Giáo án Tập làm văn - Tiết 11, 12

Giáo án Tập làm văn - Tiết 11, 12

I. Mục tiêu

Giúp HS

ã Nhớ lại cách thức trình bày một lá đơn

ã Biết viết một lá đơn đúng quy ủũnh veà theồ thửực , ủuỷ nội dung caàn thieỏt, câu văn ngắn gọn, rõ ý, trỡnh baứy ủửụùc lớ do, nguyện vọng chính đáng của bản thân

 II. Đồ dùng dạy- học

 Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60 SGK

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn - Tiết 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÄP LAỉM VAấN
Tieỏt 11: Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu
Giúp HS 
Nhớ lại cách thức trình bày một lá đơn
Biết viết một lá đơn đúng quy ủũnh veà theồ thửực , ủuỷ nội dung caàn thieỏt, câu văn ngắn gọn, rõ ý, trỡnh baứy ủửụùc lớ do, nguyện vọng chính đáng của bản thân
 II. Đồ dùng dạy- học
 Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60 SGK
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
 A. kiểm tra bài cũ
- Thu chấm vở của 3 HS phải viết lại bài văn tả cảnh
- Thu chấm vở của 3 HS phải làm lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ
- Nhận xét ý thức học tập của HS ở nhà
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
 H; Khi nào chúng ta phải viết đơn?
H: hãy kể tên những mẫu đơn mà các em đã học?
GV: Trong tiết tập làm văn hôm nay các em cùng thực hành viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- HS đọc bài Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng
H: chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì?
H: Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam
H: ở địa phương em có người nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ ra sao?
H: Em đã từng biết và tham gia phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
H: Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
 H: Mục Nơi nhận đơn em viết những gì?
H: Phần lí do viết đơn em viết những gì?
- Yêu cầu HS viết đơn
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn 
- Gọi 5 HS đọc đơn đã hoàn thành
- Nhận xét bài của HS 
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
+ Phải viết đơn khi chúng ta trình bày một ý kiên, nguyện vọng nào đó
+ Đơn xin phép nghỉ học, Xin cấp thẻ HS, Xin gia nhập đội TNTPHCM
- HS nghe
- HS đọc bài sau đó 3 HS nêu ý chính của bài
Đ1: Những chất độc Mĩ đã rải xuống Miền nam
Đ2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường.
Đ3: Hậu quả mà chất độc màu da cam gây ra cho con người.
+ Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn hai triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh...Hiện cả nước có 70 000 người lớn, từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam.
+ chúng ta cần động viên, thăm hỏi giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ.. để động viên họ
+ HS nêu
+ HS nêu 
- HS đọc 
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
+ Kính gửi: ban chấp hành hội chữ thập đỏ trường tiểu học chiềng mung
+ HS nêu những phần mình viết:
- Sau khi tìm hiểu về nội dung và cách thức hoạt động của đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam của hội chữ thập đỏ trường tiểu học chiềng mung , em thấy các hoạt động và việc làm của đội rất thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Đội đã giúp đỡ được nhiều nạn nhân ..... Em cũng đã cùng gia đình ủng hộ đồ dùng, tiền cho các nạn nhân.....Em thấy mình có thể tham gia tốt các hoạt động của đội. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được là thành viên của đội tình nguyện để mang những đóng góp của mình góp phần vào việc xoa dịu nôpĩ đau da cam.
- HS làm bài
- HS quan sát
- HS đọc 
- HS nhận xét bài của bạn
Rỳt kinh nghiệm:
TAÄP LAỉM VAấM
TIEÁT 12: Luyện tập tả cảnh
 I. Mục tiêu
 1. Thông qua những đoạn văn hay học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
 2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, hồ, đầm...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt đông dạy
hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị của HS cho tiết học này ( quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước)
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
và trả lời các câu hỏi trong bài 
 H: Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
H: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
H: Câu văn nào cho em biết điều đó?
H: Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
H: Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
H: Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị nào?
H: Theo em liên tưởng có nghĩa là gì?
 Đoạn văn b: 
H: Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?
H: con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?
H: Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
H: Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
H: Việc sử dụng nghệ thuật liên tưởng có tác dụng gì?
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ trước.
- Nhận xét bài làm của HS và cho điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về sửa lại bài và hoàn thiện dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
- HS mang vở để GV KT
- HS nghe
- HS nêu
+Nhà văn đã miêu tả cảnh biển
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây
+ Câu văn:" Biển luôn thay đổi màu sắ tuỳ theo sắc mây trời"
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: Bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dộng gió.
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
+ khi quan sát biển, tá giả liên tưởng đén sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
+ Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
+ Nhà văn miêu tả con kênh
+ Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều tối.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
+ Tác giả miêu tả: ánh sáng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời chống huyếch chống hoác, buổi sáng con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
+ làm cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời, làm cho nó sinh động hơn.
- HS đọc
- 3 HS đọc bài chuẩn bị của mình
- Lớp nhận xét bài của bạn
Rỳt kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV 11-12.doc