Giáo án Tiếng việt cả năm

Giáo án Tiếng việt cả năm

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I . MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. (HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng).

- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: “Sau 80 năm .công học tập của các em”.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

 

doc 633 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1237Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1: 
Ngày soạn:..../..../2009
 Ngày dạy :..../..../2009
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I . MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. (HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng).
- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: “Sau 80 năm ..công học tập của các em”. 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 TG 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
2’
12’
10’
9’
A. MỞ BÀI:
- GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ tập đọc lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Tiết học đầu tiên hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em bài “Thư gửi các học sinh”. Nội dung bức thư thế nào? Bác Hồ đã trông mong những gì ở các em HS? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc:
* Hoạt động 1: GV đọc cả bài một lượt.
* Hoạt động 2: HS đọc đoạn nối tiếp nhau.
- GV chia lá thư làm hai đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu... nghĩ sao?
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
- Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: tựu trường, sung sướng, nghĩ sao, kiến thiết.
* Hoạt động 3:
- Hướng dẫn HS đọc cả bài.
- GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm, giải nghĩa từ...
- GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ mà HS lớp mình không hiểu SGK không giải nghĩa.
* Hoạt động 4: 
 -GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài: Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1.
- Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn còn lại.
- Hỏi: Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Hỏi tiếp: Cuối thư Bác chúc HS như thế nào?
* Qua thư của Bác , em thấy Bác có tình cảm gì với các cháu HS? Bác gửi gắm hi vọng gì vào các cháu HS ?
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
* Hoạt động 1: Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS giọng đọc.
- Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc trong SGK.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học thuộc lòng.
- Học đoạn thư “từ sau 80 năm... của các em”
- Cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay và thuộc nhanh.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về nhà học thuộc đoạn thư và chuẩn bị bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Cả lớp lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi.
- Đọc nối tiếp.
- Lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc thầm chú giải trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp.
- Tiến hành như đoạn một.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Bác chúc HS có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
- HS tự do nêu theo suy nghĩ của mình (GV chỉnh sửa và bổ sung thêm).
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
- HS nghe GV hướng dẫn cách đọc và luyện đọc.
- Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng.
- 2 - 4 HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* * *
RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: ..../..../2009
 Ngày dạy: ..../..../2009
CHÍNH TẢ
Nghe viết: VIỆT NAM THÂN YÊU
 Quy tắc viết: c/k, g/gh, ng/ngh
I . MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2; thực hiện đúng BT3
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bút dạ + một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2,3 cho HS.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
1’
22’
10’
A. MỞ ĐẦU:
- GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học nhằm củng cố nền nếp học tập cho HS.
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng bài chính tả “Việt Nam thân yêu”. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu c/k, g/gh, ng/ngh.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc thong thả, rõ ràng, với giọng thiết tha, tự hào.
- GV giới thiệu nội dung chính của bài chính tả.
- GV cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn,...
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài thơ theo thể lục bát.
- GV đọc cho HS viết
 + GV nhắc HS tư thế ngồi.
 + GV đọc từng dòng cho HS viết, mỗi dòng thơ đọc 1 -2 lượt.
 + Uốn nắn, nhắc nhở những HS ngồi viết sai tư thế.
- Chấm – chữa bài.
 + GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
 + GV chấm 5 - 7 bài.
 + GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm. GV tổng kết lỗi lên bảng lớp.
3. Làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: theo yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài.
 + GV dán bài tập 2 (đã chuẩn bị trước) lên bảng, chia nhóm.
 + GV nêu cách chơi: mỗi nhóm chọn 3 HS.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 + Thứ tự các số 1: ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày.
 + Thứ tự các số 2: ghi, gói.
 + Thứ tự các số 3 được điền như sau: có, của, của, kiên, kỉ.
Bài 3:
- GV giao việc cho HS.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS nào chưa hoàn thành bài tập thì về nhà hoàn thành.
- Dặn dò: chuẩn bị bài sau “Chính tả nghe - viết: Lương Ngọc Quyến - Cấu tạo của phần vần”.
- Cả lớp cùng lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc của GV.
- HS chú ý nội dung chính của bài.
- HS viết vào bảng con, 1 em lên bảng lớp.
- 1 HS nhắc lại.
- HS viết chính tả.
+ HS tự phát hiện và sửa lỗi.
+ HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong vở.
- Cho HS làm bài thức hình thức trò chơi tiếp sức.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm, HS lắng nghe GV giao việc.
- HS làm bài cá nhân.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở bài tập.
 Ngày soạn: .../.../2009
 Ngày dạy : .../.../2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I . MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung Ghi nhớ).
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong 3 số từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3). 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng viết sẵn các từ in đậm bài tập 1a -1b (phần nhận xét).
- Một số tờ giấy khổ A4 để một vài HS làm bài tập 2 - 3 (phần luyện tập).
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
3’
15’
1. Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Nhận xét:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giao việc cho HS theo yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
- GV chốt lại lời giải đúng. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV giao việc cho HS theo yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 a. Có thể thay thế vị trí các từ vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
 b. Không thể thay thế được vì nghĩa của các từ không giống nhau hoàn toàn.
3. Ghi nhớ:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- GV nhắc lại một lần.
4. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập + đọc đoạn văn.
- GV giao việc cho HS.
- Cho HS làm bài, GV dán lên bảng đoạn văn đã chuẩn bị trước.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Xây dựng- kiến thiết; hoàn cầu- năm châu.
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu).
- GV giao việc theo yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài, phát phiếu cho 3 cặp.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 + Từ đồng nghĩa với từ “đẹp”: đẹp đẽ,  ... t 1.
- Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu của BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL như ở tiết 1.
- Giấy khổ to ghi nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ , đặc điểm của các loại trạng ngữ.
- Giấy khổ to chép lại bảng tổng kết chưa hoàn chỉnh trong SGK để GV giải thích yêu cầu của BT.
- Bảng nhóm cho HS làm BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Giới thiệu bài : 
- Giới thiệu về mục tiêu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (8 HS).
- Gọi HS lên bốc thăm bài TĐ.
- Cho HS đọc 1 đoạn của bài hoặc cả bài.
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời, GV ghi điểm.
Bài tập 2:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV dán lên bảng tờ phiếu chép bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng , giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- GV hỏi : 
 + Trạng ngữ là gì ?
 + Có những loại trạng ngữ nào ?
 + Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ về các loại trạng ngữ ; mời 1-2 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS tự làm bài ; GV cho 3-4 HS làm BT ở bảng nhóm.
- Cho các HS làm bài trên bảng nhóm trình bày.
- GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1 số HS đọc kết quả làm bài- GV chấm một số vở HS.
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : chuẩn bị ôn tập tiết 3.
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm được xem lại bài 1-2 phút.
- Nhìn SGK hoặc đọc thuộc lòng.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Theo dõi sự chỉ dẫn của GV.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- 1 – 2 HS đọc to , cả lớp theo dõi.
- 3-4 HS làm bài trên bảng nhóm , cả lớp làm bài vào vở BT.
- 1 HS trình bày trên bảng lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi.
- 1 số HS đọc bài làm.
 Ngày dạy:
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu viết tên các bài TĐ và HTL như ở Tiết 1.
- Giấy khổ to để HS làm Bt2, Bt3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Giới thiệu bài : 
- Giới thiệu về mục tiêu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (8 HS).
- Gọi HS lên bốc thăm bài TĐ.
- Cho HS đọc 1 đoạn của bài hoặc cả bài.
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời, GV ghi điểm.
Bài tập 2:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hỏi : Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục ở nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
- Bảng thống kê có mấy cột ? Nội dung mỗi cột là gì ?
- Bảng thống kê có mấy hàng ? Nội dung mỗi hàng là gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm được xem lại bài 1-2 phút.
- Nhìn SGK hoặc đọc thuộc lòng.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thống kê theo 4 mặt : số trường, số HS, số GV, tỉ lệ HS dân tộc thiểu số.
- Bảng thống kê có 5 cột : năm học, số trường, số HS, số GV, tỉ lệ HS dân tộc thiểu số.
- Bảng thống kê có 6 hàng :
 + Tên các mặt cần thống kê.
 + 2000-2001
 + 2001- 2002
 + 2002- 2003
 + 2003- 2004
 + 2004-2005
- 1 HS làm bài trên giấy khổ to , cả lớp làm bài vào vở BT.
- Nhận xét bài làm của bạn.
1.Năm học
2.Số trường
3.Số HS
4. Số GV
5. Tỉ lệ HS DTTS
2000-2001
13 859
9 741 100
355 900
15,2 %
2001-2002
13 903
9 315 300
359 900
15,8 %
2002-2003
14 163
8 815 700
363 400
16,7%
2003-2004
14 364
8 346 000
366 200
17,7%
2004-2005
14 518
7 744 800
362 400
19,1 %
- GV hỏi : So sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệt kê trong SGK, em thấy có điểm gì khác nhau ?
4. Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Tăng
b) Giảm
c) Lúc tăng lúc giảm
d) Tăng
5. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò : ghi nhớ cách lập bảng thống kê ; chuẩn bị trước nội dung ôn tập Tiết 4.
- Bảng thống kê đã lập cho thấy một kết quả có tính so sánh rất rõ rệt giữa các năm học. Chỉ cần nhìn từng cột dọc , có thể thấy ngay các số liệu có tính so sánh.
 Ngày dạy :
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
TIẾT 4
I. MỤC TIÊU
 Lập được biên bản cuộc họp ( theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức , đầy đủ nội dung cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Vở BT- TV 5, tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Giới thiệu bài : Ở HKI , các em đã học cách lập một biên bản . Trong tiết học hôm nay, dựa vào bài tập đọc “Cuộc họp của chữ viết” đã học ở lớp 3 , các em sẽ tưởng tượng mình là một chữ cái (hoặc một dấu câu) làm thư kí cuộc họp , viết biên bản cuộc họp ấy.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết”.
- GV hỏi :
 + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng ?
+ Đề bài yêu cầu gì ?
 + Biên bản là gì ?
+ Hãy nêu cấu tạo của một biên bản ?
- GV cùng HS trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi mẫu biên bản và mời 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc biên bản của mình.
- Yêu cầu cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
3. Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò : chuẩn bị cho Tiết 5.
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc to.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi của GV:
 + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng vì bạn không biết dùng dấu câu nên đã viết những câu rất kì quặc.
 + Giao cho anh Dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
 + Viết biên bản cuộc họp của chữ viết.
 + Biên bản là văn bản ghi lại nội dung của một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
 + Vài HS phát biểu ý kiến.
- Tham gia trao đổi cùng GV.
- 1 HS đọc lại mẫu biên bản.
- Làm bài cá nhân.
- 3 HS đọc biên bản của mình.
- Tham gia bình chọn.
 Ngày dạy :
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
TIẾT 5
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL như ở Tiết 1.
- Giấy khổ to cho HS làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL : (số HS còn lại) – Tiến hành các bước như Tiết 1.
Bài tập 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giải thích : Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh , tỉnh Quãng Ngãi, có thôn Mỹ Lai- nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã biết qua bài kể chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” (tuần 4).
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
- GV nhắc nhở HS về yêu cầu BT.
- Tìm ra những câu thơ gợi ra hình ảnh rất sống động về trẻ em ?
- Gọi 1 HS đọc những câu thơ tả cảnh chiều tối và ban đêm ở vùng ven biển”.
- Cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.
3. Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò : chuẩn bị cho Tiết 6.
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
- Theo dõi.
- HS tìm và nêu : “Tóc bết.cá chuồn”.
- HS nêu : Hoa xương rồng ..hết”.
- Làm bài cá nhân.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
 Ngày dạy :
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
TIẾT 6
I. MỤC TIÊU:
- Nghe- viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ , tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu ( dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi 2 đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Nghe- viết chính tả:
- GV đọc 11 dòng đầu của bài thơ.
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV chấm bài, nêu nhận xét.
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV cùng HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Gọi 1 số HS nêu đề bài mình chọn.
- Cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm .
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò : chuẩn bị Kiểm tra TV đọc.
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Lắng nghe.
- HS nghe và theo dõi trong SGK.
- HS nêu từ khó: Sơn Mỹ, chân trời, bết
- HS gấp SGK, viết bài.
- 1 HS đọc to.
- Cùng GV phân tích đề bài.
- Suy nghĩ nói nhanh đề bài mình chọn.
- Làm bài cá nhân.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn mình viết.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết bài hay nhất.
 Ngày soạn:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
TIẾT 7
 (Kiểm tra)
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII (nêu ở tiết 1, ôn tập).
II. KIỂM TRA: Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của Ban giám hiệu.
 Ngày soạn: 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
TIẾT 8
 (Kiểm tra)
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII.
 + Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
 + Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
II. KIỂM TRA: Thực hiện theo hướng dẫn của BGH.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 5.doc