Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Bài: Đại từ

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Bài: Đại từ

I. MỤC TIÊU:

 - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp lại.

 - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT 1, 2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT 3).

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh SGK phóng to; phiếu và bảng phụ, giấy khổ to.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Bài: Đại từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: Trường tiểu học 2 Trần Hợi 
Môn học: Tiếng Việt lớp 5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài: Đại từ
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp lại.
 - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT 1, 2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT 3).
II. CHUẨN BỊ:
- 	GV: Tranh SGK phóng to; phiếu và bảng phụ, giấy khổ to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Khởi động: 
- Hát 
A. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống – BT 3 LT&C tiết trước 
- HS đọc
 GV nhận xét
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: 
 GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài.
- HS giở SGK trang 92
2. Phần nhận xét: 
 Bài tập 1) Cho HS đọc và nêu yêu cầu; cho HS trao đổi và thảo luận nhóm đôi 
- GV đi kèm cặp giúp đỡ.
- Mời đại diện nhóm trả lời: các từ in đậm được dùng để
- GV gợi ý để HS nêu:
- GV nói thêm: Đại có nghĩa là thay thế (như trong từ Đại diện); đại từ có nghĩa là từ thay thế (Mời HS xem nghĩa từ này trong Từ điễn giáo khoa Tiếng Việt trang 124 của Nguyễn Như Ý làm chủ biên, do NXBGD tái bản năm 1995 có trong thư viện nhà trường).
 Bài tập 2) Cho HS đọc và nêu yêu cầu; cho HS làm việc cá nhân (suy nghĩ và trả lời câu hỏi):
- GV đi kèm cặp giúp đỡ.
- Mời vài HS trả lời: những từ in đậm có gì giống cách dùng từ nêu ở bài tập 1.
- GV gợi ý để HS nêu:
- GV nêu câu hỏi: Đại từ là từ dùng để làm gì?
3. Phần Ghi nhớ: 
GV treo bảng phụ (ghi sẵn nội dung ghi nhớ).
 Để các em có thể hiểu nhiều hơn và vận dụng kiến thức về đại từ, chúng ta đi vào phần thực hành luyện tập sau, mời HS xem SGK.
+ Ở đoạn a (tớ, cậu) được dùng để xưng hô.
 + Ở đoạn b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ “Chích bông” khỏi lặp lại.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung:
- Những từ trên được gọi là đại từ.
a) Từ vậy thay thế cho từ thích
b) Từ thế thay thế cho từ quý
- Cách dùng các từ này cũng giống cách các từ nêu trên (thay thế cho từ khác để khỏi lặp) Nên:
 vậy và thế cũng là đại từ.
- HS nêu như phần ghi nhớ (SGK)
- Mời 2 HS khác nhắc lại.
- Mời 2 HS khác đọc lại.
4. Phần luyện tập: 
 Bài tập 1. Làm việc cá nhân
- Mời HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý HS cách làm 
- Các từ in đậm được dùng để chỉ ai?
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
- Đọc đoạn thơ và xác định từ in đậm chỉ ai? viết hoa biểu lộ điều gì? 
- GV đi kèm cặp và giúp đỡ HS.
- Mời một số HS báo cáo kết quả làm việc
- GV kết luận và biểu dương HS.
- HS khác nhận xét, bổ sung
(Các từ in đậm được dùng để chỉ Bác Hồ.
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác).
 Bài tập 2: Làm việc nhóm đôi
 - Mời HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và dùng bút chì gạch chân từ tìm được.
- GV treo bảng phụ (ghi nội dung bài tập) và mời HS nhìn lên bảng lớp. GV gợi ý:
 + Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai?
 + Các đại từ trong bài là  các từ này chỉ ai (GV mời HS nêu, em khác bổ sung)
(- Nếu HS cho cò, vạc, nông, diệc cũng là đại từ thì GV cần giải thích: đó là danh từ; vì chúng chỉ tên các con vật này chứ chưa chuyển nghĩa như ông, mày, tôi, hay nó).
 - Tìm đại từ được dùng trong bài ca dao.
- HS làm việc theo yêu cầu (GV đi kèm cặp giúp đỡ)
- HS nhìn bảng phụ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi của GV.
- Giữa nhân vật tự xưng “ông” và cò
- Mày (chỉ cái cò); ông (chỉ người đang nói); tôi (chỉ cái cò); nó (chỉ cái diệc).
 Bài tập 3: Làm việc theo nhóm 6 (7)
- Mời HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV gợi ý HS nêu cách làm:
 + Tìm danh từ lặp lại nhiều lần 
 + Tìm đại từ để thay thế cho danh từ lặp lại
 + Cần lưu ý HS: nên xác định danh từ nào cần phải thay thế bằng đại từ, danh từ nào không nên thay thế. Bởi nếu thay thế tất cả danh từ, ta lại bị lặp lại đại từ và đoạn văn cũng trở nên nặng nề. 
- GV nêu yêu cầu làm việc theo nhóm cho HS, rồi giao nhiệm vụ thực hiện bài tập có quy định thời gian.
- Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẫu chuyện.
- Chia nhóm, giao bảng phụ (ghi sẵn bài tập 3) + viết, cho nhóm
- HS làm việc theo yêu cầu (tìm danh từ cần thay thế, gạch chân rồi ghi đại từ lên trên bằng mực khác màu).
- GV đi kèm cặp giúp đỡ.
- Hết thời gian làm việc, GV mời HS đem đính bảng phụ của nhóm mình lên bảng.
- GV chốt lại bài tập đúng và biểu dương HS.
- Đại diện HS trình bày 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Trò chơi “Ai tài hơn”
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi, 
+ GV cần hướng dẫn chơi thử và giúp đỡ HS khi gặp khó khăn (bằng chỉ dẫn, gợi ý, mượn bạn trợ giúp, )
+ GV chuẩn bị 4 tranh màu (SGK trang 75; 71; 41; 10) và 2 bảng gắn đại từ.
+ GV cần tập dượt trước nhiều lần để thuần thục cách chơi, nắm chắc luật chơi để gợi ý cho HS biết thắng thua, biểu dương em thắng.
- Tên trò chơi: Ai tài hơn.
- Luật chơi: 
 + Nêu được 1 câu nói hoàn chỉnh, để miêu tả nội dung tranh có đại từ mà mình đang giữ là thắng. 
 + Câu nói không được trùng lặp lại (em nói sau, không được trùng ý em trước).
- Cách chơi: 
 + GV chia lớp thành 4 nhóm (4 dãy bàn) với số thứ tự từ 1 đến 4. 
 + Khi chơi thì nhóm 1 đấu với nhóm 3; nhóm 2 đấu với nhóm 4.
+ 2 HS cùng lên bảng lớp (đại diện cho 2 nhóm) để chọn chung về tranh và chọn riêng đại từ cho mình (nhưng không được biết trước).
+ Mỗi nhóm cử 1 em lên bảng để chơi. Nếu em trên bảng không nói được và có yêu cầu, thì nhóm cử ngay 1 em khác đứng tại chỗ trợ giúp.
+ 2 nhóm chưa đến lượt chơi, thì làm trọng tài và cổ vũ cho em thắng cuộc. 
- GV tổ chức cho HS chơi theo quy định.
- Nhận xét, biểu dương nhóm thắng cuộc.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới 
- Nhận xét tiết học 
Duyệt của Phó hiệu trưởng nhà trường
 Ngày : ..
 Phó hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGan LTC Tuan 9 co CKTKNTro choi hoc tap.doc