Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 16 đến tuần 24

Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 16 đến tuần 24

TẢ NGƯỜI

(Kiểm tra viết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức – Kĩ năng:

 Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.

2. Thái độ: HS yêu thích bộ môn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

• Bảng lớp viết sẵn đề cho HS lựa chọn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (3ph)

Kiểm tra giấy bút của HS.

2. Thực hành viết (30ph)

Gọi HS đọc 4 đề kiểm tra trên bảng.

Nhắc HS : Các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh. Chỉ chọn một trong 4 đề bài trên để viết.

 - HS viết bài.

 - Thu chấm một số bài.

 - Nêu nhận xét chung.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 16 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 31 Ngày dạy : 
TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức – Kĩ năng:
 Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
2. Thái độ: HS yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề cho HS lựa chọn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ (3ph)
Kiểm tra giấy bút của HS.
Thực hành viết (30ph)
Gọi HS đọc 4 đề kiểm tra trên bảng.
Nhắc HS : Các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh. Chỉ chọn một trong 4 đề bài trên để viết.
 - HS viết bài.
 - Thu chấm một số bài.
 - Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò (2ph)
-Về tập viết lại bài văn cho hoàn chỉnh cho hay hơn và chuẩn bị tiết tập làm văn làm biên bản một vụ việc.
- Nhận xét :
Rút kinh nghiệm : 
 ............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
Tuần 16 Tiết 32 Ngày dạy : 
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
 Nhận biết được sự giống nhau , khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
2. Kĩ năng:
 Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT2).
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- Yêu cầu HS phát biểu. GV nhận xét, ghi bảng ý kiến của HS.
Sự giống nhau
- Ghi lại biên bản để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu : có tên biên bản, có quốc hiệu, tiêu ngữ
- Phần chính : cũng có ghi :
+ Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết : cũng có ghi :
+ Ghi tên.
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
Sự khác nhau (ở phần chính)
- Biên bản cuộc họp có : Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có : Lời khai của những người có mặt.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dựa vào biên bản và phần gợi ý trong SGK để làm bài.
- Gọi HS làm bảng phụ trình bày lên bảng, HS cùng GV nhận xét
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS làm đạt yêu cầu.
Gợi ý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN 
TRỐN VIỆN
 Hồi 6 giờ 30 phút sáng, ngày ......., chúng tôi gồm những người có tên sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Quàng Văn Ún trốn viện:
- Bác sĩ, y tá trực: BS Trần Đạt,.....
- Bệnh nhân phòng 305: Trần Văn An, ....
Tóm tắt sự việc:
- Bệnh nhân Ún đang chờ mổ sỏi thận.
- BS Đạt phát hiện bệnh nhân vắng mặt hồi 21 giờ đêm ngày ....Ông Đạt cho biết ông Ún đã ra khỏi phòng từ 17 giờ.
- 22 giờ vẫn không thấy ông Ún về. BS Đạt và y tá..... kiểm tra tủ đồ đạc của ông thì thấy trống không. Anh An nói: Ông Ún sợ mổ nên đã trốn viện.
 Đề nghị Lãnh đạo Viện cho tìm gấp ông Ún, thuyết phục ông trở lại bệnh viện để mổ chữa bệnh.
Các thành viên có mặt kí tên:
Trần Đạt: Trần Văn An:
................ ......................
............... .....................
3. Củng cố dặn dò
- Về xem lại bài sửa chữa, hoàn chỉnh biên bản trên và chuẩn bị bài cho tiết sau : On tập làm đơn.
- Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
-1 HS đọc bài.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vơ bài tập.
1 HS báo cáo biên bản của mình, HS cả lớp theo dõi và bổ sunh ý kiến
- 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
........................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................
Tuần 17 Tiết 33 Ngày dạy :
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1).
2. Kĩ năng:
Viết được một lá đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Mẫu đơn xin học.
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu 2 HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện.
- Nhận xét cho điểm HS.
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhấn mạnh yêu cầu. Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc lá đơn hoàn thành. GV chú ý sửa lỗi cho từng HS. Nhận xét, ghi điểm.
Gợi ý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
 ., ngày 16 tháng 12 năm 2010
ĐƠN XIN NHAÄP HỌC
 Kính gởi: Thầy (Cô) Hiệu trưởng Trường THCS. 
 Em tên là:..................
 Nam, nữ:..........
 Sinh ngày:................
 Nơi sinh:.................
 Quê quán:...............
 Địa chỉ thường trú: Tổ.....Ấp...... Xã...
 Đã hoàn thành chương trình bậc Tiểu học.
 Tại: Trường Tiểu học .......
 Em làm đơn này xin đề nghị Trường THCS ...... xét cho em được vào lớp 6 của Trường.
 Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.
 Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ HS Người làm đơn
..................................... Ký tên
.....................................
.....................................
 Ký tên 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS làm bảng phụ trình bày lên bảng, HS cùng GV nhận xét
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS .
3. Củng cố dặn dò
- Về xem lại bài và hoàn thành mẫu đơn xin học môn tự chọn.
- Nhận xét :
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc bài.
- Cá nhân. VBT.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc lá đơn hoàn thành của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc bài.
- Cá nhân. VBT.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc lá đơn hoàn thành của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
........................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................
Tuần 17 Tiết 34 Ngày dạy : 
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
2. Kĩ năng:
 Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Chấm điểm Đơn xin học môn tự chọn của 3 HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài
2. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung.
* Ưu điểm :
+ Đa số các em hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề. Có bạn tả em bé đang tuổi tập nói tập đi đã nêu được tính tình, hoạt động của bé. Có bạn tả mẹ đang ngồi vá áo cũng đã nêu lên được hoạt động của mẹ lúc đang vá áo, lúc xỏ kim, cũng có bạn tả cha đang xây bồn hoa trước sân tay cha nhanh nhẹn trộn hồ, trát hồ lên gạch,
+ Các em đã biết mở bài là giới thiệu người định tả. Thân bài tả hình dáng, hoạt động, tính tình. Kết bài nêu cảm nghĩ của em. 
+ Cách trình bày bài văn cũng khá hoàn chỉnh.
+ Cách diễn đạt rất hay : em có cảm giác cô là người mẹ thứ hai của mình. Hoặc là tay mẹ vá áo nhanh thoăn thoắt như là đang múa. Hoặc là Lúc cười, những đường chân chim ở đuôi mắt kéo dài ra đến tận tóc trông ông càng thêm đôn hậu.
Có các em làm bài tốt : Thái, Đức, Dung, Tấn Thành, Thắm, Như biết liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài làm cho bài văn thêm sinh động.
 *Hạn chế :
- GV viết lên bảng những từ, câu HS còn sai để cùng lớp nhận xét, sửa chữa.
+ Viết sai chính tả : Mặt dù, dá áo, tên người không viết hoa, khuông mặc, răng xún,
+ Cách diễn đạt còn lủng củng : em xin tả mẹ của em, lặp lại từ nhiều lần : em rất thích Bé Nam, em rất thích lúc bé Nam cười,
+ Chữ viết còn cẩu thả nhiều.
- Trả bài cho HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình.
- Gọi một số HS đọc đoạn văn hay của mình cho cả lớp nghe.
- Cho HS viết lại một đoạn văn hoàn chỉnh hơn.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài On tập  ... họn để lập chương trình.
- Đính bảng phụ, yêu cầu HS đọc cấu tạo CTHĐ.
b) Lập chương trình hoạt động.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS làm bảng phụ treo lên bảng. GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để kiểm tra.
- Gọi HS dưới lớp đọc chương trình hoạt động của mình.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- Về hoàn thiện chương trình hoạt động của mình, viết lại vào vở.
- Nhận xét :
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cá nhân
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 23 Tiết 46 Ngày dạy : 
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Kĩ năng:
 Nhận biết và tự chữa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
2. Thái độ: HS yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt  cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 – 3 HS đọc trước lớp CTHĐ các em đã lập ở tiết trước.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. Nhận xét chung bài làm của HS.
Gọi HS đọc lại đề bài.
a. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Ưu điểm :
+ HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của bài Hãy kể một câu chuyện cổ tích mà em biết qua lời một nhân vật trong câu chuyện đó, Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những câu chuyện đã được học.
+ Biết thể hiện rõ bố cục của bài văn. Mở bài nêu được lời giới thiệu về câu chuyện mà em sẽ kể; thân bài nêu lên được nội dung câu chuyện; kết bài nêu lên được cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
+ Hình thức trình bày văn bản khá tốt.
- GV nêu tên những em có bài viết hay : ...............
..................................................................................
- Nhược điểm :
+ Câu văn còn lủng củng, chưa diễn đạt rõ về ý.
+ Hình thức còn một số em chưa trình bày đẹp, chưa làm rõ bố cục bài văn. (Bài của:...
..)
+ Còn sai lỗi chính tả. (Bài của:..
..)
b. Thông báo số điểm cụ thể:
Điểm 10: Điểm 9: Điểm 8:
Điểm 7: Điểm 6: Điểm 5: 
Điểm <5: 
3. Hướng dẫn chữa bài.
- Trả bài cho HS.
a. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
- Gọi HS lên bảng chữa. Cả lớp chữa VBT.
- Cho HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- Cho HS đổi tập để rà soát việcsửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn (..), bài văn hay:..
- Tổ chức cho HS trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của những đoạn văn, bài văn đó.
d. Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn cho hay hơn
- Em chọn đoạn nào để viết lại.
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- GV nhận xét.
- GV đọc đoạn văn hay của các bạn trong lớp cho cả lớp cùng nghe.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà đọc lại bài văn và xem lại kiến thức đã học về văn tả đồ vật ở lớp 4.
- Nhận xét :
- 2, 3 HS đọc bài
- Cá nhân
- Lắng nghe.
- Cá nhân, VBT.
- Trao đổi nhóm đôi
- Trao đổi nhóm đôi
- Trao đổi nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
Rút kinh nghiệm : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24 Tiết 47 Ngày dạy : 
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
 Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn (BT1).
2. Kĩ năng:
Viết được đoạn văn miêu tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV chấm đoạn văn viết lại của 2-3 HS.
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
a) Mở bài : Tôi có một người bạn đồng hành  màu cỏ úa 
Thân bài : Chiếc áo sờn vai  quân phục cũ của ba.
Kết bài : Mấy chục năm qua  và cả gia đình tôi b) - Các hình ảnh so sánh trong bài : hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh, cai cổ áo như hai cái lá non....
 - Các hình ảnh nhân hóa: cái áo người bạn đồng hành quí báu, cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. 
+ Bài văn mở bài theo kiểu nào? ( Mở bài kiểu trực tiếp)
+ Bài văn kết bài theo kiểu nào? ( Kết bài theo kiểu mở rộng.)
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?
(+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế.)
+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào? ( Tả bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo)
+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? (Có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh.) 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Em chọn đồ vật nào để tả?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Gợi ý: Cái bàn học ở nhà của tôi trông rất xinh xắn. Mặt bàn bằng gỗ, hình chữ nhật, đánh véc-ni màu cánh gián bóng sáng. Bốn chân bàn cũng bằng gỗ, đẽo tròn, hơi to hơnở phần sát với mặt bàn, nhỏ hơn ở phần dưới nên trông rất có duyên. Mẹ mua cho tôi một cái ghế dựa đặt bên cạnh bàn. Mỗi khi ngồi vào bàn học, tôi cảm thấy rất dễ chịu và khoan khoái vì cái bàn rất vừa với tầm vóc nhỏ bé của tôi.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà đọc lại, ghi nhớ những kiến thức về văn miêu tả và chuẩn bị bài ôn tập về tả đồ vật.
- Nhận xét :
- 2 – 3 HS nộp tập.
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24 Tiết 48 Ngày dạy : 
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng:
 Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
-Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em .
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý?
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét và rút ra dàn ý chi tiết.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình trước lớp.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Ví dụ : Dàn ý bài văn tả cái đồng hồ báo thức.
- Mở bài : Cái đồng hồ này em được tặng nhân ngày sinh nhật.
- Thân bài :
+ Đồng hồ rất đẹp.
+ Mặt hình tròn được viền nhựa đỏ.
+Mang hình dáng một con thuyền đang lướt sóng.
+ Đồng hồ có 4 kim : kim giờ, kim phút, kim giây, kim chuông.
+ Các vạch số chia đều đến từng mi-li-mét.
+ Đồng hồ chạy bằng pin.
+ 2 nút điều khiển sau lưng.
+ Khi chạy đồng hồ kêu tạch tạch, đến giờ đổ chuông thì giòn giã rất vui tai.
- Kết bài : Đồng hồ là người bạn giúp em không bao giờ đi học muộn. Em rất yêu quí chiếc đồng hồ này.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà đọc lại, ghi nhớ những kiến thức về văn miêu tả, hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- Nhận xét :
- 2 – 3 HS mang vở cho GV chấm.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT
- 1 HS làm bảng phụ
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16- 24.doc