Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh

Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh

3. Bài mới

3.1. Giới thiệu ghi tựa

3.2. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1

- Gọi HS đọc bài văn Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng.

- Hỏi :

+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì cho con người?

+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?

GV : Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mĩ đã rải hàng ngàn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm họa cho môi trường, cây cỏ, muông thú và con người. Hậu quả của nó thật tàn khốc. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó để giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.

 

doc 15 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 11 Ngày dạy :
 LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Nhớ lại cách thức trình bày một lá đơn.
Biết cách viết một lá đơn có nội dung theo đúng yêu cầu.
Trình bày đúng hình thức một lá đơn, đúng nội dung, câu văn ngắn gọn, rõ ý, thể hiện được nội dung chính đáng của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
Ổn định
Bài cũ
- GV chấm điểm 3 vở của HS phải viết lại bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc bài văn Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng.
- Hỏi : 
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì cho con người?
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
GV : Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mĩ đã rải hàng ngàn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm họa cho môi trường, cây cỏ, muông thú và con người. Hậu quả của nó thật tàn khốc. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó để giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Hỏi :
+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
+ Mục Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Phần lý do viết đơn em viết những gì?
- Yêu cầu HS viết đơn.
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.
- Nhắc HS : phần lí do viết đơn chính là trọng tâm của đơn. Em phải nêu bật được sự đồng tình của mình đối với các hoạt động của Đội tình nguyện, bản thân em phải có khả năng tham gia các hoạt động, nguyện vọng của em là muốn góp phần giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Chữ viết cần sạch, đẹp. Câu văn rõ ràng.
- Gọi 5 HS đọc đơn đã hoàn thành.
- Gọi nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò
- Các em viết đơn chưa đạt về nhà làm lại bài. Cả lớp chuẩn bị bài luyện tập tả cảnh sông nước cho tiết học sau.
Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
+ Gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần king, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh, hiện cả nước có khoảng 70 000 người lớn và từ 200000 đến 300 000trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam.
+ Chúng ta cần động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ truyện, vẽ tranh để động viên họ, 
+ Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam
+ Kính gởi Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ xã ..
+ Sau khi tìm hiểu về nội dung và cách thức hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam của xã , em thấy các việc làm và hoạt động của Đội rất thiết thực và có ý nghĩa. Em thấy mình có thể tham gia tốt các hoạt động của đội. Vì vậy, em viết đơn này xin bày tỏ nguyện vọng được là thành viên của Đội tình nguyện để góp phần vào việc xoa diệu nỗi đau da cam.
- 5 HS đọc bài của mình cho lớp nghe.
- Nhận xét bài của bạn.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 6 Tiết 12 Ngày dạy :
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết cách quan sát cảnh sông nước thông qua phân tích một số đoạn văn
Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
Ổn định
Bài cũ
- Thu, chấm bài tập Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
Trong tiết tập làm văn hôm nay chúng ta cùng học bài Luyện tập tả cảnh
3.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Đoạn a :
- Chia lớp thành 4 nhóm,đọc đoạn văn và thảo luận câu hỏi trong SGK.
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Câu văn nào cho em biết điều đó ?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
+ Tác giả đã dùng màu sắc nào khi miêu tả?
+ khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
- GV : Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác. Trong miêu tả, nghệ thuật liên tưởng được sử dụng rất hiệu quả. Liên tưởng làm cho sự vật thêm sinh động hơn, gần gũi với con người hơn. Liên tưởng của nhà văn giúp ta cảm nhận được vẻ đáng yêu của biển.
- Đoạn b :
+ Nhà văn Đoàn GiỏiMiêu tả cảnh sông nước nào ?
+ Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày ?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
+ Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh ?
- Cho HS đọc chú giải : thủy ngân .
+ Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì?
- Tác giả sử dụng những liên tưởngbằng những từ ngữ : đỏ lửa, phơn phớt màu đào, dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắtlàm cho ta cảm nhận được cái nắng nóng dữ dội nơi con kênh chảy qua.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc kết quả em quan sát một cảnh sông nước ở đã chuẩn bị ở tiết trước.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh một cảnh sông nước.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét bài của bạn.
-GV ghi điểm HS.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà sửa chữa, hoàn thiện dàn ý bài vănmiêu tả cảnh sông nước và chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh cho tiết sau.
Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm việc theo nhóm.
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.
+ Câu văn : Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi : bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió.
+ màu xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
+ Tác giả đã liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người :biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
+ Nhà văn tả cảnh con kênh.
+ Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
+ tác giả miêu tả : ánh nắng chiếu xuống dòng kênhnhư đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch trống hoác, buổi sáng, con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
+ Làm cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời, làm cho nó sinh động hơn.
- 3HS đọc bài của mình cho lớp nghe.
- Nhận xét bài của bạn.
- 2 HS làm giấy khổ to,cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lần lượt trình bày dàn ý của mình, hs cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 7 Tiết 13 Ngày dạy : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Luyện tập về tả cảnh sông nước : xác định được cấu tạo của bài văn tả cảnh, các câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn trong bài văn.
Thực hành viết các câu mở đoạn cho đoạn văn; yêu cầu lời văn tự nhiên sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh Vịnh Hạ Long SGK trang 71.
- Giấy khổ to, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Thu, chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước của 3 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Cho HS hoạt động nhóm,đọc đoạn văn và thảo luận câu hỏi trong SGK.
+ Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài.
+ Phần thân bài có mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả những gì ?
+ Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn văn và trong cả bài ?
- GV : Tác giả tả sự kì vĩ của Hạ Long với sự phân bố đặc biệt của hàng nghìn hòn đảo, tả nét duyên dáng của vịnh Hạ Long được tạo bởi cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời, tả những nét riêng biệt của Hạ Long qua sự thay đổi theo mùa.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn.
- GV gợi ý : Các em đọc kĩ đoạn văn và các câu mở đoạn cho sẵn, điền nhẩm vào chỗ trống xem câu mở đoạn nào khớp với các câu tiếp theo, câu mở đoạn phải liên kết được ý với các câu sau, bao trùm được ý miêu tả của cả đoạn.
- Gọi HS trình bày.
-GV nhận xét câu trả lời đúng.
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho 2 HS làm vào giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
- Nhắc HS : các em có thể viết câu mở đoạn cho 1 trong 2 đoạn văn trên. Mở đoạn chúng ta có thể viết từ 1 đến 2 câu.
- Gọi 2 HS dán bài lên bảng, GV cùng hS nhận xét, sửa chữa.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà đọc lại bài và luyện viết một đoạn văn trong bài miêu tả cảnh sông nước để chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh cho tiết sau.
Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm việc theo nhóm.
+ Mở bài : Vịnh Hạ Long Việt Nam.
+ Thân Bài : Cái đẹp  vang vọng.
+ Kết bài : Núi non  giữ gìn.
+ Có 3 đoạn :
+ Đ1 : Tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long.
+ Đ2 : Tả vẻ duyên dáng của Hạ Long.
+ Đ3 : Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
+ Những câu văn in đậm là câu mở đầu mỗi đoạn, câu mở d0oạn nêu ý bao trùm cả đoạn. Với cả bài, mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết  ... p như thế nào ?
+ Phần kết bài cần nêu những gì ?
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS viết vào giấy khổ to.
- Gọi 2 HS đã làm vào giấy khổ to dán lên bảng, GV cùng HS nhận xét.
- Gọi 3 HS đọc dàn ý của mình, GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
- Cho 2 HS làm vào giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
- Nhắc HS : các em chỉ viết một đoạn trong phần thân bài. Câu mở đoạn cần 
nêu được ý của đoạn. Các câu thân đoạn phải có sự liên kết giữa các ý. Câu kết đoạn thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình
- Gọi 2 HS làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài. GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương.
Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
+ Mở bài : Giới thiệu cành đẹp định tả.
+ Thân bài : Tả những đặcđiểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp thêm gần gũi, hấp dẫn người đọc.
+ Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.
+ Kết bài : Nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- 3 HS đọc.
- 2 HS làm giấy khổ to,cả lớp làm vào vở
- 3HS đọc bài của mình cho lớp nghe.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 8 Tiết 16 Ngày dạy :
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Củng cố cách viết đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.
Thực hành viết mở bài theo lối gián tiếp , kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
3.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài gián tiếp? 
- Em thấy kiểu bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Viết vào giấy khổ to và trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- GV kết luận lời giải đúng.
+ Giống nhau : đều nói lên tình cảm yêu quí, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường.
+ Khác nhau : đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên : khẳng định con đường là người bạn quí. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng : vừa nói lên tình cảm yêu quí con đường của bạn HS, ca ngợi công ơn của cá cô chú công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp.
- Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm vào giấy khổ to dán phần mở bài, kết bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc đoạn văn mở bài, kết bài của mình.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà hoàn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận..
- Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
+ Đoạn a là mở bài trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường sẽ tả là đường Nguyễn Trường Tộ.
+ Đoạn b mở bài gián tiếp vì nói đến tuổi thơ với những cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường định tả.
- Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động, hấp dẫn hơn.
- 2 HS đọc.
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
- Kiểu kết bài mở rộng hấp dẫn người đọc hơn.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 3 HS đọc bài.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 9 Tiết 17 Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết cách thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gủi với lứa tuổi HS.
Biết đưa ra lí lẽ, dẫn chứng cụ thể khi thuyết trình, tranh luận.
Có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận, diễn đạt lời nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to, bút lông.
Bài tập 3a viết sẵn vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS đọc phần mở bài, kết bài của bài văn tả cảnh.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
3.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS đọc phân vai bài Cái gì quí nhất?
- Cho HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
a) các bạn Hùng, Quí, Nam tranh luận về vấn đề gì?
b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình ?
c) Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn điều gì ? Thầy đã lập luận như thế nào ?
- Muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những diều kiện gì ?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. 
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng HS phát biểu.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh dấu câu trả lời theo thứ tự ưu tiên vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
- Nhận xét :
Làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
5 HS đọc phân vai.
+ Các bạn tranh luận về vấn đề : Trên đời này cái gì quí nhất?
+ Hùng cho rằng quý nhất là lúa gạo. Quý cho rằng quí nhất là vàng. Nam cho rằng quí nhất là thì giờ.
Hùng cho rằng không có ai không ăn mà sống được, lúa gạo nuôi dống con mgười nên lúa gạo là quí nhất. Quý cho rằng vàng bạc có thể mua được lúa gạo nên vàng bạc là quí nhất. Nam cho rằng thì giờ quí hơn vàng bạc.
Thầy muốn ba bạn công nhận rằng : Người lao động là quí nhất. Thầy nói
 rằng lúa gạo, vàng bạc và thì giờ đều quí nhưng chưa phài là quí nhất. Không có lao động thì không có ai làm ra vàng bạc, lúa gạo và thì giờ cũng trôi qua vô ích.
+ Phải hiểu biết về vấn đề.
+ Phải có ý kiến riêng.
+ Phải có dẫn chứng.
+ Phải biết tôn trọng người tranh luận.
- Đóng vai một trong 3 bạn nêu ý kiến tranh luận.
- 3 HS phát biểu ý kiến trước lớp.
-Trao đổi về cách thuyết trình tranh luận :
a) + Phải hiểu biết về vấn đề.
+ Phải có ý kiến riêng.
+ Phải có dẫn chứng.
+ Phải biết tôn trọng người tranh luận.
b) Thái độ ôn tồn vui vẻ.
+ Lời nói vừa đủ nghe.
+ không bảo thủ.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 9 Tiết 18 Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Luyện tập về cách thuyết trình, tranh luận. Biết tìm và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Em hãy nêu những điều kiện cần có khi tham thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa
3.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- Gọi 5 HS đọc phân vai truyện.
- Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
- Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
- Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
- GV kết luận : không khí, đất, nước, ánh sáng là bốn điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu một trong bốn điều kiện đó thì cây xanh sẽ không phát triển được.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm vàømở rộng lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. Phát giấy khổ to cho từng nhóm.
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai tranh luận,
- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có khả năng thuyết trình, tranh luận.
Kết luận : Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần phải nắm chắc được vấn đề tranh luận, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận. Về vấn đề gì ?
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm giấy khổ to.
Gợi ý : Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra (hoặc chỉ có đèn) ?
- Vì sao nói cả trăng và đèn đều rất cần thiết cho cuộc sống ?
- Cả trăng và đèn đều có những ưu, khuyết điểm nào?
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà làm hoàn thiện bài 2 và ôn tập chuẩn bị thi GKI.
- Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
-5 HS đọc phân vai Người dẫn chuyện,đất,nước, Không khí, Aùnh sáng.
- Tranh luận về vấn đề : Cái gì cần nhất đối với cây xanh?
- Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh:
+ Đất nói : tôi có chất màu để nuôi cây lớn.
+ Nước nói : Tôi vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ Không khí nói : Không có khí trời thì tất cả đều chết rũ.
+ Aùnh sáng nói : Thiếu ánh sáng thì sẽ không có màu xanh. Không có màu xanh thì gọi là cây xanh sao được !
HS phát biểu.
- HS hoạt động theo nhóm.
- 1 nhóm lên đóng vai tranh luận, nhóm khác bổ sung.
- Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình.
- Bài tập yêu cầu thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_5_tuan_6_den_tuan_9_tran_the_khanh.doc