Giáo án Tiếng Việt 5 - Trường Tiểu Học Hợp Thanh B

Giáo án Tiếng Việt 5 - Trường Tiểu Học Hợp Thanh B

1. Luyện tập tả cảnh

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Tiếp tục củng cố cho học sinh:

- Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn

 - Rèn kỹ năng luyện viết văn tả cảnh

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV:Ảnh minh họa Vịnh Hạ Long trong sách giáo khoa

 -Hs: sgk

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 - Trường Tiểu Học Hợp Thanh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Luyện tập tả cảnh
A. Mục đích yêu cầu
Tiếp tục củng cố cho học sinh:	
- Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn
	- Rèn kỹ năng luyện viết văn tả cảnh
B. Đồ dùng dạy học
	- GV:ảnh minh họa Vịnh Hạ Long trong sách giáo khoa
	-Hs: sgk
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra : 
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài -ghi bài
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : 
- Gọi học sinh đọc bài văn vịnh Hạ Long
- Phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn? 
- Thân bài gồm mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những gì ?
- Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài ?
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 2 :
 Giáo viên nhắc học sinh cần chọn đúng câu mở đoạn
- Cho học sinh trao đổi
- Gọi học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 3 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi vài em trình bày mẫu
- Nhận xét và bổ sung
-Yêu cầu học sinh thực hành viết bài
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét và bổ sung
III. Củng cố dặn dò
-khắc sâu nội dung bài
- Nhận xét đánh giá tiết học
-Hs hát tập thể.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh trả lời
- Mở bài : vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam; Thân bài ( 3 đoạn tiếp theo ); Kết bài : câu văn cuối
- Đoạn 1 : tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo; Đoạn 2 : tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long; Đoạn 3 : tả những nét riêng biệt hấp dẫn của vịnh Hạ Long.
- Câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Nó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh trao đổi
- Đoạn 1 : điền câu b; Đoạn 2 : điền câu c; 
- Học sinh nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- 2 hs làm mẫu
-Lớp thực hành viết bài
- Nối tiếp nhau đọc bài
2. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích yêu cầu
Tiếp tục củng cố cho học sinh:
1. Rèn kỹ năng nói : 
	- Nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác.
	- Biết sắp sếp các sự việc thành một câu chuyện
	- Lời kể rõ ràng tự nhiên, biết kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động
2. Rèn kỹ năng nghe : 
	- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học
	- GV:Tranh ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương. 
 -Hs: sgk,chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức : 
2 . Dạy bài mới
+ Giới thiệu bài -ghi bài.
+ Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của đề
- Gọi học sinh đọc đề bài và gợi ý 1, 2 trong sách
- Giáo viên treo bảng phụ viết gợi ý 2b
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
- Gọi học sinh giới thiệu câu chuyện sẽ kể
+ Thực hành kể chuyện
- Cho học sinh luyện kể theo cặp
- Gọi học sinh thi kể trước lớp
- Nhận xét cách kể dùng từ đặt câu
- Cho học sinh bầu chọn bạn kể hay nhất
3. Củng cố dặn dò
-Khắc sâu nội dung bài.
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Hs hát tập thể.
-Học sinh nối tiếp đọc gợi ý
- Học sinh theo dõi và đọc
- Học sinh chuẩn bị
- Học sinh nối tiếp giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- Học sinh thực hành kể 
- Học sinh luyện kể theo cặp : một bạn kể, bạn khác lắng nghe. 
- Kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn mình về chuyến đi
- Học sinh nối tiếp thi kể trước lớp
- Lần lượt học sinh nối tiếp lên kể cho các bạn nghe 
- Học sinh bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
A. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng nói :
- Kể được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá
- Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành câu chuyện. Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe : nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
B. Đồ dùng dạy học
- Gv:Tranh ảnh phản ánh các hoạt động thể hiện ý thức bảo vệ các ...lịch sử.
-Hs: sgk. 
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra :
-Hs kể lại câu chuyện nói về tấm gương sống và làm việc theo pháp luật
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC giờ học
2. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài
- Gọi học sinh đọc đề
- Giáo viên gạch chân dưới những từ quan trọng : công dân nhỏ, bảo vệ, công cộng, di tích lịch sử văn hoá; Chấp hành luật GTĐB; Biết ơn các TBLS
- Gọi học sinh đọc 3 gợi ý sách giáo khoa
- Giáo viên nêu yêu cầu gợi ý để các em chọn đề bài
- Gọi học sinh giới thiệu câu chuyện mình chọn
- Cho học sinh lập dàn bài
3. Thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
a) Kể chuyện theo nhóm
- Cho học sinh kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên tới từng nhóm giúp đỡ và uốn nắn
b) Thi kể trước lớp
- Gọi các nhóm lên thi kể
- Nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, kể hấp dẫn nhất.
III. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét đánh giá giờ học
- 3 em kể lại , nhận xét,bổ sung.
- Hai học sinh đọc đề bài
- Học sinh lắng nghe và theo dõi
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý
- Học sinh tiếp nối giới thiệu câu chuyện mình chọn
- Học sinh lập nhanh dàn ý cho câu chuyện
- Các cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể
- Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét và bình chọn bạn kể hấp dẫn có chuyện hay
	Tiếng việt( RKN) 
3. Luyện: Tả người
A. Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, dựng đoạn kết bài
- Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu : 
Trực tiếp và gián tiếp
Mở rộng và không mở rộng
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi về hai kiểu mở bài
- Giấy khổ to, bút dạ làm bài tập 2
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của giờ học
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Chọn một trong 4 đề văn tuần 16 Hãy viết đoạn mở bài theo 2 kiểu đã học.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn để học sinh hiểu yêu cầu của bài
- Gọi học sinh nói tên đề bài em chọn
- Cho học sinh viết các đoạn mở bài
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn viết
- Giáo viên nhận xét và chấm điểm
- Gọi học sinh lên dán bài trên giấy khổ to
- Hướng dẫn học sinh nhận xét và hoàn thiện đoạn mở bài
Bài tập 2 :
: Chọn một trong 4 đề văn tuần 16 Hãy viết đoạn kết bài theo 2 kiểu đã học
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đọc lại 4 đề văn ở tiết trước
- Giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài
- Gọi học sinh nói tên đề bài mà em chọn
- Cho học sinh viết các đoạn kết bài
- Gọi học sinh tiếp nối đọc đoạn viết
- Nhận xét và bổ sung
- Mời học sinh làm bài trên bảng nhóm lên trình bày
III. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lắng nghe và thực hiện theo các bước : chọn đề văn để viết, suy nghĩ để hình thành ý, thực hành viết mở bài
- Học sinh nói tên đề bài mình chọn
- Học sinh thực hành viết và tiếp nối đọc bài
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh dán bài lên bảng và trình bày
- Học sinh nhận xét và hoàn thiện bài
- Hai học sinh đọc yêu cầu của bài tập của 4 bài văn của tiết trước
- Học sinh nói tên đề bài mà em chọn
- Học sinh thực hành viết bài
- Học sinh tiếp nối nhau đọc bài viết
3 em lên dán bài trên bảng lớp và trình bày kết quả
- Cả lớp phân tích và nhận xét
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
4. Kể chuyện đã nghe, đã đọc
A. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói
- HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
- Hiểu và trao đổi được với bạn về nội dung và ý nghiã câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: 
- HS nghe bạn kể, nhận xét về lời kể của bạn
B. Đồ dùng dạy học:
- Một số sách, báo, truyện về các tấm sống và làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: 
Kể lại chuyện chiếc đồng hồ và nêu ý nghĩa
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Giúp HS hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng
- Gạch chân dưới những từ ngữ cần chú ý: Tấm gương, pháp luật, nếp sống văn minh
- Cho HS đọc thầm gợi ý 1 và hỏi
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
- Gọi HS nói tên câu chuyện các em sẽ kể
b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa
- Gọi HS đọc gợi ý 2
- Cho HS lập dàn ý câu chuyện mình kể
- Cho HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa
- Tổ chức thi kể trước lớp
- Nhận xét và bình chọn người có câu chuyện hay, cách kể hay, hấp dẫn, tự nhiên
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục kể lại cho mọi người cùng nghe
- Hát
- H sinh kể lại
- 1 em đọc đề bài trên bảng
- HS theo dõi
- HS tiếp nối đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK
- HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em sẽ kể
- HS đọc lại gợi ý 2 và lập nhanh dàn ý câu chuyện mình kể
- HS luyện kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa
- HS thi kể trước lớp mỗi em kể xong tự nói ý nghĩa câu chuyện của mình
- Nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện hay, lời kể tự nhiên, hấp dẫn
 Tập làm văn
5. Lập chương trình hoạt động
A. Mục đích yêu cầu
- Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung
- Qua việc lập chương trình hoạt động rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học ý thức tập thể
B. Đồ dùng dạy học
- GV:Bảng phụ, sgk.
-Hs: sgk.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: Kết hợp với bài học
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu
- Giải nghĩa một số từ và hướng dẫn trả lời
- Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
- Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công ntn?
- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
- Sau mỗi câu trả lời, GV gắn lên bảng một tấm bìa ghi mẫu cấu tạo 3 phần của CTHĐ
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài và chia nhóm hoạt động
- Mỗi nhóm lập CTHĐ với đủ 3 phần
- Gọi các nhóm lên dán bài và đại diện trình bày
- Nhận xét về nội dung và cách trình bày của từng nhóm
III. Củng cố dặn dò
- Cho HS nhắc lại ích lợi
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Hát
- Hai học sinh nối tiếp đọc yêu cầu
- Chúc mừng các thầy cô giáo và bày tỏ lòng biết ơn (mục đích)
- Chuẩn bị, phân công(phân công chuẩn bị)
- Buổi liên hoan diễn ra vui vẻ, mở đầu làCuối cùng là( chương trình cụ thể)
- Học sinh đọc yêu c ... 
-GV: Bảng phụ 
- HS: sgk.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
2. Luyện tập
Bài tập 1 :
-Cho đoạn văn: 
Khi trời vừa sáng, chúng tôi đến cánh rừng thì mọi người đã đi xa.Nếu chúng tôi đến sớmhn một chút thì sẽ gặp tất cả anh em.
- Hãy xác định các vế câu và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng gì?
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 2 :-điền vế câu hoặc từ ngữ chỉ quan hệ từ vào chỗ trống để có các câu ghép.
a) Vì .......nên.......
b) Trời mưa to .....tôi....đến lớp đúng giờ.
c) .....mùa mưa đến ...ngõ nhà tôi lại ngập nước.
- Nhận xét và chốt kiến thức
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 3 :Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu có câu ghép trong đó sử dụng qhtừ và cặp QHT.
- GV gợi ý thêm và cho học sinh làm bài
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét và bổ sung
III.Củng cố dặn dò :
-Khắc sâu nội dung bài.
-Nhận xét giờ.
-Hs hát tập thể.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và làm bài tập .
-Hs chữa bài ,nhận xét ,bổ sung.
 -Các vế câu được nối với nhau bằng QHT và Cặp QHT. 
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài tập ,3 hs làm bài vào bảng phụ.
-Hs gắn bài lên bảng ,nhận xét, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs viết bài .
-Hs đọc bài viết của mình,nhận xét,bổ sung.
Luyện từ và câu
11. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
A. Mục đích yêu cầu
- Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả
- Biết điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo câu những câu ghép có quan hệ nguyên nhân-kết quả
B. Đồ dùng dạy học
- GV:Bảng phụ , sgk.
-Hs: sgk. 
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: 
Cho học sinh làm lại bài tập 3 và đọc bài tập 4 của tiết trước
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC của tiết học
2. Phần nhận xét
Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Nhắc học sinh trình tự làm bài
- Gọi học sinh trình bày
Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và làm bài
- Gọi học sinh trả lời
- Nhận xét và sửa
3. Phần ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc to ghi nhớ SGK
4. Phần luyện tập 
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc nội dung
- Cho HS trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh giỏi làm mẫu
- Cho học sinh thực hành làm bài
- Gọi học sinh trình bày
Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh tự làm bài
- Gọi hai học sinh lên điền
- Nhận xét và chữa
Bài tập 4: Cho HS đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm bài cá nhân
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét và bổ sung
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
 -Học sinh làm lại bài tập
-Hs nhận xét,bổ sung.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Học sinh suy nghĩ làm bài và trình bày
* Vìnên( quan hệ nguyên nhân-kết quả)
* Vì->vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ nguyên nhân
- Học sinh đọc yêu cầu, suy nghĩ và trả lời:
Các QHT: vì, bởi, nhờ, nên, cho nên, do vậy
Cặp QHT: vì-nên, bởi vì-cho nên, tại vì-cho nên, nhờ-mà, do-mà
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Hai học sinh tiếp nối đọc nội dung bài 
- Học sinh suy nghĩ và trả lời:
Bởi chưng(NN); cho nên(KQ); vì(NN), chú(KQ); lúa(KQ), vì(NN), vang(KQ), vì(NN) 
- HS đọc yêu cầu suy nghĩ và làm bài
Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi chưng
- Hai học sinh lên điền:
Nhờ.; Tại.
- Học sinh làm bài và trả lời
Vìnên bị đểm kém; vìcho nên cả tổ bị mất điểm thi đua; donên bài thi; domà nó bị nhỡ xe; nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình 
Tiếng việt (RKN)
12. Luyện: Câu ghép
A. Mục đích yêu cầu:
Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về câu ghép và vận dụng làm bài tập.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV:Bảng phụ , hệ thống bài tập.
-Hs: vở luyện.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 :
-Xác định vế câu sau và gạch dọc / giữa chủ ngữ và vị ngữ của từng vế câu được ngăn cách bằng cách nào?
-Trăng đã lên cao,biển khuya lành lạnh.
-Xuồng đư cán bộ sang sông ,xuồng đưa giải phóng quân đi chiến dấu ,xuồng chở đạn dược ra chiến trường .
- Nhận xét và bổ sung. 
Bài tập 2 :Thay từ chỉ quan hệ từ bằng dấu phẩy hoặc dấu hai chấm để tách các vế câu ghép sau:
-a) Bài tập rất nhiều nên em phải làm cho xong.
b) Mặt trời mọc và sương tan dần.
c) Buổi sáng, mẹ em đi làm còn em đi học.
-Bài tập 3: Điền dấu câu thích hợp( dấu phẩy hoặc dấu hai chấm) vào giữa hai vế của câu ghép..
Tiếng còi của trọng tài vang lên(...) trận đấu bóng bắt đầu.Gió thổi ào ào(...) cây cối nghiêng ngả(...) bụi cuốn mù mịt và trận mưa ập tới .
III.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá giờ học
- Đọc trước và chuẩn bị bài giờ sau
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh trao đổi cặp và trình bày
-Hs chữa bài ,nhận xét.
 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài ,hs nhận xét,bổ sung.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài ,nhận xét,bổ sung.
	Luyện từ và câu
13. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
A. Mục đích yêu cầu
- Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện/ kết quả, giả thiết/ kết quả
- Biết tạo ra các câu ghép có quan hệ điều kiện/ kết quả, giả thiết/ kết quả bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
B. Đồ dùng dạy học
-GV: Bảng phụ viết sẵn câu văn, câu thơ ở bài tập 1,bảng nhóm.
-Hs: sgk.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra :
 Nêu cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ NN-KQ
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
2. Phần nhận xét
Bài tập 1 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nhắc học sinh trình tự làm bài
- Cho học sinh suy nghĩ và phát biểu
- Nhận xét và chốt kiến thức
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét
3. Phần ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ
4. Phần luyện tập
Bài tập 1 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh trao đổi nhóm
- Gọi học sinh trình bày
Bài tập 2 :
- Học sinh đọc yêu cầu và GV giải thích
- Cho học sinh làm bài cá nhân
- Mời 3 học sinh lên làm trên bảng nhóm
Bài tập 3 :
- Học sinh đọc yêu cầu và GV giải thích
- Cho học sinh làm bài cá nhân và trả lời
III. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập
- Học sinh nhắc lại
-Hs nhận xét.
- Một học sinh đọc bài
- Học sinh suy nghĩ và phát biểu
Câu a : 2 vế nối với nhau bằng cặp nếu.thì
Câu b : 2 vế nối bằng nếu ( ĐK – KQ )
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh tiếp nối trả lời
- Nhận xét và bổ sung
- Vài học sinh đọc ghi nhớ
Học sinh đọc yêu cầu
Học sinh trao đổi và trả lời
Vế 1 ( ĐK ), vế 2 ( KQ ) nối bằng cặp nếuthì ; Câu b ( QHT là nếu ), trước dấu phẩy là vế GT còn sau là vế kết quả
- Học sinh đọc yêu cầu
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Luyện từ và câu
14. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
A. Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép và thể hiện quan hệ tương phản
- Biết tạo ra các vế câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu
B. Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ, sgk.
-Hs: sgk.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra:
 Nhắc lại cách nối các vế câu ghép ĐK (GT) – KQ bằng QHT
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC của tiết học
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cho HS làm bài cá nhân và phát biểu
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 2:
- GV gợi ý để HS tự đặt những câu ghép
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét và bổ sung
3. Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
4. Phần luyện tập:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc nội dung
- Cho HS làm bài
- Nhận xét và chốt lời giải
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài
- Nhận xét và bổ sung
- GV hỏi về tính khôi hài của mẩu chuyện vui
III.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- HS trả lời
-Hs nhận xét , đánh giá.
- 1 HS đọc bài
- HS làm bài và trả lời
- Có hai vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT: Tuy...nhưng...
- HS lắng nghe
- HS tự đặt câu ghép vào nháp và trình bày
- HS đọc ghi nhớ
- 1 HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp làm bài vào nháp và 2 em lên bảng làm bài
 Mặc dù giặc tây hung tàn nhưng...
 Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến...
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân và 2 em lên bảng làm
 Tuy hạn hán kéo dài nhưng...
 Mặc dù trời đã đứng bóng nhưng...
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bài trên nháp và 1 em lên bảng phân tích
 Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải...
- HS lắng nghe và thực hiện
Tiếng việt(RKN) 
15. Luyện: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
A. Mục đích yêu cầu
Tiếp tục củng cố cho học sinh:
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản
- Biết tạo ra các câu ghép mới (thể hiện quan hệ tương phản) bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thay đổi vị trí các vế câu
B. Đồ dùng dạy học
-GV: Bảng phụ, hệ thống bài tập dành cho học sinh.
-Hs: Vở viết.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hopạt động của trò
I. Tổ chức
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
2. Bài tập
Bài 1
Chỉ ra 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Mời một học sinh lên bảng làm và HS khác phát biểu
- Nhận xét và chốt lời giải
Bài tập 2
- Hướng dẫn tương tự bài 1
- Nhận xét và chốt lời giải
IV.Củng cố dặn dò
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục ghi nhớ kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài sau
- Hát
- Học sinh đọc yêu cầu và phân tích cấu tạo của câu ghép đã cho
- Học sinh phát biểu ý kiến và một em lên bảng làm
Chẳng những Hồng/ chăm học mà bạn ấy còn/ rất chăm làm (thể hiện quan hệ tăng tiến) 
- Học sinh tìm thêm:
Có các cặp QHT khác như: không những... mà, không chỉ ... mà, không phải chỉ... mà
- Ba học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài
Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn/ lấy luôn cả bàn đạp phanh
- Một em trả lời về tính khôi hài của câu chuyện
- Học sinh đọc yêu cầu suy nghĩ và làm bài
... không chỉ... mà
Không những ... mà
Chẳng những... mà...
... không chỉ ... mà...

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET LOP 5 BUOI 2.doc