Môn : Tập làm văn
Tiết: 18: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
- Biết chọn và đưa ra lí lẽ có sức thuyết phục rõ ràng và gọn ghẽ.
- HS có ý thức trong khi trực tiếp tranh luận (bình tĩnh, tôn trọng người đối thoại)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ kẻ và ghi hướng dẫn bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Ngày dạy: 20 tháng 10 năm 2008 Môn : Toán Tiết 41: Bài: LUYỆN TẬP MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản. Luyện kĩ năngviết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. Bồi dưỡng ý thức học tốt môn toán. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ cho HS làm bài. - Chép sẵn bài tập 4 SGK vào bảng phụ. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong tiết học Dạy bài mới:.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn, tổ chức cho HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu đề bài, HS làm bài bảng con, mỗi phép tính một em lên bảng làm, HD nhận xét và chữa bài. HS nêu lại cách làm. Bài 2: GV nêu bài mẫu, HS xung phong làm theo cách 2 rồi thực hiện theo thứ tự như bài 1. GV nhắc lại cách làm Bài 3: HS làm bài vào phiếu bài tập, gọi 3 HS lên bảng làm. HS nhận xét, chữa bài. Bài 4: HS làm bài vào phiếu bài tập, gọi 3 HS lên bảng làm. HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách làm. a) 35m 23cm = 35,23 m b) 51dm 3cm = 51,3 cm c) 14m 7cm = 14,07 m Cách làm: C1: Ghi cùng đơn vị dưới dạng hỗn số rồi chuyển về số thập phân. C2: Nhẩm: Cứ mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số. Mẫu: 315 cm = 3,15m Cách làm: 315 cm = 300 cm + 15 cm = 3m 15cm = 3 15/100 m = 3,15m 234 cm = 2,34 m 506 cm = 5,06 m 34 dm = 3,4 m 3. Viết số đo sau dưới dạng số thập phân có số đo là ki –lô-mét: a) 3km 245m = 3,245km b) 5km 34m = 5,034 km c) 307m = 0,307 km 4 Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) 12,44m = 12m 44cm b) 7,4dm = 7dm 4cm c) 3,45km = 3450m d) 34,3km = 34300m Củng cố: HS nhắùc lại cách làm các dạng viết số đo độ dài trên. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập. Nhận xét giờ học: Ngày dạy: 24 tháng 10 năm 2008 Môn : Tập làm văn Tiết: 18: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận. Biết chọn và đưa ra lí lẽ có sức thuyết phục rõ ràng và gọn ghẽ. HS có ý thức trong khi trực tiếp tranh luận (bình tĩnh, tôn trọng người đối thoại) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ kẻ và ghi hướng dẫn bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những điều kiện cần có trướcc khi muốn thuyết trình, tranh luận? ? Để thuyết trình, tranh luận tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự chúng ta cần có thái độ như thế nào? 1 . Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. 2. Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. 3. Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng. Cần phải có thái độ ôn tồn, vui vẻ. Lời nói vừa đủ nghe. Tôn trọng người nghe, không nên nóng nảy. Phải biết lắng nghe ý kiến người khác. Không nên bảo thủ, không nên cho ý kiến mình là đúng. B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1. HS đọc yêu cầu bài tập – GV giúp HS hiểu kĩ yêu cầu đề bài: ? Dựa vào cái gì, và để làm gì? Dựa vào một nhân vật để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng GV gạch dưới những từ trên. HS thảo luận và trả lời câu hỏi – HS trình bày kết quả – GV gắn bảng Nhân vật Ý kiến. Lí lẽ. Đất Cây cần đất nhất. Đất có chất màu nuôi cây. Nước Cây cần nước nhất. Nước vận chuyển chất màu. Không khí Cây cần không khí nhất. Cây không thể sống thiếu không khí. Aùnh sáng Cây cần ánh sáng nhất. Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Các nhóm thảo luận để đóng vai mở rộng lí lẽ. HS nhập vai tranh luận trước lớp theo nhóm (khi nhập vai cần xưng tôi VD đất tôi) Lớp bình chọn nhóm đóng vai hay nhất – mở rộng lí lẽ đúng nhất. Ví dụ: Nhân vật Ý kiến. Lí lẽ mở rộng Đất Cây cần đất nhất. Đất có chất màu nuôi cây.Nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết ngay Nước Cây cần nước nhất. Nước vận chuyển chất màu. Khi trời trở hạn hán thì cho dù có đất thì cây cũng héo rũ, chết rũ, . . . ngay cả đất, nếu không có nước cũng mất chất màu. Không khí Cây cần không khí nhất. Cây không thể sống thiếu không khí. Thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu, nhưng thiếu không khí cây sẽ chết ngay. Aùnh sáng Cây cần ánh sáng nhất. Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Cũng như con nngười nếu ăn uống đầy đủ mà phải sống trong bóng tối suốt đời thì cũng không ra con người. Cả bốn nhân vật Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta cùng giúp cây xanh lớn lên là giúp ích cho đời. Bài tập 2: HS đọc đề và xác định rõ yêu cầu đề và lí lẽ của trăng và đèn để đưa ý kiến của em thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của trăng và đèn GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS. ? Trăng giúp ích gì cho cuộc sống, nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xẩy ra? ? Đèn giúp ích gì cho cuộc sống, nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xẩy ra? ? Trăng và đèn và đèn đều có những hạn chế nào? HS trình bày ý kiến của mình. lớp bình chọn bạn đưa ra ý lí lẽ hay nhất, có sức thuyết phục nhất. Ví dụ: Đèn và trăng đều vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Đây là hai nhân vật cùng toả sáng vào ban đêm. Trăng soi sáng khắp mọi nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng. Bạn nghĩ xem nếu không có trăng cuộc sống sẽ ra sa? Chúng ta sẽ không có những đêm rằm trung thu, không được ngắm nhìn những vì sao lung linh trên trời . . . ., Nhưng đừng vì thế mà coi thường neon. Trăng chỉ sáng vào một số ngày trong tháng và có khi phải luồn vào đám mây. Còn đèn tuy nhỏ bé nhưng rất có ích, đèn soi sáng quanh name, đèn giúp em học bài, bố đọc báo, mẹ làm việc nhà vào ban đêm . . . nhưng đèn không nên kiêu ngạo với trăng. Đèn không thẻ sáng nếu không có dầu, không có điện, đèn dầu ra trước gió sẽ bị thổi tắt. Vậy nên trong cuộc sống của chúng ta cả trăng và đèn đều rất cần thiết. C. Củng cố: GV nêu lại thái độ, điều kiện khi tham gia tranh luận, thuyết trình. D. Dặn dò: Về nhà thuyết trinh lại bài 2 cho cả nhà cùng nghe, luyện đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì I. E. Nhận xét giờ học: PHIẾU BÀI TẬP (Tên: . . .. . . .. ) BÀI: LUYỆN TẬP 3. Viết số đo sau dưới dạng số thập phân có số đo là ki –lô-mét: a) 3km 245m = . . . . . . . . km b) 5km 34m = . . . . . . . . km c) 307m = . . . . . . . . .km 4 Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) 12,44m = . . . . . m .. . . .cm b) 7,4dm = . . . . . dm .. . cm c) 3,45km = . .. . . . m d) 34,3km = .. . . . . .m PHIẾU BÀI TẬP (Tên: . . .. . . .. ) BÀI: LUYỆN TẬP 3. Viết số đo sau dưới dạng số thập phân có số đo là ki –lô-mét: a) 3km 245m = . . . . . . . . km b) 5km 34m = . . . . . . . . km c) 307m = . . . . . . . . .km 4 Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) 12,44m = . . . . . m .. . . .cm b) 7,4dm = . . . . . dm .. . cm c) 3,45km = . .. . . . m d) 34,3km = .. . . . . .m
Tài liệu đính kèm: