Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15 - Nguyễn Thị Thục Anh

Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15 - Nguyễn Thị Thục Anh

TẬP LÀM VĂN : Tiết 21 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. Mục tiêu:

- Biết rút kinh nghiệm về các mặt : bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách

 trình bày, chính tả.

- Có khả năng phát hiện lỗi sai và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết

 ưu điểm của những bài văn hay, viết lại được đoạn văn cho bài văn hay hơn.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ ghi một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, . cần chữa chung trước lớp.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15 - Nguyễn Thị Thục Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN : Tiết 21 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về các mặt : bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách 
 trình bày, chính tả.
- Có khả năng phát hiện lỗi sai và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết 
 ưu điểm của những bài văn hay, viết lại được đoạn văn cho bài văn hay hơn.	 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, ... cần chữa chung trước lớp. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
18’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Nhận xét làm bài của HS. 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra TLV giữa học kỳ I; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc về ý. 
- Đề bài thuộc thể loại gì?
- Kiểu bài?
- Trọng tâm?
- GV nhận xét về ưu, khuyết điểm của HS. 
- GV minh hoạ bằng một vài ví dụ để rút kinh nghiệm chung. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài. 
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. 
- Gọi một số HS lên chữa lỗi trên bảng. GV giúp HS nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân, chữa lại cho đúng. 
+ Tương tự GV hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài. 
+ Hướng dẫn HS học Tập những đoạn văn hay, bài văn hay,
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn để viết lại cho hay hơn. 
- Một số HS đọc trước lớp đoạn viết. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại đề. 
- Thể loại miêu tả. 
- Tả cảnh. 
- HS lắng nghe. 
a)Lỗi chính tả:
- màng sương # màn sương
- mác rượi # mát rượi
- đùa dỡn # đùa giỡn
- bác ngác # bát ngát
b)Lỗi dùng từ:
- lúa dí nhau chạy lúa đuổi nhau chạy
- nghiêng qua nghiêng lại đưa qua đưa lại
c)Lỗi câu:
- Cánh đồng có những cây lúa thi nhau đua giống như sóng vỗ. Cánh đồng lúa như từng đợt sóng vỗ.
-Tự sửa lỗi của mình.
- Đổi bài để rà soát lại việc sửa lỗi
- Mỗi HS chọn 1 đoạn văn để viết lại cho hay hơn.
TUẦN 11 Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN : Tiết 22 LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị ,thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. 
II. Đồ dùng dạy - học: Vở BT in mẫu đơn. Bảng lớp viết mẫu đơn (như SGV)
*GDKNS: - Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường).
 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
9’
23’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết đơn. 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn, gọi 1- 2 HS đọc lại. 
- GV cùng HS trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn. 
+Tên đơn là gì?
+ Nơi nào nhận đơn?
+ Người viết đơn là ai?
+ Lí do viết đơn?
- Lời lẽ trong đơn phải như thế nào?
- Nêu tóm tắt cách trình bày 1 lá đơn.
- Gọi 1 vài HS nêu đề bài sẽ chọn.
Hoạt động 2: HS viết đơn. 
Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. 
- Gọi 1 vài HS nói về đề bài em đã chọn. 
- HS viết đơn vào vở. 
- HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà viết lại đơn cho hoàn chỉnh. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- 1 HS đọc lại mẫu đơn. 
- Trao đổi với nhau về nội dung cần lưu ý. 
- Đơn kiến nghị.
- Công an phường.
- Tổ trưởng tổ dân phố.
- Đề nghị với công an có biện pháp ngăn chặn đánh bắt các bằng thuốc nổ, gây ảnh hưởng xấu cho môi trường.
- Lời lẽ cần ngắn gọn , rõ ràng.
- HS nêu đề bài sẽ chọn.
- HS trình bày bài đã chọn. 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS đọc lá đơn. 
 TUẦN 12 Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN : Tiết 23 CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo ba phần ( MB, TB, KB) của bài văn tả người ( ND ghi nhớ).
 - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình 
 II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài Hạng A Cháng. 
- Một vài tờ giấy khổ to và bút dạ để 2- 3 HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thân trong gia đình. 
 - Tranh minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 03 HS
- Gọi 3 HS lần lượt đọc các lá đơn kiến nghị mà các em đã làm ở tiết trước. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Nhận xét. 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK/119. 
- Gọi 1 HS đọc bài Hạng A Cháng. 
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi trong bài. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. 
- GV rút ra kết luận SGK/120. 
- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV nhắc lại yêu cầu. 
- GV phát phiếu cho 3 HS, yêu cầu HS làm bài vào giấy. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. 
- Khen những HS làm bài đầy đủ 3 phần, tốt. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS quan sát tranh. 
- 1 HS đọc bài. 
- HS làm việc nhóm đôi. 
1/ MB: Từ đầu...Đẹp quá!__ Giới thiệu Hạng A Cháng.
2/ Ngoại hình: ngực nở vòng cung
da đỏ như lim, bắp tay...ra trận.
3/ Người khoẻ, giỏi, cần cù.
4/ KB: Câu cuối bài_Ca ngợi sức
Mạnh tràn trề của Hạng A Cháng
Là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
- Lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình
- HS làm việc cá nhân. 
- HS trình bày kết quả làm việc. 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
TUẦN 12 Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN : Tiết 24 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu SGK . 
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc. Tranh minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS đọc lại dàn ý bài văn tả người thân trong gia đình. 
 - Gọi 1 HS nhắc lại dàn ý bài văn tả người.
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/122:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- Gọi 1 HS đọc bài văn Bà tôi. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2/123:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV có thể tiến hành tương tự bài tập 1. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. 
- Về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp, để lập dàn ý bài văn tả người trong tiết tới. 
- HS nhắc lại đề. 
- Ghi lại những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình của bà.
- HS làm việc theo cặp. 
- Đặc điểm về ngoại hình của bà trong đoạn văn: tóc đen dày, mắt sáng long lanh dịu hiền, đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, giọng nói như tiếng chuông đồng
- HS trình bày kết quả làm việc. 
-Bắt thỏi thép hồng như bắt con cá sống.
-Quai những nhát búa hăm hở.
-Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào đống than hồng...
-Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe,...
-Trở tay ném thói sắt đánh xèo mộy tiếng,...
- Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng...
TUẦN 13 Thứ tư ngày14 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN : Tiết 25 LUỴÊN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu:
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tích cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn ( B T 1).
 - Lập dàn ý cho 1 bài văn tả 1 người thường gặp.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ, bút dạ để 2- 3 HS viết dàn ý, trình bày trước lớp. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
9’
22’
3’
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/130:- Gọi HS đọc yêu cầu BT 1. 
- GV giao việc
- Giải nghĩa từ : trầm bổng 
 - GV tổ chức cho HS trao đổi theo cặp. 
- Gọi HS trình bày ý kiến của mình trước lớp. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2/130:- GV nêu yêu cầu bài tập 2. 
- Yêu cầu HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp theo lời dặn của thầy cô tiết trước. 
- Gọi 1 HS khá hoặc giỏi đọc kết quả ghi chép. 
- GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc. 
3. Củng cố, dặn dò: - Những bài nào chưa đạt yêu cầu về nhà làm bài lại. 
- Chuẩn bị: Viết một đoạn văn tả ngoại hình theo dàn ý đã lập. 
- HS nhắc lại đề. 
- Lúc lên cao , lúc xuống thấp ...
a)* Đ1: Tả mái tóc của người bà:
C1: Mở đoạn, bà ngồi cạnh cháu chải đầu
C2: Tả khái quát mái tóc: đen, dày, dài kì lạ
C3: Tả độ dày của mái tóc qua cách chải đầu
- 3câu, 3 chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau
* Đ2: Tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt:
-Các đặc điểm quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau làm nổi rõ vẻ ngoài, tính tình của người bà
b)Đoạn văn có 7 câu : giới thiệu chung về Thắng , tả chiều cao , nước da , thân hình , cặp mắt to và sáng , cái miệng tươi hay cười , cái trán dô bướng bỉnh
-Các đặc điểm miêu tả làm hiện lên rõ vẻ bên ngoài, và tính tình: thông minh, bướng bỉnh, gan dạ
- Lập dàn ý cho bài văn tả một người thường gặp.
- 1 HS đọc kết quả ghi chép đã chuẩn bị. 
- HS lập dàn ý. 
- 3 HS làm bài trên bảng. 
TUẦN 13 Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN : Tiết 26 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu:
- Viết được 1 đoạn văn tả ngoại hình của 1 người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. Đồ dùng dạy - học:- Bảng phụ viết yêu cầu của bài tập 1; gợi ý 4. 
 - Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp; ghi lại kết quả qan sát 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp.
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
8’
22’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm kỹ đề. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Gọi 2 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK/132. 
- Gọi 1- 2 HS giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ đựơc chuyển thành đoạn văn. 
- GV mở bảng phụ, yêu cầu HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn. 
Hoạt động 2: HS viết đoạn văn. 
- Yêu cầu HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát viết lại đoạn văn; tự kiếm tra đoạn văn đã viết. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. 
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những đoạn viết có ý riêng, ý mới. 
- GV chấm điểm những đoạn văn viết hay. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị cho tiết Luyện Tập làm văn bản cuộc họp – xem lại thể thức trình bày một lá đơn để thấy những điểm giống và điểm khác giữa một biên bản và một lá đơn. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
" Viết đoạn văn tả ngoại hình, người mà em thường gặp"
- Đọc các gợi ý trong SGK.
- HĐ cá nhân
* VD: Chú Ba vẻ ngoài không có gì đặc biệt. Quanh năm ngày tháng, chú chỉ có trên người bộ đồng phục công an. Dáng người chú nhỏ nhắn, giọng nói cũng nhỏ nhẹ. Công việc bận, lại phức tạp, phải tiếp xúc với đối tượng xấu nhưng chưa bao giờ 
chú nóng nảy với một người nào. Chỉ có một điều đặc biệt khiến ai mới gặp cũng nhớ ngay là chú có tiếng cười rất lôi cuốn và một đôi mắt hiền hậu, trông như biết cười.
TUẦN 14 Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN: Tiết 27 LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp , thể thức , nội dung của biên bản(ND ghi nhớ) - - Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ; biết đặt tên cho biên cần lập ở BT1(BT2).	 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học: 3 phần chính của biên bản cuộc họp. 
- Một tờ phiếu viết nội dung bài tập 2 (phần luyện Tập)
*GDKNS: Ra quyết định, giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nàokhông cần lập biên bản)
- Tư duy phê phán
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp đã được viết lại.
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 b. Nội dung:Hoạt động 1: Phần nhận xét. 
- GV gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- GVgiao việc, HS làm việc theo nhóm đôi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi của bài tập 2
- HS trình bày kết quả trao đổi trước lớp. 
GV rút ra ghi nhớ SGK/142. 
Hoạt động 2: Luyện Tập. 
Bài 1/142:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. 
-Gọi địa diện nhóm trình bày kết quả làm việc
- GV nhận xét, rút ra kết quả đúng. 
Bài 2/142:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. . 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp; nhớ lại nội dung một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội để chuẩn bị ghi lại biên bản cuộc họp trong tiết Tập làm văn tới. 
- Đọc nối tiếp các nhận xét - N2
a)Ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất... nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
b)+Cách mở đầu :
-Giống : có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản
-Khác : biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung .
+Cách kết thúc:
-Giống : có tên, chữ kí của người có trách nhiệm .
-Khác : biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn như đơn .
c)Thời gian, địa điểm cuộc họp; thành phần tham dự, chủ tọa, thư kí; nội dung họp; chữ kí của chủ tịch và thư kí 
- Đọc đề , nêu yêu cầu .
+ Ý a , c , e , g Vì để làm bằng chứng 
- N4 - Biên bản đại hội chi đội .
 - Biên bản bàn giao tài sản .
TUẦN 14 Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012 
TẬP LÀM VĂN: Tiết 28 LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:	
- Ghi được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức , nội dung theo gợi ý SGK.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 2, dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp
*GDKNS: - Ra quyết định, giải quyết vấn đề
 - Hợp tác (hợp tác hờn thành biên bản cuộc họp)
 - Tư duy phê phán. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
7’
23’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. 
- Gọi HS đọc đề bài và các gợi ý trong SGK. 
- GV kiểm tra HS chuẩn bị bài tập. 
- Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào?
- GV treo bảng phụ có gợi ý, dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp, yêu cầu HS đọc lại. 
Hoạt động 2: HS viết biên bản. 
- GV tổ chức cho HS viết biên bản theo nhóm những em nào cùng viết một biên bản. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Khi viết biên bản cần chú ý điều gì?
- Về nhà viết lại biên bản vừa tập ở lớp. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
Ghi lại biên bản một cuộc họp tổ , lớp hoặc chi đội em .
- Đọc nối tiếp các gợi ý SGK
- Nêu nội dung sẽ viết .
1. Thời gian, địa điểm
2. Thành phần tham dự
3. Nội dung 
- Lập dàn ý cho bài viết .
- Thực hành viết biên bản VBT .
- 1 HS viết trên bảng lớp 
Vài HS trình bày trước lớp .
- HS tự nêu .
- Cần viết câu ngắn gọn, đủ ý , dễ hiểu, không cần phải sử dụng các nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong biên bản vì đây không phải là văn bản nghệ thuật mà là văn bản nhật dụng.
TUẦN 15 
TẬP LÀM VĂN: Tiết 29 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I. Mục tiêu:
- Nêu nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn ( BT1).
 - Biết viết 1 đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Ghi chép của HS về hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến. 
- Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 1b. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc lại biên bản cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/150:
- Goị HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập và trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2/150:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 
- Gọi 1 số HS giới thiệu người mà các em chọn để tả hoạt động. 
- Yêu cầu HS viết và trình bày bài viết. 
- GV chấm một số bài. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà viết lại bài vào vở cho hoàn chỉnh. 
- Chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tới. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc cá nhân. 
Đ1: Từ đầu...ra mãi.(Tả bác Tâm
Vá đường)
Đ2: Tiếp...vá áo ấy.(Tả kết quả lao động của bác Tâm)
Đ3: Còn lại.(Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong)
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS giới thiệu người mình sẽ tả. 
- HS làm việc cá nhân. 
TUẦN 15 Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012 
TẬP LÀM VĂN: Tiết 30 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động)
I. Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý tả hoạt động của người(BT1). 
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người(BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Một số tờ giấy khổ to cho 2- 3 HS lập dàn ý làm mẫu. 
- Một số tranh, ảnh sưu tầm về những người bạn, những em bé ở độ tuổi này (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc đoạn văn tả hoạt động của người đã được viết lại
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/152:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS giới thiệu tranh, ảnh em bé mà các em sưu tầm đựơc. 
- GV phát giấy khổ to, gọi 3 HS làm bài trên giấy, cả lớp làm bài vào nháp. 
- Yêu cầu 3 HS dán bài trên bảng, GV và HS sửa bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2/152:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV có thể tiến hành tương tự bài tập 1. 
- Gọi HS đọc bài viết. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại bài vào vở. 
- Nhắc HS chuẩn bị giấy bút cho bài kiểm tra viết tuần 16.
- HS nhắc lại đề. 
+ Lập dàn ý tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé ở tuổi tập đi, tập nói
- Quan sát tranh .
- Đọc các gợi ý trong SGK.
- HS tự nêu .
- Thực hành lập dàn ý .
* VD: 
-MB: Em Bông- em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, tập đi.
-TB: * Tả ngoại hình:
+Mái tóc: thưa, mềm như tơ,...Hai má: bầu bỉnh, hồng hào,...Miệng : nhỏ, xinh, hay cười...Chân tay : trắng hồng, nhiều ngấn.
 * Tả hoạt động:
+Lúc chơi:lê la dưới nền nhà với đống đồ chơi , ..Lúc xem ti vi: thấy có quảng cáo rất thích., ...Làm nũng: kêu a...a...khi mẹ về; lẫm chẫm từng bước, chạy đến ôm mẹ; nũng nịu với mẹ... 
- Hoạt động cả lớp 
- Viết đoạn văn tả hoạt động của em bé mà em vừa lập dàn bài ở bài tập 1 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_5_tuan_11_nguyen_thi_thuc_anh.doc