- Phát triển các năng lực: Tự chủ và tự học (HS chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập); năng lực giao tiếp (học sinh xác định mục đích làm việc nhóm, lựa chọn nội dung thảo luận, thái độ trong giao tiếp; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác); giải quyết vấn đề và sáng tạo.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5 BÀI 11A: ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU (TIẾT 2) Giáo viên dạy: Lê Thị Phương Lan Đơn vị: Tiểu học Lý Tự Trọng – TP.Ninh Bình I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp học sinh: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (Nội dung ghi nhớ ) . - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (yêu cầu 1/ HĐTH); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (yêu cầu 3/HĐTH). - HS (M3,4) nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (yêu cầu 2/HĐTH). 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng sử dụng đại từ xưng hô một cách hợp lí. 3. Thái độ Thể hiện đúng thái độ tình cảm khi dùng một đại từ xưng hô. 4. Năng lực - Phát triển các năng lực: Tự chủ và tự học (HS chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập); năng lực giao tiếp (học sinh xác định mục đích làm việc nhóm, lựa chọn nội dung thảo luận, thái độ trong giao tiếp; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác); giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ. 5. Phẩm chất Hình thành phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, Giáo án điện tử, máy tính, tivi, bộ thẻ đáp án, phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút. 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: PP trò chơi, PP dạy học theo nhóm, PP vấn đáp, PP Thuyết trình. - Kĩ thuật: Kĩ thuật Sơ đồ tư duy, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Mục đích – ý nghĩa I. KHỞI ĐỘNG (4 phút) * Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái cho tiết học. Đồng thời, giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài trước. * Cách tiến hành: - Để tiết học thêm sôi nổi. Cô trò mình cùng nhau khởi động qua một bài hát nhé! Các em cùng đứng dậy vận động theo nhịp bài hát nào. - Cô cảm ơn phần khởi động rất vui của cả lớp. Cô mời các em ngồi. - Bài hát vừa rồi rất quen thuộc với chúng ta đúng không nào? Ai tìm được một “đại từ” có trong bài hát này? - Đại từ em vừa tìm được dùng để làm gì? - Em có tự tin về câu trả lời của mình không? - Câu trả lời của bạn rất chính xác. Cả lớp cùng khen bạn nào! * Giới thiệu bài mới: - Trong tiết học trước, chúng mình đã được tìm hiểu về đại từ. Để giúp các em hiểu sâu hơn về đại từ và biết cách dùng đại từ để xưng hô sao cho phù hợp. Hôm nay, cô trò mình cùng tìm hiểu Bài 11A: Đất lành chim đậu (tiết 2) - Cả lớp mở vở ghi tên bài cùng cô (GV GHI BẢNG). - Nghe và vận động theo nhịp bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết.” - Chúng mình, ta, chúng ta - Dùng để xưng hô - Em rất tự tin - HS ghi tên bài vào vở. + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học; củng cố, ôn tập kiến thức bài học trước để liên hệ với bài mới. Từ khởi động GV dẫn dắt vào bài mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. + Phát triển năng lực phát hiện vấn đề và làm rõ vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. TÌM HIỂU MỤC TIÊU * Mục tiêu: Giúp GV và HS xác định rõ nhiệm vụ cần thực hiện và đạt được trong tiết học. * Cách thực hiện: - Cô mời cả lớp mở SGK trang 109. - Để hoàn thành mục tiêu, các em cần thực hiện mấy yêu cầu? - Cô cảm ơn em! Để hoàn thành mục tiêu, cô điều chỉnh logo 1 chút: Yêu cầu 3 của phần hoạt động thực hành cô đổi logo thành hoạt động nhóm 4. Các em hãy quan sát vào các hoạt động xem cần dụng cụ học tập nào.Cô mời các nhóm trưởng lên bàn cô để lấy. - HS mở SGK và cùng nhau chia sẻ mục tiêu bài học trong nhóm. + Học sinh đọc cá nhân. + Nhóm trưởng mời 1 HS đọc mục tiêu của tiết học. + Để hoàn thành mục tiêu chúng ta cần làm gì? (Lắng nghe cô giảng bài, hoàn thành yêu cầu theo các logo) - 1 HS lên điều hành chia sẻ phần mục tiêu. - 4 yêu cầu. - Nhóm trưởng lên để nhận phiếu học tập. + Phát triển NL tự chủ và tự học (hs chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ); + Phát triển NL giao tiếp (học sinh xác định mục đích làm việc nhóm; phát triển khả năng làm việc nhóm). + Phát triển NL phát hiện vấn đề. 2. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Mục tiêu: Thông qua các bài tập, các tình huống có vấn đề Hs được khám phá, được trải nghiệm từ đó rút ra các kiến thức mới về ĐTXH. * Cách tiến hành: a. Nhiệm vụ 1: Điền từ xưng hô được in đậm dưới đây vào cột thích hợp trong phiếu học tập - Cô mời cả lớp cùng quan sát yêu cầu 6 trang 111. Cô mời..đọc nhiệm vụ 1. - Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn truyện trên? - Bây giờ các em hãy thực hiện yêu cầu vào phiếu học tập. - Cô thấy các em đã thực hiện xong. Cô mời..đọc bài làm của mình. - Nhận xét bài của bạn. - Ai có bài làm khác không? - Cô cũng hoàn toàn nhất trí với bài làm của các em. (Chiếu bài) Từ người nói dùng để tự chỉ mình Từ người nói dùng để chỉ người nghe Từ chỉ người hay vật được người nói nhắc đến chúng tôi chị chúng ta các ngươi - Cho cô biết: Các từ in đậm này dùng để làm gì? (chỉ bảng) - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Em hãy nhắc lại giúp cô. - Cô cũng nhất trí. Như vậy, những từ in đậm trên chính là đại từ xưng hô. b. Nhiệm vụ 2: Cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn truyện trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? - Các em quan sát tiếp và cho cô biết: + Cơm đã dùng đại từ xưng hô nào? Rất tốt. + Vậy còn chị Hơ bia đã dùng đại từ xưng hô nào? Đúng rồi đấy các em ạ! - Cách xưng hô của 2 nhân vật Cơm và Hơ bia thể hiện thái độ của người nói như thế nào? - Bạn đã trả lời đúng chưa? Cô mời em. - Các em trả lời rất tốt. - Cách xưng hô của chị Hơ bia làm cho cơm gạo cảm thấy thế nào? - Cảm ơn em. Cô muốn nghe thêm 1 ý kiến nữa. Cô mời em - Các em có đồng tình với cách xưng hô của chị Hơ bia không? - Vì sao em lại không đồng tình? - Đúng rồi đấy các em ạ! Trong giao tiếp, để thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với người nghe chúng ta cần lưu ý điều gì? - Cô cảm ơn em! Đây là điều chúng ta cần lưu ý nhé. Nội dung cô trò mình vừa tìm hiểu chính là nhiệm vụ thứ 2. c. Nhiệm vụ 3: Danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô Chuyển ý: Bên cạnh các từ nói trên, thì người Việt Nam còn dùng các danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ mối quan hệ thứ bậc, tuổi tác, giới tính. Vậy để biết đó là những từ nào chúng ta cùng chuyển sang nhiệm vụ 3. - Ở nhiệm vụ này, các em hãy đọc thầm yêu cầu và tiếp tục thực hiện vào phiếu học tập. (3 phút) Lưu ý: GV đi quan sát giúp đỡ học sinh. Chụp bài của 1 học sinh để chiếu. - Cô thấy các em đã thực hiện xong yêu cầu. Cô mời cả lớp cùng quan sát lên màn hình. Đây là bài làm của bạn.cô đã chụp được trong quá trình quan sát. Cô mời.lên chia sẻ bài làm của mình. - Bạn đã rất mạnh dạn và tự tin chia sẻ bài làm của mình. Cả lớp cùng khen bạn nào. - Dưới lớp ai có bài làm giống bạn? - Các em đã thực hiện yêu cầu rất tốt. - Ngoài những từ ngữ bạn tìm, các em còn bổ sung gì không? - Em đã tìm từ rất tốt. - Các em cho cô biết, vì sao khi xưng hô với bạn bè em lại xưng là “tớ và cậu”? - Em trả lời rất đúng. Việc xưng hô như vậy thể hiện mối quan hệ như thế nào? - Cô cảm ơn em! Ngoài ra việc xưng hô như vậy còn thể hiện mối quan hệ về thứ bậc và giới tính nữa đấy các em ạ! - Những từ chúng ta vừa tìm được thuộc từ loại nào các em đã được học? - Em có tự tin không? - Em trả lời rất chính xác. Vậy trong trường hợp nào thì danh từ chỉ người trở thành đại từ xưng hô? - Rất giỏi. Cả lớp cùng khen bạn nào. - Cô trò mình đã cùng nhau thực hiện xong các nhiệm vụ của phần hoạt động cơ bản. Qua đây, các em đã hiểu được những gì về đại từ xưng hô? - Cô cảm ơn! Đó chính là nội dung phần ghi nhớ trong SGK/112. Cô mời em đọc to phần ghi nhớ. - 1 học sinh đọc. - chị, chúng tôi, ta, các ngươi. - Học sinh thực hiện Từ người nói dùng để tự chỉ mình Từ người nói dùng để chỉ người nghe Từ chỉ người hay vật được người nói nhắc đến chúng tôi chị chúng ta các ngươi - Đọc - Em đồng ý. - Dùng để người nói tự chỉ mình, chỉ người nghe, chỉ người hay vật được nhắc tới. - Em đồng ý. - Nhắc lại. - Cơm đã dùng đại từ xưng hô là chúng tôi và chị. - Chị Hơ bia đã dùng đại từ xưng hô là ta và các ngươi. + Cách xưng hô của cơm thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng. + Cách xưng hô của Hơ bia thể hiện thái độ kiêu căng, coi thường. - Em đồng ý với bạn. - Làm cho cơm gạo cảm thấy khó chịu, tức giận. - Làm cho cơm gạo cảm thấy bị tổn thương. - Em không đồng tình. - Vì cách xưng hô của chị Hơ bia thể hiện thái độ kiêu căng và coi thường người khác. - Chúng ta cần sử dụng từ ngữ xưng hô cho lịch sự. - Học sinh thực hiện. - Học sinh lên chia sẻ. - Vỗ tay. - Giơ tay. - HS có thể nêu thêm. - Vì bạn bè bằng tuổi nhau. - Thể hiện mối quan hệ về tuổi tác. - Thuộc danh từ chỉ người. - Em rất tự tin ạ! - Khi xưng hô trong giao tiếp. - Vỗ tay. - 3 học sinh nêu 3 ý của phần ghi nhớ. - 1 học sinh đọc. + Phát triển NL ngôn ngữ: Rèn kĩ năng đọc cho HS. + Phát triển NL tự học và tự quản. + Phát triển năng lực tư duy cho HS + Phát triển năng lực phát hiện vấn đề, kĩ năng vận dụng cho HS. + Giáo dục HS phẩm chất yêu quý, tôn trọng mọi người. + Phát triển NL tự học và tự quản. + Phát triển NL giao tiếp. + Phát triển phẩm chất yêu quý, tôn trọng mọi người; + KN vận dụng: HS biết sử dụng ĐTXH phù hợp khi giao tiếp. III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về ĐTXH vào làm các bài tập áp dụng dạng cơ bản. * Cách tiến hành: - Để củng cố thêm về cách sử dụng đại từ xưng hô. Cô trò mình cùng chuyển sang phần hoạt động thực hành. - Qua quan sát cô thấy tất cả các nhóm đã thực hiện xong yêu cầu. Các em hãy ngồi ngay ngắn, hướng lên bảng để cùng nhau chia sẻ nhé. * Yêu cầu 2: - Ở yêu cầu 2, cô muốn nhờ 1 bạn lên giúp cô chia sẻ. Cô mời em - Em hãy chọn bài sạch đẹp nhất của nhóm em mang lên giúp cô. (HS mang bài lên cho cô chiếu lên màn hình. (GV CHỤP ẢNH CHIẾU LÊN MÀN HÌNH). - Cô khen cả lớp mình đã thảo luận, chia sẻ rất tích cực sôi nổi. Đặc biệt, cô khen 2 bạn.đã mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp. Cô dành cả lớp 1 chàng pháo tay. - Qua cách xưng hô của thỏ và rùa, các em học tập cách xưng hô của nhân vật nào? - Vì sao? Liên hệ: Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta cần lựa chọn từ ngữ xưng hô sao cho phù hợp, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình và người nghe các em nhé! * Yêu cầu 3: - Yêu cầu 3, cô sẽ tổ chức cho các em báo cáo kết quả qua 1 trò chơi có tên: Ai nhanh hơn? - Các em cùng chú ý lên màn hình. (CHIẾU LUẬT CHƠI) - Cả lớp đã sẵn sàng chưa? - GV chiếu từng câu hỏi. - Trò chơi kết thúc. Các em đã tham gia rất sôi nổi, tích cực và trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Cô khen cả lớp.. - Cô mời em đọc lại đoạn văn này. Cô cảm ơn em! - Qua câu chuyện, em thấy các con vật như thế nào? - Tại sao khi hiểu rõ câu chuyện các con vật lại thở phào? - Nhóm trưởng điều hành thành viên thực hiện các yêu cầu. + Các bước thực hiện: HS làm việc cá nhânSau đó, chia sẻ theo nhóm đôi.Nhóm trưởng điều hành các thành viên chia sẻ và thống nhất kết quả. - HS lên chia sẻ: - QUẢN TRÒ: Các bạn ơi! Chúng mình cùng chia sẻ nhé. - QUẢN TRÒ: Mời đại diện nhóm bạn. lên trình bày bài kết quả của nhóm mình. - HS: Lên bảng trình bày. - QUẢN TRÒ: Mời bạn về chỗ: + Mời các bạn cho ý kiến? + Ai có ý kiến khác không? (không). + Bao nhiêu nhóm có kết quả giống nhóm bạn? + Chúng em đã chia sẻ xong yêu cầu 2. Mời cô cho ý kiến. - Em học tập cách xưng hô của Rùa. - Vì thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự. - Lắng nghe. - Tham gia trò chơi - HS đọc - Các con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh. - Vì Bồ Chao quá sợ sệt sợ trời sập. Đó là trụ điện cao thế chứ không phải trụ chống trời. + Phát triển NL tự học + Phát triển năng lực giao tiếp: Học sinh xác định mục đích làm việc nhóm, lựa chọn nội dung thảo luận, thái độ trong giao tiếp; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác. + Phát triển NL giao tiếp: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm. HS được trao đổi tương tác với nhau. + Giáo dục HS phẩm chất yêu quý, tôn trọng mọi người + Phát triển năng lực ngôn ngữ + Phát triển năng lực văn học: Học sinh hiểu được nội dung câu chuyện. 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Bài học hôm nay, giúp các em ghi nhớ những kiến thức gì? - Đọc phần ghi nhớ. 5. HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO - Chiếu sơ đồ tư duy. - Đây là 1 số kiến thức cần ghi nhớ về ĐTXH mà cô đã hệ thống lại bằng SĐTD. Các em về nhà hãy nhớ và có thể vẽ lại sơ đồ tư duy theo cách của mình để hôm sau mang lên lớp trưng bày. - Chúng mình hãy vận dụng thật tốt những điều đã học hôm nay khi giao tiếp cho phù hợp. Tiết học của chúng ta kết thúc tại đây! Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em. - Lắng nghe. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: