Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Nguyễn Thị Ngọc Thủy

TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN

I.Mục tiêu:

 Biết viết một lá đơn đúng qui định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.

GDKNS: - Ra quyết định )làm đơn trình bày nguyện vọng).

 - Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chật độc màu da cam).

II. Tài liệu và phương tiện: Bút dạ Phiếu đã kẻ bảng thống kê.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Nguyễn Thị Ngọc Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
TẬP LÀM VĂN :	 LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I.Mục tiêu:
	Biết viết một lá đơn đúng qui định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
GDKNS: - Ra quyết định )làm đơn trình bày nguyện vọng).
	 - Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chật độc màu da cam).
II. Tài liệu và phương tiện:	 Bút dạ Phiếu đã kẻ bảng thống kê.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ :
- Chấm đoạn văn tả cảnh trường họccủa 3 HS.
- GV nhận xét.
- HS nộp vở.
B. Bài mới :
- Tiết học hôm nay các em sẽ tập thống kê kết quả của mình, của các bạn trong tổ.
- HS lắng nghe.
-Bước 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 + HS lấy tờ giấy ghi lại các điểm số của mình, tổ mình.
 + Thống kê điểm số ấy theo 4 yêu cầu a, b, c, d.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, khen HS thống kê nhanh, đúng.
- Bước 2: Hướng dẫn làm bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc:
 + Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê và lập bảng thống kê của cả tổ trong tuần.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, khen những tổ thống kê nhanh, đúng, đẹp
- HS đọc to BT1.
- Cả lớp đọc thầm.
- Làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc BT2.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- Tổ trưởng trình bày, lớp nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại bảng thống kê vào vở.
- Tiết sau: Trả bài văn tả cảnh.
- HS về nhà thực hiện.
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
TẬP LÀM VĂN:	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu:
	- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh minh họa cảnh sông nước: Biển, sông, suối, hồ, đầm...
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
-Em hãy học lại lá đơn mà em viết?
- GV nhận xét.
- HS lần lượt đọc đơn của mình.
B. Bài mới :
*Nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
* Bước 1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Giao việc: 
 + HS đọc 2 đoạn văn a,b.
 + Dựa vài nội dung của từng đoạn, các em trả lời câu hỏi về mỗi đoạn văn.
- Cho HS làm bài.
 + Đoạn a:
-H:Đoạnvăn tả đặc điểm gì của biển? Câu nào trong đoạn văn nói rõ đặc điểm đó?
H:Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
Hỏi: Khi quan sát biển tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?
 + Đoạn b:
( cách làm tương tự câu a )
*Bước2: 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV cho HS làm dàn ý.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, khen thưởng.
- HS đọc to BT1.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời.
- HS ghi vở.
- HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cá nhân lập dàn ý.
- Một số HS trình bày. Lớp nhận xét
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn, chép vào vở.
- HS về nhà thực hiện.
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích yêu cầu:
 Xác định được phần mở bài, than bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (Bt2, Bt3).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh Vịnh Hạ Long, cảnh Tây Nguyên, phiếu học tập nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
GV kiểm tra 1 số vở của HS đã viết lại bài văn tả cảnh của tiết trước.
B. Bài mới :
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
* Bài 1: Cho HS đọc bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Cho HS lần lượt nêu câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn và ý mỗi đoạn
- Giáo viên cho HS quan sát tranh.
* Giáo viên chốt ý: 
a/ Mở bài: Câu mở đầu
b/ Thân bài: 
-Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của Hạ Long.
-Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của Hạ Long.
-Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
c/ Các câu văn mở đầu có tác dụng nêu ý bao trùm toàn đoạn, xét trong toàn bài câu văn này có tác dụng chuyển ý cho đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
 *Bài 2:
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-Nêu những điểm cần chú ý.
-Cho HS viết câu mở đoạn:
+ Đoạn 1: Đến với Tây Nguyên, bạn sẽ hiểu thế nào là núi cao , rừng rậm.
+ Đoạn 2: Nhưng làm nên vẻ đẹp đặc sắc của Tây Nguyên là những thảo nguyên bao la.
- Gọi HS đọc câu mở đoạn đã viết.
- GV đọc 1 số câu hay cho HS tham khảo.
- GV tuyên dươngHS có câu viết hay.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học.
* Dặn: Học sinh về nhà chuẩn bị bài văn tả cảnh sông nước.
- HS chuẩn bị vở.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc thầm câu hỏi.
- Quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS thực hành viết câu mở đoạn.
- Đọc câu mở đoạn.
- Cả lớp bổ sung, nhận xét.
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( TT )
I/ Mục đích yêu cầu:
 Biết chuyển một phần dàn ý (than bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh cảnh sông nước, dàn ý, một số đoạn văn hay.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- Kiểm tra 1 số vở của HS đã viết dàn ý văn tả cảnh sông nước của tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
- Nêu mục tiêu của tiết học.
- Cho HS đọc đề bài, 1 HS đọc gợi ý.
- Giáo viên cho HS quan sát tranh.
- Cho vài học sinh giới thiệu đoạn ý sẽ chọn để viết thành đoạn văn.
* Giáo viên lưu ý: Đoạn văn cần có câu chủ đề. Các câu tiếp theo sẽ phát triển ý của câu chủ đề. Muốn hay, các em phải vận dụng những liên tưởng của mình về cảnh bằng cách so sánh, nhân hoá, dùng các từ láy gợi tả, gợi cảm.
- Cho HS thực hành viết đoạn ( 20 phút)
- Chấm bài 1 số HS, tổ chức nhận xét, bổ sung .
- Chấm chọn đoạn viết hay nhất.
- GV đọc đoạn văn hay cho HS tham khảo.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học.
* Dặn: Học sinh về nhà quan sát cảnh đẹp của địa phương.
- Học sinh chuẩn bị vở.
- Học sinh nghe.
- 1 HS đọc bài.
- Đọc thầm câu hỏi.
- Quan sát tranh.
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở.
- Nghe và nhận xét bài của bạn.
- Nghe.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục đích yêu cầu:
Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đử ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh về cảnh đẹp của các vùng miền.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước.
* Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
- GV nêu mục tiêu tiết học.
Bài 1: 
- HS đọc đề.
- GV yêu cầu: Dựa trên kết quả đã quan sát, lập dàn ý có đủ 3 phần.
- GV chấm dàn ý của một số HS , nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc đề.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
* GV yêu cầu: HS dựa vào dàn ý, viết thành 1 đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương, nên chọn viết phần thân bài.
HS thực hành viết đoạn văn trong 20 phút.
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn vừa viết, tổ chức nhận xét đánh giá, bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học.
- Khen ngợi những HS có khả năng viết văn tốt.
* Dặn: Sửa lại những câu, ý chưa đạt yêu cầu ở nhà, chuẩn bị kiểm tra ở tiết sau.
- HS trình bày bài làm trước lớp.
- HS nghe.
- HS đọc đề.
- HS lập dàn ý tả cảnh đẹp của quê hương.
- HS đọc đề.
- Đọc gợi ý trong SGK.
- HS làm bài.
- Đọc đoạn văn vừa viết.
- Nghe.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
 ( DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI )
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (Bt1).
- Phân biệtđược hai cách kết bài: kết bài mở rộng (Bt2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (Bt3).
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- Gọi 1 vài HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương viết ở tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- GV nêu mục tiêu tiết học.
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài tập 
- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn mở bài a, b.
- Cho HS suy nghĩ, trình bày.
- GV yêu cầu HS nêu cách viết mỗi kiểu.
* GV chốt:
-Mở bài trực tiếp: kể ngay hoặc giới thiệu ngay đối tượng miêu tả.
-Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc bài tập .
- Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn kết bài a, b.
- Cho học sinh suy nghĩ, trình bày, nhắc lại 2 cách kết bài đã học.
* GV chốt: 
+Kết bài không mở rộng: Khẳng định tình cảm bằng cách nói ngắn gọn.
+Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm vừa nói về ích lợi, công ơn người làm ra hoặc nêu cách bảo quản.
Bài 3:
- Cho HS làm bài theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc bài làm cho cả lớp nghe.
- Tổ chức nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
C. Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
* Dặn: Học sinh ghi nhớ 2 cách mở bài và kết bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập thuyết trình tranh luận.
- Học sinh trình bày bài làm.
- Học sinh nghe.
- Cả lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ, trình bày.
- HS nêu cách viết mỗi kiểu.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc 2 đoạn kết bài a, b.
- HS suy nghĩ, trình bày, nhắc lại 2 cách kết bài đã học.
- Làm bài theo yêu cầu.
- Đọc bài làm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_5_nguyen_thi_ngoc_thuy.doc