Giáo án Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt

Giáo án Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt

I. Mục tiêu, phương thức tích hợp

 Hoạt động 1

 Căn cứ mục tiêu, nội dung Chương trình và SGK môn Tiếng Việt cấp Tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trường Tiểu học, anh (chị) hãy trao đổi về hai vấn đề sau :

1. Mục tiêu GDBVMT qua môn Tiếng Việt là gì ?

2. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các phương thức nào ?

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Tiếng Việt
_______________________________________________________________
I. Mục tiêu, phương thức tích hợp 
 Hoạt động 1
 Căn cứ mục tiêu, nội dung Chương trình và SGK môn Tiếng Việt cấp Tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trường Tiểu học, anh (chị) hãy trao đổi về hai vấn đề sau :
Mục tiêu GDBVMT qua môn Tiếng Việt là gì ?
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các phương thức nào ?
Thoõng tin phaỷn hoài cho Hoaùt ủoọng 1
* Muùc tieõu
	Giaựo duùc BVMT qua moõn Tieỏng Vieọt ụỷ caỏp Tieồu hoùc nhaốm giuựp HS :
	- Hieồu bieỏt veà moọt soỏ caỷnh quan thieõn nhieõn, veà cuoọc soỏng gia ủỡnh, nhaứ trửụứng vaứ xaừ hoọi gaàn guừi vụựi HS qua ngửừ lieọu duứng ủeồ daùy caực kú naờng ủoùc (Hoùc vaàn, Taọp ủoùc), vieỏt (Chớnh taỷ, Taọp vieỏt, Taọp laứm vaờn), nghe - noựi (Keồ chuyeọn).
	- Hỡnh thaứnh nhửừng thoựi quen, thaựi ủoọ ửựng xửỷ ủuựng ủaộn vaứ thaõn thieọn vụựi moõi trửụứng xung quanh.
 	- Giaựo duùc loứng yeõu quyự, yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng Xanh - Saùch - ẹeùp qua caực haứnh vi ửựng xửỷ cuù theồ : baỷo veọ caõy xanh, giửừ gỡn veọ sinh moõi trửụứng vaứ danh lam thaộng caỷnh cuỷa queõ hửụng, ủaỏt nửụực ; bửụực ủaàu bieỏt nhaộc nhụỷ moùi ngửụứi baỷo veọ moõi trửụứng ủeồ laứm cho cuoọc soỏng toỏt ủeùp.
	* Phửụng thửực tớch hụùp
	Caờn cửự vaứo noọi dung Chửụng trỡnh, SGK vaứ ủaởc trửng giaỷng daùy moõn Tieỏng Vieọt ụỷ Tieồu hoùc, coự theồ tớch hụùp GDBVMT theo hai phửụng thửực sau :
- Phửụng thửực 1. Khai thaực trửùc tieỏp
ẹoỏi vụựi caực baứi hoùc coự noọi dung trửùc tieỏp veà GDBVMT (VD : caực baứi Taọp ủoùc noựi veà chuỷ ủieồm thieõn nhieõn, ủaỏt nửụực, ...), GV giuựp HS hieồu, caỷm nhaọn ủửụùc ủaày ủuỷ vaứ saõu saộc noọi dung baứi hoùc chớnh laứ goựp phaàn giaựo duùc treỷ moọt caựch tửù nhieõn veà yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng. Nhửừng hieồu bieỏt veà moõi trửụứng ủửụùc HS tieỏp nhaọn qua caực baứi vaờn, baứi thụ seừ in saõu vaứo taõm trớ caực em. Tửứ ủoự, caực em seừ coự nhửừng chuyeồn bieỏn veà tử tửụỷng, tỡnh caỷm vaứ coự nhửừng haứnh ủoọng tửù giaực baỷo veọ moõi trửụứng. ẹaõy laứ ủieàu kieọn toỏt nhaỏt ủeồ noọi dung GDBVMT phaựt huy taực duùng ủoỏi vụựi HS thoõng qua ủaởc trửng cuỷa moõn Tieỏng Vieọt. 
- Phửụng thửực 2. Khai thaực giaựn tieỏp
ẹoỏi vụựi caực baứi hoùc khoõng trửùc tieỏp noựi veà GDBVMT nhửng noọi dung coự yeỏu toỏ gaàn guừi, coự theồ lieõn heọ vụựi vieọc baỷo veọ moõi trửụứng nhaốm naõng cao yự thửực cho HS, khi soaùn giaựo aựn, GV caàn coự yự thửực “tớch hụùp”, “loàng gheựp” baống caựch gụùi mụỷ vaỏn ủeà lieõn quan ủeỏn baỷo veọ moõi trửụứng nhaốm giaựo duùc HS theo ủũnh hửụựng veà GDBVMT. Phửụng thửực naứy ủoứi hoỷi GV phaỷi naộm vửừng nhửừng kieỏn thửực veà GDBVMT, coự yự thửực tỡm toứi, suy nghú vaứ saựng taùo ủeồ coự caựch lieõn thớch hụùp. GV cuừng caàn xaực ủũnh roừ : ủaõy laứ yeõu caàu “tớch hụùp” theo hửụựng lieõn tửụỷng vaứ mụỷ roọng, do vaọy phaỷi thaọt tửù nhieõn, haứi hoaứ vaứ coự mửực ủoọ ; traựnh khuynh hửụựng lieõn heọ lan man, “sa ủaứ” hoaởc gửụùng eựp, khieõn cửụừng, khoõng phuứ hụùp vụựi ủaởc trửng moõn hoùc.
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt
Lớp 5
 Hoạt động 6
 Căn cứ nội dung Chương trình, SGK Tiếng Việt 5, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau : 
Xác định các bài học có khả năng tích hợp (lồng ghép) GDBVMT.
Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp của các bài đó (theo phương thức nào).
 Trình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dưới đây.
Tuần
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT
Phương thức TH 
Thông tin phản hồi cho Hoạt động 6
* Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm :
1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên. 
 	2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
* Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể :
Tuần
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT
Phương thức TH
1
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- GV chú ý khai thác ý “thời tiết” ở câu hỏi 3 : Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?. Qua đó, giúp HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam.
- Ngữ liệu dùng để Nhận xét (bài Hoàng hôn trên sông Hương) và Luyện tập (bài Nắng trưa) đều có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Buổi sớm trên cánh đồng) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
2
Tập đọc
Sắc màu em yêu
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- GV chú ý kết hợp GDBVMT qua các khổ thơ : Em yêu màu xanh,Nắng trời rực rỡ. Từ đó, giáo dục HS ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước : Trăm nghìn cảnh đẹp,Sắc màu Việt Nam.
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Rừng trưa, Chiều tối) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
3
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Mưa rào) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
4
Kể chuyện
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- GV liên hệ : Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,...).
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
7
Chính tả
Dòng kinh quê hương
Kể chuyện
Cây cỏ nước Nam
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.
- Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Vịnh Hạ Long) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
8
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
LT&C
MRVT Thiên nhiên
Kể chuyện
KC đã nghe, đã đọc
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn để cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
- GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
- HS Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
9
LT&C
MRVT Thiên nhiên
Tập đọc
Đất Cà Mau
Tập làm văn
LT thuyết trình, tranh luận
- GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài văn, qua đó hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau : 
- GV kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua Bài tập 1 : Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện nói về Đất, Nước, Không Khí và ánh Sáng. 
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
10
Chính tả
Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
- Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
11
Chính tả
Luật Bảo vệ môi trường
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
Tập đọc
Tiếng vọng
LT&C
Quan hệ từ
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.
- Giáo dục ý thức BVMT, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
- GV tìm hiểu bài để HS cảm nhận được nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý thức BVMT, gây ra cái chết đau lòng của con chim sẻ mẹ, làm cho những con chim non từ những quả trứng trong tổ “mãi mãi chẳng ra đời”.
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập 2 với ngữ liệu nói về BVMT, từ đó liên hệ về ý thức BVMT cho HS.
- Hai đề bài làm đơn để HS lựa chọn đều có tác dụng trực tiếp về GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
12
LT&C
MRVT Bảo vệ môi trường
Kể chuyện
KC đã nghe, đã đọc
LT&C
LT về quan hệ từ
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
- HS kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức BVMT. 
- Bài tập 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
13
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
LT&C
MRVT Bảo vệ môi trường
Kể chuyện
KC được chứng kiến, tham gia
Tập đọc
Trồng rừng ngập mặn
LT&C
LT về quan hệ từ
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, HS được nâng cao ý thức BVMT.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
- Cả hai đề bài (Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường / Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường) đều có tác dụng giáo dục HS về ý thức BVMT
- GV giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- Cả 3 bài tập đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao nhận thức về BVMT cho HS.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
- Khai t ... h - xoè rộng cành để bao bọc...
c) Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lần lượt từng HS đọc trong nhóm (bàn, tổ), các HS khác nghe, góp ý. 
- GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm (cá nhân hoặc đồng thanh). 
 Có thể kết hợp tổ chức trò chơi luyện đọc do GV chọn (đọc tiếp sức, đọc “truyền điện”, đọc theo vai...)
 đ) Cả lớp đọc đồng thanh (một, hai đoạn trong bài).
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
3.1. Câu hỏi 1 (HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời) : 
Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ? (Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng nên vùng vằng bỏ đi).
3.2. Câu hỏi 2 (HS đọc phần đầu đoạn 2) : 
- Câu hỏi phụ : Vì sao cuối cùng cậu lại tìm đường về nhà ? (Đi la cà khắp nơi, cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ và trở về nhà). 
- Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ? (Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc).
3.3. Câu hỏi 3 (HS đọc phần còn lại của đoạn 2) : 
- Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ? (Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra (nhô ra), nở trắng như mây; rồi hoa rụng, quả xuất hiện...).
- Câu hỏi phụ : Thứ quả ở cây này có gì lạ ? (Lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánh...tự rơi vào lòng cậu bé; khi môi cậu vừa chạm vào, bỗng xuất hiện một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ). 
* Kết hợp GDBVMT : Môi trường xung quanh chúng ta có nhiều cây trái hữu ích, đáng để cho chúng ta nâng niu, quý trọng.
3.4. Câu hỏi 4 (HS đọc thầm đoạn 3) : 
Những nét nào của cây gợi lên hình ảnh của mẹ ? (Mặt sau của lá đỏ hoe mắt mẹ khóc chờ con; cây xoà cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về).
3.5. Câu hỏi 5 (HS nêu ý kiến cá nhân) : 
Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì ? (VD: Con đã biết lỗi, xin mẹ tha thứ cho con, từ nay con sẽ luôn chăm ngoan để mẹ vui lòng...).
4. Luyện đọc lại (nếu có điều kiện)
- GV có thể cho HS chọn một trong ba đoạn ngắn sau để thi đọc hay: 
+ Đoạn a : từ ở nhà đến nở trắng như mây.
+ Đoạn b : từ Hoa rụng đến như sữa mẹ.
+ Đoạn c : từ cậu nhìn lên tán lá đến âu yếm vỗ về.
- Cả lớp bình chọn, hoan nghênh những HS đọc hay (giọng đọc có tình cảm, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả).
5. Củng cố, dặn dò
- GV (hoặc 2 HS khá, giỏi) đọc lại toàn bài; HS nêu ý kiến trao đổi : Câu chuyện này nói lên điều gì ? (Nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con). 
* GDBVMT : (GV nhấn mạnh) Tình cảm mẹ con thật cao quý. Càng yêu thương cha mẹ, chúng ta càng chăm ngoan, học giỏi để làm cho môi trường sống trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
- Dặn HS tập đọc ở nhà, nhớ nội dung bài, chuẩn bị cho giờ Kể chuyện: Sự tích cây vú sữa.
Kể chuyện
Sự tích cây vú sữa
( 1 tiết )
I. Mục đích, yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói :
- Biết kể lại đoạn mở đầu câu chuyện (đoạn 1) bằng lời của mình. 
- Biết dựa theo từng ý tóm tắt, kể lại được phần chính của câu chuyện.
- Biết kể đoạn kết thúc câu chuyện theo trí tưởng tượng của riêng mình.
2. Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
* Giáo dục BVMT : Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ trong gia đình HS.
iI. ẹồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ trong SGK hoặc tranh TBDH (nếu có).
	- Bảng phụ các ý tóm tắt ở BT2 để hướng dẫn HS tập kể.
iII. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
 Hai, ba HS kể lại từng đoạn câu chuyện Bà cháu. GV nhận xét và biểu dương HS kể tốt.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
 GV cho HS nhắc lại tên bài Tập đọc hôm trước (Sự tích cây vú sữa); nêu yêu cầu tiết học: kể lại đoạn mở đầu và đoạn chính của câu chuyện theo từng ý tóm tắt; tập kể kết thúc câu chuyện theo mong muốn của riêng mình.
 2. Hướng dẫn kể chuyện
2.1. Kể lại đoạn 1 bằng lời của em
 - GV hướng dẫn HS đọc BT 1, so sánh lời kể mẫu (Ngày xưa, ở một nhà kia có hai mẹ con...) với câu đầu tiên của truyện trong SGK để học cách kể bằng lời của mình : đúng ý trong câu chuyện nhưng có thể thay đổi, thêm bớt từ ngữ, tưởng tượng thêm chi tiết hợp lí theo cách nghĩ của riêng mình.
- Hai, ba HS kể lại đoạn 1 bằng lời của mình. GV nhận xét, kể mẫu và chỉ dẫn thêm về cách kể đoạn 1. 
VD : Ngày xưa, ở một nhà kia có hai mẹ con sống với nhau trong một căn nhà nhỏ cạnh vườn cây. Người mẹ sớm hôm chăm chỉ làm vườn, còn cậu bé thì suốt ngày chơi bời lêu lổng. Một lần, người mẹ chỉ mắng có mấy câu, cậu ta đã giận dỗi bỏ đi. Cậu lang thang khắp nơi, chẳng hề nghĩ đến người mẹ ở nhà đang lo lắng, mỏi mắt mong đợi con. 
2.2. Kể lại phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt
- HS lần lượt đọc từng ý tóm tắt trong SGK (hoặc bảng phụ), nhớ lại nội dung để kể lại mỗi ý bằng 2, 3 câu; GV có thể gợi ý bằng câu hỏi nếu HS lúng túng: 
+ ý 1 : Cậu bé trở về nhà. (Vì sao cậu bé lại tìm đường trở về nhà ?)
+ ý 2 : Không thấy mẹ, cậu bé ôm lấy một cây xanh mà khóc. (Cảnh vật ở nhà ra sao ? Không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ? Có sự việc nào kì lạ xảy ra?)
+ ý 3 : Từ trên cây, quả lạ xuất hiện và rơi vào lòng cậu. (Quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ? Cậu đã làm gì khi một quả chín trên cây rơi vào lòng mình ?)
+ ý 4 : Cậu bé nhìn cây, ngỡ như được thấy mẹ. (Nhìn lên cây, cậu bé thấy mặt sau của lá gợi ra điều gì ? Khi cậu bé oà khóc, cây có biểu hiện gì thật âu yếm ?)
- HS tập kể theo nhóm (mỗi em kể theo một ý, nối tiếp nhau).
- Các nhóm cử đại diện kể lại đoạn chính của câu chuyện trước lớp (có thể cho mỗi em kể theo hai ý) ; các bạn khác nhận xét, bổ sung.
2.3. Kể đoạn kết thúc câu chuyện theo mong muốn (tưởng tượng)
- HS đọc SGK và nêu yêu cầu của BT; nêu ý mong muốn của mình về kết thúc của câu chuyện (có thể là : mẹ cậu bé hiện ra hoặc sống lại...).
- GV gợi ý tưởng tượng : Nếu mẹ cậu bé hiện ra, cậu bé sẽ có thái độ như thế nào ? Hai mẹ con nói với nhau những gì ? ... Sau đó cho 1, 2 em tập kể đoạn kết thúc; lưu ý HS nối tiếp với câu cuối của đoạn 2 trong truyện. 
VD : Cậu ngẩng mặt lên. Đúng là người mẹ thân yêu. Cậu ôm chầm lấy mẹ, nức nở : “Mẹ ! Mẹ !”. Mẹ cười hiền hậu : “Con hãy chăm ngoan con nhé ! Mẹ sẽ luôn ở bên con”. Cậu bé vui sướng reo lên : “ Thật chứ mẹ ? Nhất định con sẽ ngoan. Nhưng mẹ đừng biến thành cây vú sữa nữa mẹ nhé!”
- HS kể theo nhóm, sau đó cử đại diện kể trước lớp. Hoặc GV cho 3, 4 HS lần lượt kể trước lớp để nhận xét, góp ý.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; cho điểm HS kể hay, nhóm kể tốt. (Hoặc: HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện theo yêu cầu của 3 BT, nếu có điều kiện).
- Dặn HS tập kể ở nhà theo yêu cầu đã luyện tập trên lớp (chú ý nối kết 3 đoạn theo yêu cầu của cả 3 BT để thành câu chuyện trọn vẹn); chuẩn bị học bài Chính tả.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy
( 1 tiết )
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Mở rộng vốn từ nói về tình cảm gia đình. 
	2. Biết nhìn tranh để nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con.
	3. Biết đặt dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.
	* Giáo dục BVMT : Qua bài học, HS có tình cảm yêu thương những người trong gia đình, có vốn từ ngữ để diễn tả tình cảm gia đình.
II. ẹồ dùng dạy - học
	- Tranh vẽ ở BT3 trong SGK.
	- Bảng nhóm để HS làm BT1; bảng phụ ghi BT2, BT4 để hướng dẫn làm bài.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
	- Một HS nêu các từ ngữ chỉ đồ vật trong gia đình và nêu tác dụng của mỗi đồ vật đó. 
- Một HS tìm những từ ngữ chỉ việc làm của em (hoặc người thân trong gia đình) để giúp đỡ ông bà.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
 Bài học Luyện từ và câu hôm nay giúp các em mở rộng thêm vốn từ nói về tình cảm gia đình; biết quan sát tranh và đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?; tập dùng dấu phẩy trong câu. 
2. Hướng dẫn làm bài tập
2.1. Bài tập 1 (miệng)
- HS đọc SGK, xác định yêu cầu của BT; GV hướng dẫn cách ghép theo mẫu ở SGK, lưu ý HS ghép tiếng theo cặp thành các từ thường dùng chỉ tình cảm của người.
- HS làm vảo bảng nhóm (3, 4 em/nhóm).
- GV hướng dẫn chữa bài, ghi bảng các từ ghép được và cho HS đọc lại. GV có thể gợi ý HS cách ghép nhanh nhất theo sơ đồ kết hợp tiếng như sau :	
	 yêu
	 thương quý
	 mến kính
	 (Lời giải: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến). 
	2.2. Bài tập 2 (miệng)
- HS đọc SGK, nêu yêu cầu của BT. Một HS làm vào bảng phụ, HS còn lại làm vào vở nháp ; GV khuyến khích HS chọn nhiều từ (từ chỉ tình cảm gia đình đã tìm được ở BT1) để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c.
- GV hướng dẫn HS chữa bài. 
* Lời giải : 
Cháu
kính yêu (yêu quý...) ông bà.
Con
yêu quý (yêu thương...) cha mẹ.
Em
yêu mến (yêu quý...) anh chị.
(Chú ý : Nếu HS nói Cháu mến yêu ông bà, GV cần giải thích : từ mến yêu dùng để thể hiện tình cảm với bạn bè, người ít tuổi hơn, không hợp khi thể hiện tình cảm với người lớn tuổi, đang kính trọng như ông, bà). 
2.3. Bài tập 3 (miệng)
- HS đọc SGK, nêu yêu cầu của BT. GV gợi ý HS đặt câu cho phù hợp nội dung tranh và có dùng từ chỉ hoạt động, VD : Người mẹ đang làm gì ? Bạn gái đang làm gì ? Em nghĩ rằng : thái độ của từng người trong tranh như thế nào ?
- Một HS nhìn tranh và tập đặt 1 câu; sau đó GV cho HS nhìn tranh, luyện đặt câu theo nhóm (làm miệng), 
- Các nhóm cử người nói trước lớp ; GV nhận xét, ghi bảng một số từ chỉ hoạt động của người trong các câu của HS. 
 VD ( 2-3 câu nói về hoạt động của mẹ và con) : Bạn gái đang đưa cho mẹ xem điểm 10 đỏ chói trên trang vở. Một tay mẹ ôm em bé trong lòng, một tay mẹ cầm cuốn vở của bạn gái. Mẹ khen: “Ôi, con tôi học giỏi quá!” Cả hai mẹ con đều rất vui.
2.4. Bài tập 4 (viết)
- HS đọc SGK, nêu yêu cầu của BT. GV đưa bảng phụ, hướng dẫn một HS đọc và làm câu a bằng cách thử đặt dấu phẩy vào trong câu (dựa vào chỗ ngắt hơi khi đọc); hoặc, gợi ý bằng câu hỏi : 
+ Những gì được xếp gọn gàng ? (chăn màn, quần áo). 	
+ Để tách rõ 2 từ đều chỉ sự vật trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào ? (Giữa chăn màn và quần áo).
GV chốt lại : các từ chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu. Giữa các bộ phận đó cần đặt dấu phẩy.
- HS làm tiếp câu b, câu c vào vở nháp. GV hướng dẫn HS chữa bài trên bảng phụ và nhận xét kết quả.
* Lời giải : a) Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
 b) Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
 c) Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ. 
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhắc lại các từ chỉ hoạt động được GV ghi trên bảng lớp ; đọc các câu ở BT4 có ngắt hơi ở dấu phẩy. GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tìm thêm các từ chỉ tình cảm gia đình ; chép vào vở 3 câu văn ở BT4 sau khi điền dấu phẩy đúng chỗ; chuẩn bị học bài Tập viết (chữ hoa K ).
 ___________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGDBVMT Trong mon Tieng Viet Lop 5.doc