Môn: Tập làm văn
Bài: Cấu tạo của bài văn tả người
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người (nội dung ghi nhớ).
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: Bảng phụ ghi sẵn phần tóm tắt dàn ý ba phần (mở bài - thân bài - kết bài) của bài Hạng A Cháng.
- Dụng cụ học tập: SGK, vở bài tập.
Môn: Tập làm văn Bài: Cấu tạo của bài văn tả người I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người (nội dung ghi nhớ). - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị: - ĐDDH: Bảng phụ ghi sẵn phần tóm tắt dàn ý ba phần (mở bài - thân bài - kết bài) của bài Hạng A Cháng. - Dụng cụ học tập: SGK, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: Các bước Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. KT bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động 2: 4. Củng cố: 5. Dặn dò: - Gọi HS đọc lại đơn kiến nghị đã cho về nhà làm hoàn chỉnh. - Gọi HS nhắc lại cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh. - Nhận xét cho điểm. - Giới thiệu bài trực tiếp. Tìm hiểu phần nhận xét: - Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa bài Hạng A Cháng. - Gọi HS đọc bài văn. - Tổ chức thảo luận nhóm. - Giao việc: Yêu cầu HS tìm mở bài, thân bài, kết bài. - Đính bảng phụ ghi sẵn phần tóm tắt dàn ý ba phần của bài Hạng A Cháng lên bảng nhận xét, chốt lại những ý đúng. * Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn HS luyện tập: - Nêu yêu cầu bài tập và nhắc hs: + Khi lập dàn ý, các em cần bám sát cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người. + Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc – những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó. - Yêu cầu HS nêu đối tượng của mình chọn. - Phát giấy và bút dạ cho HS. - Nhận xét : Nhấn mạnh yêu cầu về cấu tạo của một bài văn tả người: có đẻ 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài). Phấn thân bài nêu những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của người được chọn tả. Chi tiết miêu tả cần lựa chọn. - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - Giáo dục, liên hệ thực tiễn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau. - Hát. - 02 HS. - 02 HS. - Lắng nghe. - Quan sát tranh minh họa SGK theo hướng dẫn GV. - 01 HS đọc bài văn. - Thảo luận nhóm đôi. - Lắng nghe và trao đổi cùng bạn bên cạnh hoàn thành nội dung theo yêu cầu. - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Câu 1: Xác định phần mở bài: ( từ đầu đấn đẹp quá!: giới thiệu người định tả - Hạng A Cháng – bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khỏe, đạp của A Cháng). Câu 2: Ngoại hình của A Cháng có những điểm nổi bật: ( ngực nở vòng cung; da đỏ như lim; bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ; vóc cao, vai rộng; người đứng như cái cột đá trời trồng; khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. Câu 3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc. Câu 4: + Phần kết bài: ( Câu văn cuối bài – sức lực tràn trề chân núi tơbo). + Ý chính của nó: ( Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng). Câu 5: Từ bài văn, HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người. - Lắng nghe và nhìn bảng. - 02 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ SGK. - Lắng nghe. - Tiếp nối nhau nêu trước lớp đối tượng các em chọn tả là người nào trong gia đình. - Lập dàn ý vào giấy nháp để sửa chữa, bổ sung trước khi viết vào vở. - 03 HS làm bài vào phiếu, dán kết quả lên bảng lớp, trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 02 HS tiếp nối nhau nhắc lại ghi nhớ trước lớp.
Tài liệu đính kèm: