Nội dung từng phần?
Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn?
Hoạt động 2: Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2
Đọc bài Quang cảnh ngày mùa và hoàng hôn trên sông Hương
Xác định thứ tự miêu tả trong mỗi bài
So sánh sự miêu tả của 2 bài văn với nhau
Qua ví dụ trên em thấy bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
HS đọc yêu cầu của bài tập và bài văn Nắng trưa
Xác định từng bộ phận của bài văn
Tìm nội dung chính của từng phần
Xác định trình tự miêu tả của bài văn
3. Củng cố - Dặn dò
1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
Quan sát cảnh vật ở nơi mình ở, công viên, đường phố, ruộng đồng vào một buổi sáng hoặc buổi trưa
Là thời gian cuối buổi chiều khi mặt trời mới lặn
Sông Hương là dòng sông thơ mộng hiền hoà chảy qua thành phố Huế
MB: từ đầu đến rất yên tĩnh này
TB: từ mùa thu đến cũng chấm dứt
KB: câu cuối "Huế thức dậycủa nó"
Phần thân bài của bài văn gồm 2 đoạn
Đoạn 1: Mùa thu2 hàng cây: là sự thay đổi màu sắc của sông Hương
Đoạn 2: Phía bên sôngchấm dứt: tả hoạt động của con người bên bờ sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn
Giống nhau: cùng nêu nhận xét giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét ấy
Khác nhau:
Quang cảnh ngày mùa: tả từng bộ phạn của cảnh
Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa, lá màu vàng
Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật, tả thời tiết, con người
Hoàng hôn trên sông Hương: tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian
Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn
Tả sự thay đổi sắc màu rất khác nhau của cảnh vật từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến tối hẳn
Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc lên đèn
Tả sự thức dậy của người Huế sau hoàng hôn
HS đọc phần ghi nhớ
Bài văn Nắng trưa gồm 3 phần
MB: Nắng cứ như đến mặt đất. Nêu nhận xét chung về nắng trưa
TB: Buổi trưa đến chưa xong: cảnh vật trong nắng trưa
 TB có 4 đoạn
Đoạn 1: "Buổi trưa  lên mãi" hơi đất trong nắng trưa dữ dội
Đoạn 2: "Tiếng gì xa vắngkhép lại" tiếng võng đong đưa và câu hát ru
Đoạn 3: " Con gàcũng im lặng" cây cối và con vật trong nắng trưa
Đoạn 4: " Thương mẹmẹ ơi!" cảm nghĩ về người mẹ
Tiết 2 Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng
Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, cánh đồng
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 
HS đọc thầm đoạn văn
TG tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu
TG quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
Tìm 1 chi tiết thể hiện dự quan sát tinh tế của TG?
Hoạt động 2: Bài tập 2
HS đọc yêu cầu của bài tập 2
GV giới thiệu 1 vài tranh ảnh vườn cây, công viên
GV kiểm tra sự quan sát ở nhà của HS
Dựa trên kết quả quan sát của mỗi HS tự lâp dàn ý cho bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày theo gợi ý
MB: Em tả cảnh gì? ở đâu? vào thời gian nào? lý do chọn cảnh đó
TB: Tả những nét nổi bật của cảnh vật
Theo thời gian
Tả từng bộ phận
HS trình bày dàn ý
HS nhận xét, GV bổ sung
KB: nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về cảnh vật
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
Hoàn chỉnh dàn ý ở bài tập 2
Chuẩn bị dàn ý bài văn tả 1 buổi trong ngày
Tả cánh đồng buổi sớm, vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau, bó Huệ, bầy Sáo, mặt trời mọc
Bằng cảm giác của làn da (xúc giác) thấy sớm đầu thu mát lạnh, mưa rơi những sợi có đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân
Bằng thị giác (mắt): Mây, vòm trời, mưa rơi, người gánh rau, bầy sáo liệng, mặt trời mọc
Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh ( cảm nhận sự vật bằng làn da)
Dàn ý tả cảnh buổi sáng ở công viên
MB: Giới thiệu bao quát: sáng chủ nhật em được mẹ cho đi chơi công viên, cảnh tượng nơi đây thật là hấp dẫn
TB: Tả các bộ phận của cảnh vật
cây cối, chim chóc, những con đường
mặt hồ lăn tăn gợn sóng
những chiếc thuyền đạp nước lặng im như đàn thiên nga đang nằm ngủ
người tập thể dục thể thao
trẻ em nô đùa
KB: em rất thích đến công viên vào những buổi sáng sớm
Tiết 3 Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối
Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lý
II. Đồ dùng dạy học
HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
HS trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày đã cho tiết học trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1
Đọc kĩ bài văn
Gạch chân dưới những hình ảnh em thích
Hoạt động 2: Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
Yêu cầu HS giới thiệu cảnh mình định tả
Sử dụng dàn ý đã lập thành đoạn văn. em có thể miêu tả theo trình tự, thời gian hoặc miêu tả cảnh vật vào một thời điểm, cần viết đoạn văn có MB, TB, KB
HS đọc đoạn văn, HS nhận xét
GV nhận xét, bổ sung
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
HS về nhà hoàn thành đoạn văn
Chuẩn bị bài tiết sau
Hình ảnh: những thân cây trám vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ
TG đã quan sát rất kĩ để so sánh cây trám thân trắng như cây nến
HS lần lượt giới thiệu
Em tả cảnh buổi chiều ở quê em
Em tả cảnh buổi trưa ở khu vườn nhà bà
3 HS đọc trước lớp
Tiết 4 Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích yêu cầu
Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng
Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến viết sẵn bảng phụ
Bảng phụ kẻ sẵn ghi bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh 1 buổi trong ngày
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu của BT 1
Đọc lại bảng thống kê
Nhắc lại số liệu thống kê trong bài
a) số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến 1919
Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại
Số bia và số tiễn sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay
b) Số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình thức nào?
c) Các số liệu thống kê trên có tác dụng gì?
Hoạt động 2: Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS tự làm
Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
Từ 1075 đến 1919 
số khoa thi 185 
Số tiến sĩ 2896
6 HS đọc nối tiếp bảng thống kê
Số bia 82, số tiến sĩ có khắc tên 1306
Nêu số liệu
Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng dễ so sánh số liệu giữa các triều đại
Số HS trong lớp, số HS từng tổ, số HS nam, nữ trong từng tổ, số HS khá giỏi trong từng tổ
Bảng thống kê số liệu HS từng tổ lớp 5A
Tổ
Số HS
Nữ
Nam
Khá, giỏi
1
2
3
4
9
9
8
9
4
4
4
5
5
5
4
4
8
9
8
7
Tổng số HS trong lớp
35
17
18
32
Tổ nào có nhiều HS giỏi nhất: Tổ 2
Tổ nào có nhiều HS nữ nhất: Tổ 4
Bảng thống kê có tác dụng gì?
Bảng thống kê giúp chúng ta có được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chónh, so sánh các số liệu
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
Về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nhà em, số người, số con là nam, nữ
Tiết 5 Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả
Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa
II. Đồ dùng dạy học
HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
Kiểm tra việc lập báo cáo thống kê về số người khu em ở
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
Đọc bài văn Mưa rào
Trao đổi để trả lời câu hỏi
a) những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?
b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa, hạt mưa từ lúc bắt đầu đến kết thúc
c) Những từ ngữ nào tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa?
d) TG đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của TG?
Cách dùng từ trong khi miêu tả của TG có gì hay?
Hoạt động 2: Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2
Gọi HS đọc bản ghi chép kết quả quan sát cơn mưa?
Từ kết quả trên lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa
Phần mở bài cần nêu những gì?
Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
Cảnh vật nào thường gặp trong cơn mưa?
Kết bài nêu những gì?
HS đọc dàn ý, HS nhận xét, GV nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Luyện tập tả cảnh
a) Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời tan ra, đen kín
Gió: thổi giật, bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, khi mưa xuống gió càng thêm mạnh
Tiếng mưa: lẹp bẹp, lách tách
Về sau: mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ
Hạt mưa: những hạt nước lăn xuống, tuôn ào ào, mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, hạt mưa giọt ngã giọt bay, toả bụi nước trắng xoá
Trong mưa
Lá đào, lá na vẫy tai run run
Con gà trống tìm chỗ chú
Vòm trời tối sẫm, những tiếng sấm
Sau trận mưa: trời rạng dần
Chim chào mào hót râm ran
phía đông một mảng trời xanh trong vắt
Mặt trời ló ra
Mắt, tai, cảm giác của làn da, mũi
TG quan sát cơn mưa theo trình tự thời gian lúc trời sắp mưa đến mưa đến tạnh hẳn 
TG quan sát mọi cảnh vật rất chi tiết và tinh tế
TG ... ồn, mắt luôn nhìn xa
HS đọc lại phần đối thoại xác định xem lời đối thoại tiếp theo là của ai?
Viết tiếp lời thoại
Báo cáo kết quả, HS viết vào bảng nhóm treo lên bảng
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Màn 1:
Giu-li-ét-ta: không tớ đi thăm ông bà ở Li-vơ-phun hôm nay tớ về với bố mẹ, ôi tớ nhớ họ quá!, bố mẹ sẽ rất vui khi thấy tớ ( quay sang Ma-ri-ô) cậu sao thế? Có chuyện gì không vui à?
Ma-ri-ô nhìn xa: không sao cậu kể tiếp về gia đình mình đi
Giu-li-ét-ta: nhà tớ có một khu vườn thật đẹp, bố,mẹ tớ đều là công nhân, thế còn cậu?
Ma-ri-ô: tớ cũng đi một mình, hôm nay tớ về quê với ông bà
Giu-li-et-ta:( Vui vẻ) thế à? Chúng mình giống nhau rồi
Ma-ri-ô: Cám ơn bạn đã quan tâm, thôi khuya rồi chúng mình đi ngủ đi 
Tíêt 58 Trả bài văn tả cây cối
Tiết 59 Ôn tập về tả con vật
I. Mục đích yêu cầu
Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu tron bài văn tả con vật.
Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn cấu tạo bài văn miêu tả con vật
MB: Giới thiệu con vật sẽ tả
TB: tả hình dáng, thói quen sinh hoạt, và một vài hoạt động chính của con vật
KB: nêu cảm nghĩ đối với con vật
III. Các hoạt động dạy hoc
A. KTBC
HS đọc đoạn văn tả cây cối đã viết lại
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hướng dẫn làm bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Gọi HS lên đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS tự làm bài
Yêu cầu HS đọc bài làm
Đoạn văn trên gồm mấy phần
Tác giả quan sát chim Hoạ Mi hót bằng những giác quan nào?
Em thích nhất chi tiết nào và hình ảnh so sánh nào? vì sao?
Hoạt động 2: Bài tập 2
HS đọc yêu cầu của bài tập
Hãy giới thiệu về đoạn văn mà em định viết
HS viết bài
HS đọc bài làm của mình trước lớp
HS nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
VN viết lại đoạn văn chưa đạt
Chuẩn bị bài tiết sau
HS làm bài
Gồm 4 đoạn
Đoạn 1: từ đầu đến mà hót: giới thiệu sự xuất hiện của chim vào các buổi chiều
Đoạn 2: tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều
Đoạn 3: Tả cách ngủ đặc biệt của chim hoạ mi trong đêm
Đoạn 4 Tả cách chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi
Thị giác và thính giác
Hình như nó mừng vui khe núi, hình ảnh nhân hoá này làm cho hoạ mi trở thành một em bé hồn nhiên vui tươi
2 HS viết vào bảng nhóm
Tiết 60 Tả con vật
 ( Kiểm tra viết )
I. Mục đích yêu cầu
Viết được một bài văn tả con vật có bố cụ rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng
II. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
Kiểm tra giấy bút của HS
B. Thực hành viết
Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK
Nhắc HS viết bài có sự liên kết giữa các câu, đoạn văn
HS viết bài
Thu, chấm một số bài
Nêu nhận xét chung
C. Củng cố - Dặn dò
Nhận xét chung tiết học
Chuẩn bị bài tiết sau
Tiết 61 Ôn tập về văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong kì I; lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
Biết phân tích trình tự miêu tả và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ.
Tuần
Các bài văn tả cảnh
trang
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
HS đọc yêu cầu bài tập
Treo bảng phụ và hướng dẫn HS liệt kê bài văn tả cảnh mà mình đã được học trong học kì I
HS hoạt động nhóm
Lập bảng, 1 nhóm lập ra bảng nhóm
Báo cáo kết quả
HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tuần
Bài văn tả cảnh
trang
1
2.
3
6
7
8
9
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Hoàng hôn trên sông Hương
Nắng trưa
Buổi sớm trên cánh đồng
Rừng trưa
Chiều tối
Mưa rào
Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
Vịnh Hạ Long
Kì diệu rừng xanh
Bầu trời mùa thu
Đất cà mau
10
11
12
14
21
22
31
62
62
70
75
87
89
HS trình bày dàn ý
GV nhận xét cho điểm
HS cho ví dụ
Hoạt động 2: Bài tập 2
Gọi HS đọc bài và câu hỏi cuối bài
Bài văn miêu tả buổi sáng ở TP HCM theo trình tự nào?
Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế
Vì sao em cho sự quan sát đó rất tinh tế?
Hai câu cuối bài thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả
3. Củng cố - Dặn dò
 GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tiết sau
Bài Nắng trưa
MB: nêu nhận xét chung về nắng trưa
TB:
Đoạn 1: tả hơi đất trong nắng trưa dữ dội
Đoạn 2: Tả tiếng võng đong đưa và câu hát ru em trong nắng trưa
Đoạn 3: Tả cây cối và con vật trong nắng trưa
Đoạn 4: Tả hình ảnh của người mẹ trong nắng trưa
KB: Nêu cảm nghĩ về người mẹ
HS làm việc theo nhóm
Theo trình tự thời gian: từ lúc hửng sáng đến lúc sáng rõ
Mặt trời chưa xuất hiện bóng bay mềm mại
Vì tác giả quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan để chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất
Hai câu thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố
Tiết 62 Ôn tập về tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng
II. Đồ dùng dạy học
Viết sẵn 4 đề bài
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
2 HS trình bày dàn ý của bài văn tả cảnh em đã học trong học kì I
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hướng dẫn làm bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
1 HS đọc gợi ý
HS giới thiệu cảnh mình định tả
GV hướng dẫn
Chọn cảnh mình đã quan sát hoặc rất quen thuộc với mình
Bám sát gợi ý trong SGK
Lập dàn ý ngắn gọn
Cảnh có nhiều người, thiên nhiên nên miêu tả kĩ để cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn
Quan sát bằng nhiều giác quan
HS làm bài
Gọi HS đọc bài làm trước lớp
Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV cho điểm, động viên
Hoạt động 2: Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
GV ghi tiêu chí đánh gía lên bảng
Sự sắp xếp các chi tiết và mối liên kết
đó có phải là cảnh thiên nhiên tiêu biểu chưa?
Trình bày có lưu loát rõ ràng không?
GV nhận xét, cho điểm
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tiết sau
Dàn ý bài văn tả cảnh buổi chiều trong công viên
MB: chiều chủ nhật, em đi tập thể dục với ông trong công viên
TB: tả từng bộ phận của cảnh
Nắng thu vàng rải trên mặt đất
Gió nhẹ nhàng, mang theo hơi lạnh của nước
Cây cối soi bóng hai bên lối đi
Mặt hồ sôi động với những chiếc thuyền đạp nước đang hoạt động hết công suất
ở đây rất đông mọi người tập thể dục
tiếng trẻ em nô đùa
Các cụ già thong dong đi bộ
Mấy thanh niên đá bóng, chơi cầu lông ở khu thể thao
Tiếng nhạc vang lên từ khu vui chơi
Em thích đi tập thể dục trong công viên vào buổi chiều, không khí ở nơi đây rất mát mẻ và trong lành
Tiết 63 Trả bài tả con vật
Tiết 64 Tả cảnh
 ( Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu
Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu
II. Đồ dùng dạy học
Viết sẵn đề bài cho HS
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
B. Thực hành viết
Gọi HS đọc 4 đề bài tả cảnh
Nhắc HS cách mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng
HS viết bài
Thu chấm một số bài
C. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét chung về ý thức làm bài, kết quả làm bài của HS
Chuẩn bị bài tiết sau
Tiết 65 Ôn tập về tả người
I. Mục đích yêu cầu
Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC
HS đọc đoạn văn tả con vật đã viết lại 
1 HS nêu cấu tạo của bài văn tả con vật
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
2. Hướng dẫn làm bài
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu và 3 đề bài
HS nêu đề bài mình chọn
1 HS đọc gợi ý
HS tự làm bài ( 3 HS làm vào bảng nhóm)
GV: Em nhớ lại đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn từ ngữ hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em
HS làm vào bảng nhóm trình bày dàn ý
HS khác nhận xét, GV sửa cách dùng từ cho HS
Nhận xét cho điểm
VD dàn ý tả cô giáo
MB: Giới thiệu về cô giáo
Năm nay em đã học lớp 5. em vẫn nhớ mãi về cô Phương, cô giáo dạy em hồi lớp 1
TB:
Cô Phương vừa mới ra trường
Dáng người cô tròn lẳn
Làn tóc mượt mà, xoã ngang lưng
Khuôn mặt tròn, trắng hồng
Đôi mắt to, đen lay láy thật ấn tượng
Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà
Giọng nói của cô ngọt ngào dễ nghe
Cô kể chuyện rất hay
Cô luôn để ý uốn nắn cho chúng em từng con số, nét chữ
Cô chăm sóc chúng em từng bữa ăn giấc ngủ
KB: Em đã theo bố mẹ ra thành phố học nhưng hè năm nào em cũng muốn về quê thăm cô
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc trong nhóm
Gọi HS trình bày trước lớp
GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
VN hoàn chỉnh dàn ý
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra
Tiết 66 Tả người
 ( Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu
Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đọc
II. Đồ dùng dạy học
Viết sẵn 3 đề bài ra bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC
Kiểm tra giấy, bút của HS
2. Thực hành viết
Gọi HS đọc 3 đề bài
Nhắc nhở HS viết bài
Thu, chấm một số bài
3. Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét chung tiết học
GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS
Xem lại kiến thức về văn tả cảnh và tả người
Tiết 67 Trả bài văn tả cảnh
Tiết 68 Trả bài văn tả người
Tiết 69,70 Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II
I. Mục đích yêu cầu
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài kiểm tra
a) Đọc thầm bài " Cây gạo ngoài bến sông"
b) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng
HS thảo luận nhóm 3 TLCH vào phiếu
Báo cáo kết quả thảo luận
Nhận xét bài làm của nhóm bạn, bổ sung nếu thiếu hoặc sai
GV kết luận bài làm đúng
Thu phiếu đánh giá kết quả làm việc của cả nhóm
Đáp án
Câu 1:
1 	ý a ( cây gạo già, thân cây xù xì, gai góc)
2	ý b ( cây gạo xoè thêm được một tán.)
3	 ý c ( hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên)
4	ý c ( vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơn)
5	ý b ( lấy đất phù sa)
6	ý b ( Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường)
7	ý b ( cây gạo buồn thiu những lá cụp xuống)
8	ý a ( nối bằng những từ " vậy mà".)
9	ý a ( dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ)
10	ý c ( ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ)
3. Củng cố - Dặn dò
VN ôn bài, chuẩn bị kiểm tra
Tiết 70 Kiểm tra học kì II
I. Mục đích yêu cầu
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài kiểm tra
Bước 1: xác định đề
Bước 2: HS làm bài
Bước 3: Thu bài cuối giờ
3. Củng cố - Dặn dò
GVnhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_5_nguyen_thi_kim_hue_chuong_trinh_ca.doc