I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2).
- Rèn cho HS viết nhanh, viết đẹp, viết đúng chính tả. Giáo dục cho HS yêu thích học môn Tiếng Việt.
Tiết: 23 Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2017 CHÍNH TẢ NÚI NON HÙNG VĨ (Ôn tập về quy tắc viết hoa) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài. - Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2). - Rèn cho HS viết nhanh, viết đẹp, viết đúng chính tả. Giáo dục cho HS yêu thích học môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ có ghi phần bài tập. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: - HS hát: Lớp chúng ta đoàn kết. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: “Tiết chính tả trước chúng ta đã học bài gì?” - HS trả lời. - GV đọc một số từ cho HS viết vào bảng con: Đèo Giàng, đèo Cao Bắc, suối trong. - HS viết vào bảng con. 2 HS lên bảng trình bài. Lớp nhận xét. - GV nhận xét. - GV gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - 1 HS nhắc lại quy tắc. Lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV nói: “Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghe – viết bài Núi non hùng vĩ. Và ôn lại cách viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam”. - GV ghi tên bài lên bảng và gọi 2 – 3 HS nhắc lại tên bài. * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn: - GV gọi 1 HS đọc đoạn văn: “Núi non hùng vĩ”. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Em hãy cho biết đoạn văn nói lên điều gì?” - HS trả lời: “Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc”. - HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa, nêu ý đúng. b. Hướng dẫn HS viết từ khó: - GV đọc một số từ khó viết: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Sa Pa. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương. - Gọi 1 HS đọc các từ đã viết. c. Viết chính tả: - GV đọc lại toàn bài 1 lần. - HS theo dõi. - GV yêu cầu HS đóng SGK lại. - GV đọc bài: “Núi non hùng vĩ”. - Đọc từng câu hoặc từng cụm từ trong câu cho HS viết vào vở. d. Soát lỗi, nhận xét, đánh giá bài: - GV đọc bài: “Núi non hùng vĩ” một lượt. - Cả lớp soát lại bài. - GV yêu cầu HS đổi vở soát lỗi, GV nhận xét của 10 HS. - GV nhận xét, đánh giá, thống kê những lỗi sai: 0 lỗi; 1 lỗi 2 – 3 lỗi; 4 – 5 lỗi; trên 5 lỗi. - GV sửa những lỗi sai phổ biến. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Hướng dẫn HS làm BT2 SGK/58. - GV đính bảng phụ có ghi BT2 lên bảng và gọi 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập. - GV hỏi: “Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?” - HS trả lời: “Bài tập yêu cầu ta tìm các tên riêng trong đoạn thơ”. - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 trong vòng 3 phút. - GV giao việc cho HS: + Mỗi em đọc lại yêu cầu bài tập. + Tìm danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí. + Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. + Nhóm nào tìm xong trước, đúng là thắng. - GV phát bảng phụ cho 2 nhóm HS. - 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. - HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. + Đoạn trích có 5 danh từ riêng là tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông. + Đoạn trích có 2 danh từ riêng là tên địa lí: Tây Nguyên, (sông) Ba. + Khi viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Khi viết hoa tên người, tên dân tộc Việt Nam ta viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên và giữa mỗi tiếng có dấu gạch nối. Hướng dẫn HS làm BT3 SGK/58 – 59. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu nội dung BT3. - GV hỏi: “Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?” - HS trả lời. - GV cho HS chơi trò chơi: Rung chuông vàng. - GV phổ biến luật chơi. - GV đính bảng phụ có ghi từng câu đố lên bảng. - HS viết đáp án vào bảng con. HS nào trả lời sai sẽ bị loại. - GV nhận xét, sửa chữa, tuyên dương HS trả lời đúng nhiều câu nhất. Câu đố Lời giải đố 1. Ai từng đóng cọc trên sông Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh? 2. Vua nào thần tốc quân hành Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời? 3. Vua nào tập trận đùa chơi Cờ lau phất trận một thời ấu thơ? 4. Vua nào thảo Chiếu dời đô? 5. Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn? 1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo 2. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) 3. Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) 4. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) 5. Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) 4. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - GV nhận xét tiết học. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: