Giáo án Tiếng Việt khối 5 - Bài: Mở rộng vốn từ :dũng cảm

Giáo án Tiếng Việt khối 5 - Bài: Mở rộng vốn từ :dũng cảm

Tiếng Việt

Mở rộng vốn từ :dũng cảm

I/ Mục đính, yêu cầu.

- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thộc chủ điểm: Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.

- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.

II/ Đồ dùng dạy - học.

- Sử dụng bảng phụ viết nội dung bài tập 1.

III/ Hoạt động dạy - học.

Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của học sinh

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt khối 5 - Bài: Mở rộng vốn từ :dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn
 Tiếng Việt
Mở rộng vốn từ :dũng cảm
I/ Mục đính, yêu cầu.
- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thộc chủ điểm: Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Sử dụng bảng phụ viết nội dung bài tập 1.
III/ Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy của Giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng thực hành đóng vai – giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong xóm đến thăm bạn Hà bị ốm ( Bài tập 3, tiết luyện từ và câu trước)
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu
- Hôm nay thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: Luyện từ và câu, mở rộng vốn từ : dũng cảm. Để biết thêm 1 số tữ ngữ, thành ngữ trong chủ điểm.
b. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi HS:
+ Từ cùng nghĩa là từ như thế nào?
+ Từ trái nghĩa là những từ ntn?
+ Nhận xét lại.
- Cho HS 1 thời gian để làm bài.
- Gọi HS tìm từ tại chỗ.
- GV viết từ mà HS tìm được lên bảng.
+ Từ cùng nghĩa với dũng cảm:,can đảm, can trường, gan, gan dạ, bạo dạn, táo bạo, anh hùng, anh dũng.
+ Từ trái nghĩa với dũng cảm: nhát, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược...
- Cho HS nhận xét.
- GV sửa chữa và khen gợi.
Bài 2.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đứng lên đặt câu.
- Gọi Hs nhận xét
- Nhận xét lại.
VD: 
+ Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh.
+ Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng.
+ Nó vốn nhát gan không dám đi tới đâu.
Bài 3.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn: ở mỗi chỗ trống,em lần lượt điền từ sap cho tạo thành câu thích hợp.
- Mời một HS lên bảng điền từ.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét lại cho HS sửa sai nếu có.
+ Dũng cảm bênh vực lẽ phải. 
+ Khí thế dũng mãnh.
+ Hi sinh anh dũng.
Bài 4.
- Gọi HS đọc các thành ngữ.
- Cho HS thảo luận sau đó trình bày kết quả.
 Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ.
+ Ba chìm bảy nổi: Sống phiêu dạt, long đong, chịu nhiều khổ sở vất vả.
+ Vào sinh ra tử: Trải qua nhiều trận mạc ,nguy hiểm.
+Cày sâu cuốc bẫm: Làm ăn cần cù, chăm chỉ.
+ Gan vàng dạ sắt: Gan dạ. dũng cảm, không nao núng trước khó khăn.
+ Nhường cơm sẻ áo: Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau.
+ Chân lấm tay bùn: Chỉ sự lao động vấtvả.
Bài 5.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Dựa vào nghĩa của từng thành ngữ em hãy đặt câu với các thành ngữ đó.
- Gọi HS đặt câu.
- Nhận xét, sửa chữa cho HS.
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đặt câu và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên thực hiện
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS đứng tại chỗ nêu từ
- HS dưới lớp làm bài vào vở sau khi GV đã nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS lên bảng cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS trình bày kết quả.
- HS tìm hiểu theo sự hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc.
- 5 - 6 HS đặt câu.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau Dung cam.doc