- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc diễn cảm bài văn, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long, những chiến sĩ tình báo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Yêu quê hương, đất nước.
Thứ năm, ngày 2 tháng 3 năm 2023 Tập đọc TPPCT 48: HỘP THƯ MẬT I. Mục tiêu: - Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc diễn cảm bài văn, thể hiện được tính cách nhân vật. - Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long, những chiến sĩ tình báo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) - Yêu quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bài giảng điện tử, SGK, máy chiếu, - HS: SGK III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Luật tục xưa của người Ê-đê. - Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Người Ê-đê xưa đặt ra luật tục để làm gì? - Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh: - GV hỏi: Ngày 30/04/1975 có sự kiện lịch sử nào? - GV: Ngày 30/04/1975 là ngày mà non sông ta thu về một mối, đất nước ta nối liền một dải. Để có ngày chiến thắng đó, bên cạnh những chiến công vẻ vang của các chiến sĩ cầm súng chiến đấu còn có biết bao chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo. Vậy công việc của các chú chiến sĩ tình báo là gì và có ý nghĩa như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài học hôm nay: Hộp thư mật. - 3 HS nhắc lại tựa bài. 3.2. Bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Cho HS chia đoạn để luyện đọc. Đoạn 1 : “Từ đầu đáp lại” Đoạn 2 : “Anh dừng xe bước chân” Đoạn 3 : “Hai Long chỗ cũ” Đoạn 4 : Đoạn còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp phát hiện và luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, đọc phần chú giải. GV tổ chức cho HS giải nghĩa thêm một số từ. Tổ chức cho HS đọc đoạn trong nhóm đôi (2 phút). Sau đó GV tổ chức cho HS đọc bài. - GV đọc mẫu toàn bài đọc câu đầu giọng náo nức, thể hiện sự náo nức của Hai Long; Đoạn 2 đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, trải dài thiết tha, triều mến; Đoạn 3 giọng nhanh hơn thể hiện phong thái bình tĩnh, tự tin của nhân vật; Đoạn cuối giọng chậm rãi, vui tươi. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Cho HS đọc thầm lại bài, trả lời các câu hỏi: + Câu hỏi 1: Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? + Câu hỏi 2: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? - GV chốt: Chiến sĩ tình báo trong lòng địch bao giờ cũng gan góc, thông minh, yêu Tổ quốc. + Câu hỏi 3: Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy? - GV bình luận: Hai Long đã vờ sửa xe để không ai nghi ngờ. Chú mưu trí, có phẩm chất chiến sĩ. + Câu hỏi 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với các chiến sĩ tình báo? - GV chốt lại: hoạt động trong vùng địch đòi người chiến sĩ tình báo phải thông minh, gan góc, khôn khéo. Như chú Hai Long góp phần bảo vệ Tổ quốc. - Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung bài. - GV nhận xét, chốt nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, mưu trí của chú Hai Long và những chiến sĩ tình báo, giữ vững đường dây liên lạc, góp phần to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. - GV trình chiếu đoạn 1 và hướng dẫn học sinh luyện đọc. GV đọc mẫu đoạn : “Hai Long phóng xeđáp lại”. - Chú ý vào cách ngắt, nghỉ hơi và những từ cần nhấn mạnh trong đoạn. - Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi. (2 phút) - GV tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. - HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại tựa bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài tập đọc “Hộp thư mật” - GDTT: Học sinh cần chăm ngoan, học tốt, vâng lời cha mẹ, thầy cô để mai sau trở thành người công dân có ích, góp sức vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước giàu mành hơn. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài. Chuẩn bị: “Phong cảnh đền Hùng”. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi HS nêu. - HS trả lời: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. HS lắng nghe. HS nêu. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS chia đoạn. - HS nối tiếp đọc và phát hiện từ khó. - HS nối tiếp đọc lần 2 kết hợp đọc phần chú giải. - HS phát biểu và lắng nghe phần giải nghĩa từ. - HS thực hiện. - HS nghe. - HS đọc bài, trả lời câu hỏi: + HS đọc và trả lời. + Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng. - HS nghe. + HS trả lời. - HS nghe. + Rất quan trọng vì cung cấp nhiều thông tin từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch kịp thời ngăn chặn, đối phó. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, cung cấp nhiều thông tin bí mật. - HS nghe. - HS thảo luận. - HS nghe, nhắc lại. - HS theo dõi. - HS nghe. - HS luyện đọc. - HS thi đua. - HS nhận xét, bình chọn. - HS nghe. - HS nhắc lại. - HS thực hiện. HS lắng nghe. HS lắng nghe và thực hiện. Người dạy Hoàng Thị Trang
Tài liệu đính kèm: