Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Luyện từ và câu.

TIẾT 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu

- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường .

- Hiểu được những hành động có ý thức bảo vệ môi trường

- Viết được đoạn văn ngắn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường

*GDBVMT:HS yêu quý ,có ý thức bảo vệ môi trường có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

 II. Đồ dùng dạy -học: -Bảng phụ ,sgk,

 

doc 136 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Luyện từ và câu.
TIẾT 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường .
- Hiểu được những hành động có ý thức bảo vệ môi trường 
- Viết được đoạn văn ngắn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường 
*GDBVMT:HS yêu quý ,có ý thức bảo vệ môi trường có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
 II. Đồ dùng dạy -học: -Bảng phụ ,sgk,
III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
33’
1’
32’
11’
10’
11’
2’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ ấy có tác dụng gì?
- Nhận xét , cho điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
 Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường.
b. Nội dung:
 Bài 1: Khu bảo tồn sinh học là gì?
- Giải nghĩa một số từ: rừng nguyên sinh, loài lưỡng cư, rừng thường xanh, rừng bán thường xanh.
-HD HS làm bài theo cặp.
?Nêu nhận xét về các loài động vật và thực vật qua số liệu thống kê?
? Khu bảo tồn sinh học là gì?
-Nhận xét kết luận:GDMT
Khu bảo tồn sinh học là khu vực có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ gìn giữ lâu dài . Để có được 
Khu bảo tồn sinh học quý giá như vậy đồi hỏi cả một công trình tìm hiểu gìn giữ rất 
Lâu dài, công phu . Vì vậy, mỗi người chúng ta được thừa hưởng những di sản quý giá đó chúng ta phải biết trân trọng , kế thừa giữ gìn và tôn tạo những di sản quý giá đó.
Bài 2: Xếp từ vào nhóm thích hợp.
- Hướng dẫn HS làm bài theo nhóm.
- Gọi hs trình bày.
-Nhận xét ,kết luận
Hành động phá hoại môi trường
phá rừng, đánh cá bằng điện, bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, buôn bán động vật hoang dã.
Hành động bảo vệ môi trương
Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
GDMT : Theo em hành động nào đáng bị lên án , hành động nào đáng được khen ngợi ?
Hiện nay , môi trường đang ô nhiễm trầm trọng những hành động phá hoại môi trường đáng bị lên án , hành động bảo vệ môi trường đáng được khen ngợi và bảo vệ môi trường cũng là trách nhiệm chung của mọi người.
Bài tập 3: Viết đoạn văn.
- HD HS tự làm bài 
+ Em viết về đề tài gì?
- Gọi vài HS đọc bài của mình
- GV cùng lớp nhận xét cho điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Tổng kết bài. 
- Dặn về nhà hoàn chỉnh bài viết. 
- Nhận xét tiết học
- 3 HS lên bảng đặt câu
* Làm việc cặp đôi.
- HS đọc yêu cầu bài, đọc đoạn văn.
- HS thảo luận theo cặp trả lời.
+ 
* Làm việc nhóm.
- Nhóm 4 em trao đổi làm bài-trình bày.
* Làm cá nhân.
- HS đọc yêu cầu bài, tự làm bài
+ HS lần lượt trả lời 
Em viết về đề tài đánh ca bằng điện
Em viết về đề tài xả rác bừa bãi
- HS lần lượt đọc bài của mình
- Lớp nhận xét 
Ngày dạy:
Luyện từ và câu
 TIẾT 26 : LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
 I. Mục tiêu 
- Xác định được các cặp quan hệ từ và tác dụng của chúng trong câu.
- Luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ
-Hs có ý thức tự giác làm bài.
GDMT :GDHS việc trồng rừng và bảo vệ đê điều là việc làm rất cần thiết chẳng những bảo vệ môi trường nước mà còn góp phần bảo vệ môi trường không khí.
 II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, sgk, 
III. Các hoạt động dạy -học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
28’
1’
27’
9’
7’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn viết về đề tài bảo vệ môi trường.
- Nhận xét cho điểm
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: 
 Luyện tập về quan hệ từ.
b.Nội dung:
 Bài 1: Tìm quan hệ từ.
- Yêu cầu HS tự làm bài
Kết luận:
cặp quan hệ từ nhờ.... mà,không những....mà còn biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả,quan hệ tăng tiến.
Bài 2: Thay cặp quan hệ từ.
- HD HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Kết luận:
a) Mấy năm qua vì chúng ta... bảo vệ đê điều nên ở ven biển...
b) Chẳng những ở ven biển... rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng..
GDMT : Qua nội dung 2 câu trên các em thấy việc trồng rừng và bảo vệ đê điều là việc làm rất cần thiết chẳng những bảo vệ môi trường nước mà còn góp phần bảo vệ môi trường không khí.
- 3 HS đọc
* Làm cá nhân.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở- trình bày.
+ cặp quan hệ từ nhờ.... mà,không những....mà còn biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả,quan hệ tăng tiến.
* Làm cặp đôi.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
-HS trình bày.
-Nhận xét.
11’
5’
Bài 3: Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?
 - HD HS làm theo nhóm.
? 2 đoạn văn có gì khác nhau?
? Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?
(+ Đoạn a hay hơn vì đoạn b các cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 làm câu văn thêm rườm rà.)
 Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý những gì?
KL: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc , đúng chỗ. Nếu không sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà , khó hiểu nặng nề hơn.
 3. Củng cố- dặn dò
.Ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng quan hệ từ?
-Dặn về đọc bài,chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
* Làm việc nhóm.
- HS đọc yêu cầu, thảo luận, trả lời
+ So với đoạn a , đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ 
.
Ngày dạy : 17/03/2011 
 Tiết 27
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI 
I. Mục tiêu:
-Nhận biết dược danh từ chung, danh từ riêng.
-Nêu được qui tắc viết hoa danh từ riêng.
-Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu.
-HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to phô tô nội dung bảng từ loai.
+ HS: Xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
10’
1
A.Ổn định lớp:
B .Kiểm tra bài cũ: Luyện tập về quan hệ từ.
• Học sinh đặt câu.
Học sinh đặt câu có quan hệ từ: vì  nên, nếu  thì, tuy  nhưng, chẳng những  mà còn.
• Giáo viên nhận xét-ghi điểm
C. Bài mới: 
 1.Giới thiệu bài::
- Tiết học này giúp các em hệ thống hóa những điều đã học về danh từ, đại từ, liên tục rèn luyệ kỹ năng sử dụng các loại từ ấy.
2 Nội dung :
2.1.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
* Bài 1:
- GV dán nội dung cần ghi nhớ :
DT chung là tên của một loại sự vật .
Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. DTR luôn luôn được viết hoa .
Lưu ý bài này có nhiều danh từ chung mỗi em tìm được 3 danh từ chung , nếu nhiều hơn càng tốt 
Chú ý : các từ chị, chị gái in đậm sau đây là DT, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô 
* Bài 2 :
+ Tên người, tên địa lý Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Tên người, tên địa lý Tiếng nước ngoài Viết hoa chữ cái đầu.
+ Tên người, tên địa lý Tiếng nước ngoài được phiên âm Hán Việt Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền. Nhà giáo Ưu tú – Huân chương Lao động.
• GV nhận xét – chốt lại- ghi điểm
 *Bài 3:
+ Đại từ ngôi 1 : tôi, chúng tôi.
+ Đại từ ngôi 2: chị, cậu.
+ Đại từ ngôi 3: ba.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs nâng cao kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
	* Bài 4:
® GV mời 4 em lên bảng.
· Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
· Yêu cầu học sinh đặt câu kiểu:
a) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai làm gì ?”
b) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai thế nào ?”
c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
_GV nhận xét + chốt.
Củng cố -Dặn dò
.-Đặt câu có DT, đại từ làm chủ ngữ.
Chuẩn bị: “Tổng kết từ loại (tt)”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Cả lớp nhận xét.
a. Giới thiệu bài: 
b.Nội dung
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- HS trình bày định nghĩa DTC và DTR
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn để tìm DTC và DTR
- HS trình bày kết quả
_ Cả lớp nhận xét 
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa DTR
Học sinh nêu các danh từ tìm được.
Nêu lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Học sinh lần lượt viết.
- Học sinh sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc yêu cầu bài 4.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài viết ra danh từ – đại từ.
Thi đua theo tổ đặt câu.
-Nhận xét
Ngày dạy : 
Tiết 28
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (tt) 
I. Mục tiêu: 
-Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại.
-Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta viết được đoạn văn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ.
+ HS: Xem bài ở nhà.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
31’
1’
15’
15’
2’
A.Ổn định lớp:
B .Kiểm tra bài cũ: 
-G/v lấy một đoạn văn bất kì ở SGK. Yêu cầu h\s tìm danh từ chung, danh từ riêng, đại từ có trong đoạn văn.
-Nhận xét ghi điểm
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài :
:“Tổng kết về từ loại”. (tt)
2. Nội dung::
2.1.	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
	  Bài 1:
Cho HS xác định yêu cầu BT
Yêu cầu HS làm bài vào vở
Chốt lại:
+ Động từ: trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
	+ Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
	+ Quan hệ từ: qua, ở, với.
2.2.	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
	  Bài 3:
Chốt cách viết, đoạn văn diễn đạt đúng ý thơ – Dùng đúng quan hệ từ, động từ, tính từ.
-Chấm 10 tập
D.Củng cố -Dặn dò
-Nhận xét tuyên dương.
-Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh sửa bài tập.
Học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập trên.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài. – Đọc kĩ đoạn văn.
Phân loại từ vào bảng phân loại.
Lần lượt đọc kết quả từng cột.
Cả lớp nhận xét.
	.
Đọc khổ 2 “Hạt gạo làng ta”.
Gạch dưới 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ trong đoạn thơ – Học sinh dựa vào ý đoạn – Viết đoạn văn.
Học sinh lần lượt đọc đoạn văn.
Cả lớp nhận xét đoạn văn hay.
Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia nêu.
Ngày dạy :29/11/2010 
 Tiết 29
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC 
I. Mục tiêu:
-Hiểu nghĩa từ hạnh phúc, tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
-Nêu được một số từ ngữ có chứ tiếng phúc, xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học, bảng phụ.
+ HS: Xem trước bài, từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
1’
32’
15’
18’
A.Ổn định lớp:
B .Kiểm tra bài cũ: 
-Yêu cầu 3 h\s đọc đoạn văn tả mẹ dang cấy lúa.
• Giáo viên chốt lại – ghi điểm. 
C. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài :
2.Nội dung:
2.1.	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc.
 * Bài 1:
+ Lưu  ... với trẻ em. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 4 
- Nhận xét, ghi điểm 
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào?
- HD HS làm bài theo cặp.
+ Xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.
+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
+ Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế:
- Gọi HS báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, kết luận 
?Tại sao em lại cho rằng điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng?
Bài 2: Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào?
- HD HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, kết luận 
Bài 3:Viết một đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
- HD HS tự làm bài tập.
- Gọi HS dưới lớp
- Nhận xét, ghi điểm 
3. Củng cố, dặn dò
? Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Dặn về hoàn thành đoạn văn 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 
*Làm theo cặp.
- 1cặp HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”.
“Tha thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở 
trường này”.
- HS báo cáo kết quả làm việc
- Lớp theo dõi, nhận xét.
+Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩa của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép
*Làm theo cặp.
- 1cặp HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở, trình bày, nhận xét.
+“Người giàu có nhất” “gia tài”
*Làm cá nhân.
- 1 HS làm bảng, lớp làm bài vào vbt
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình- lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
Luyện từ và câu
TIẾT 67: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN 
I.Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Quyền và bổn phận của trẻ em; hiểu nghĩa các 
từ ngữ thuộc chủ điểm.
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh trong bài tập đọc út Vịnh.
- HS có ý thức tự giac làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Từ điển, bảng phụ, sgk, vbt
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn nói về một cuộc họp tổ có dùng dấu ngoặc kép.
- Nhận xét, ghi điểm 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Xếp từ trong ngoặc thành 2 nhóm
- HD HS làm bài theo cặp. 
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, kết luận
- Gọi HS giải thích các từ ngữ trong bài.
Bài 2: Từ nào đồng nghĩa với bổn phận
- HD HS làm bài theo cặp. 
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, kết luận
? Em hiểu thế nào là bổ phận?
Bài 3:Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc bài tập.
- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
? Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi?
? Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học?
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Bài 4:Viết đoạn văn khoảng 5 câu
- Yêu cầu hs làm bài theo gợi ý.
? Em có nhận xét gì về út Vịnh?
?Những chi tiết nào cho thấy rõ điều đó?
? Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
- Yêu cầu Hs tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm 
3. Củng cố, dặn dò
- Gv tổng kết bài.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét tiết học
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
*Làm theo cặp.
- 1 cặp làm bảng phụ, lớp làm vbt.
- HS trình bày bài làm. lớp nhận xét, bổ sung..
a) Quyền lợi, nhân quyền
b) Qyuền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
- 6 HS nối tiếp nhau giải nghĩa từ
*Làm theo cặp.
- HS trao đổi , trình bày- lớp nhận xét, bổ sung.
+Những từ đồng nghĩa với bổn phận là: nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
*Làm theo nhóm.
- HS đọc bài, thảo luận theo nhóm 4,
trả lời
+ Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhie.
+ Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành nhữg quy định đợc nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
*Làm cá nhân.
- HS trả lời.
+ út Vịnh là một bạn nhỏ dũng cảm cứu người, là một bạn học sinh thực hiện tố nhiệm vụ giữ gìn đường sắt.
+ út Vịnh nhận nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục Sơn – một bạn nhỏ rất nghịch hay thả diều trên đường tàu. út Vịnh dũng cảm lao vào cứu em nhỏ trước khi đoàn tàu lao tới.
+HS trả lời theo ý hiểu.
 - 2 hs làm bảng phụ, lớp làm vbt.
 - hs trình bày, lớp nhận xét bổ sung
Rút kinh nghiệm :..
Luyện từ và câu
TIẾT 68: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU NGẠCH NGANG )
I.Mục tiêu
- Ôn tập kiến thức về dấu gạch ngang.
- Làm bài tập để củng cố kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, sgk, vbt.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh.
- Nhận xét, cho điểm .
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Lập bảng thống kê về tác dụng dấu gạch ngang.
? Dấu gạch ngang có những tác dụng gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, kết luận đúng.
- 3 HS đọc đoạn văn cảu mình.
*Làm cá nhân.
- 3 hs nêu tác dụng dấu gạch ngang.
- 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vbt.
- HS trình bày, lớp nhận xét 
Tác dụng của dấu gạch gang
Ví dụ
1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a:
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng nh vậy, mọi thứ đều nh vậy.
2. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Đoạn a
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều nh vậy - Giọng công chúa nhỏ dần nhỏ, nhỏ dần (àchú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần).
Đoạn b
Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao (Chú thích Mị Nơng là con gái vua Hùng Vơng thứ 18)
3. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
Đoạn c
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động
-Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh
- Chăm sóc gia đình thơng binh, liệt sĩ, giúp đỡ.
Bài 2: Tìm dấu gạch ngang.
- Gọi Hs đọc bài 
- Yêu cầu Hs làm bài tập theo cặp
- Gọi HS trình bày ý kiến
- Nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
*Làm theo cặp.
- 1 Hs đọc yêu cầu và mẩu chuyện
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến. Mỗi HS chỉ nói về tác dụng của một dấu gạch ngang
Rút kinh nghiệm : ..
Tiếng việt.
TIẾT 69 : ÔN TẬP (TIẾT 3)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu (lấy điểm) các bài tập đọc từ tuần 19 – tuần 34
- Lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục ở nớc ta và rút ra những nhận xét
 về tình hình phát triển giáo dục.
- HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 29 đến tuần 34.
- Bảng phụ, sgk, vbt.. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Kiểm tra tập đọc
- Gọi HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Hớng dẫn bài tập
Bài 2: Lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục. 
- GV hớng dẫn hs làm bài theo nhóm. 
? Bảng thống kê có mấy cột, mấy hàng nội dung mỗi cột, mỗi hàng là gì?
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 3: Qua bảng thống kê , nêu nhận xét, chọn ý đúng.
- HD HS tự làm bài.
- Gọi hs đọc bài.
- Nhận xét, kết luận.
- HS lần lượt lên gắp thăm và chuẩn bị.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhóm 4 hs trao đổi làm bài.
+ 5 cột, 6 hàng,
Năm học
Số 
trường.
Số HS
Số GV
Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000
2001
13 859
9741100
355 900
15,2%
2001 2002
13 903
.
..
..
2002
2003
14 163
.
..
..
- Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
*Làm cá nhân.
- HS đọc bài, trả lời 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
a) Số trường hằng năm tăng hay giảm?
+ Tăng.
b) Số HS hằng năm tăng hay giảm?
+ Giảm.
c) Số GV hằng năm tăng hay giảm?
+ Lúc tăng lúc giảm.
d) Tỉ lện HS dân tộc thiểu số hằng năm tăng hay giảm?
+ Tăng.
3. Củng cố - dặn dò
- Gv tổng kết bài.
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:..
Tiếng việt
TIẾT 70 : ÔN TẬP (TIẾT 7)
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu.
-Đọc và trả lời các hỏi bài Cây gạo ngoài bến sông dưới dạng trắc nghiệm
-Rèn kĩ năng làm bài đúng,nhanh.
-Hs có ý thức tự giác làm bài.
II.Đố dùng dạy học.- Phiếu câu hỏi
III.Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài: trực tiếp.
2.Hướng dẫn làm bài.
-Yêu cầu hs đọc bài Cây gạo ngoài bến sông.
- GV đọc câu hỏi và đáp án 
-Yêu cầu hs làm bài.
- Gọi hs đọc bài.
- Nhận xét, kết luận, ghi điểm.
-2 em đọc bài trước lớp
- HS theo dõi.
-HS tự đánh dấu nhân vào ô trống trước câu trả lời đúng
-5-6 em đọc bài- lớp bổ sung.
Nội dung đáp án phiếu;
1, Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
 +ý- a: Cây gạo già, thân cây xù xì, gai góc, mốc meo, Thương và lũ bạn lớn lên đã 
thấy cây gạo nở hoa.
2.Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biếtcây gạo lớn thêm một tuổi?
+ý b:Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời
3.Trong chuỗi câu: “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.”Từ bừng nói lên điều gì?
+ý c: Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
4.Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
+ý – c: Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cay trơ ra.
5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo?
+ ý – b: lấy đất phù sa bồi đắp kín những cái rẽ cây bị trơ ra.
6. Việc làm của thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?
+ ý - b: Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
7. Câu nào dưới đay là câu ghép?
+ ý – b:Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
8. Các vế câu trong câu ghép “thân cây xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh 
mởn, non tươi, dập dờn đua với gió.” được nối với nhau bằng cách nào?
+ ý – a: Nối bằng từ: “vậy mà”
9. Trong chuỗi câu: “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sôg lở thành hố sâu hoắm...”, câu in đậm 
kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
+ ý – a: Dùng từ ngữ nối và lặp từ.
10.Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì?
+ý – c: Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét, tổng kết bài.
- Dặn về ôn bài.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An 5KNSTKNL.doc