Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1 - Phạm Minh Trí

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1 - Phạm Minh Trí

TẬP ĐỌC Ngày dạy: / /

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

 - Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe lời thầy, yêu bạn. -HS hiểu thêm (tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới).

 - Học thuộc lòng đoạn :Sau 80 năm công học tập của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc

- Học sinh: SGK

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1 - Phạm Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Ngày dạy: / /
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
 - Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe lời thầy, yêu bạn. -HS hiểu thêm (tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới). 
 - Học thuộc lòng đoạn :Sau 80 năm công học tập của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1. Ổn định ;
Hat
4’
2.Kiểm tra sgk học sinh.
3. Dạy bài mới:
1
3.1 Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách ‘Việt Nam Tổ quốc em .
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy.
- Học sinh lắng nghe
30’
2.HDHS luyện đọc và tim hiểu bài:
15
a)Luyện đọc.
- HS đọc toàn bài
- Một HS giỏi đọc- cả lớp lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt).Hai đoạn như ánh dấu ở SGK
- HS đọc theo dãy ngang
* Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
* Lượt 2: Đọc giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích).
* Lượt 3: Đọc lại cho tốt
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, nêu xuất xứ.
10
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu 1 SGK
- HS đọc thầm đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp.
+ Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng 1 nền GD hoàn toàn VN.
- Giáo viên chốt
- HS lắng nghe
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1
- Thảo luận nhóm đôi đại diện nêu
- Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và lần lượt trả lời câu hỏi 2,3
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 : Phần còn lại
- Giáo viên hỏi:
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước?
+ Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Giáo viên điều chỉnh, khắc sâu
- HS lắng nghge
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập Học tập tốt, bảo vệ đất nước)
5
c) Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- GV đọc mẫu
- HS lắng nghe
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư
- GV theo dõi , uốn nắn
- 2, 3 học sinh đọc thể hiện
- Nhận xét cách đọc
- GV cho HS thi đọc diễn cảm
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính
- Các nhóm thảo luận, 1 thư ký ghi
- Ghi bảng ‘Bác Hồ khuyên học sinh chăm học ,biết nghe lời thầy yêu bạn .
- Đại diện nhóm đọc
-: Bác thương học sinh - rất quan tâm - nhắc nhở nhiều điều à thương Bác
- GV điều chỉnh, bổ sung- ghi bảng
- HS ghi vào vở
d) Hướng dẫn HS học thuộc lòng
- HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng
- 2-4 HS thi
- GV nhận xét tuyên dương
- HS nhận xét
2
3. Củng cố –dặn dò:
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì?
- HS trả lời
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
1’
-Dặn dò
- Học thuộc đoạn 2
- Đọc diễn cảm lại bài
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ
Ngày dạy: / /
Nghe- viết: VIỆT NAM THÂN YÊU
Ôn tập quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3 
2. Kĩ năng: 
- 	Nắm được quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/ k; Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra SGK, vở HS
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Chính tả nghe- viết
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK
- Nêu nội dung chính của bài 
- Học sinh nghe
- HS nêu
- Giáo viên nhắc học sinh cách trình bày bài viết theo thể thơ lục bát 
- Học sinh nghe và đọc thầm lại bài chính tả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh những từ ngữ khó 
- HS nêu, GV thấy khó ghi bảng 
- Học sinh đọc thầm gạch dưới những từ ngữ khó
- Nêu chỗ khó viết
- Học sinh ghi bảng con
- Giáo viên nhận xét
- Cho HS đọc lại những từ khó
- Lớp nhận xét
- 2 HS đọc
- GV đọc mẫu lần 2
- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 1-2 lượt
- HS lắng nghe
- Học sinh viết bài 
- Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết của học sinh
- HS sửa tư thế ngồi
- Giáo viên đọc toàn bộ bài chính tả
- Học sinh dò lại bài
- Giáo viên chấm bài (7-10 tập)
- Từng cặp học sinh đổi vở dò lỗi cho nhau 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Hoạt động lớp, cá nhân
 Bài 2
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- HS làm vào vở BT
- Học sinh lên bảng sửa bài thi tiếp sức 
- Giáo viên nhận xét
- 1, 2 HS đọc lại 
 Bài 3
- 1 HS đọc yêu cầu đề
- HS làm bài cá nhân vào vở BT
- 1 HS sửa bài trên bảng
- Giáo viên nhận xét- kiểm tra kết quả những em bên dưới
- Lớp nhận xét
-Cho HS nêu quy tắc
- 2 Học sinh nêu quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/ k
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Nhắc lại quy tắc ng/ ngh, g/ gh, c/ k
- Học sinh nhẩm học thuộc quy tắc
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Học thuộc bảng quy tắc ng/ ngh, g/ gh, c/k - GV chốt 
- Chuẩn bị: chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày dạy: / /
	TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn(nội dung ghi nhớ)
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2(2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu(BT3).
- HSKG đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được(BT3). 
2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa 
3. Thái độ: 
- Thể hiện thái độ lễ phép khi lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa để giao tiếp với người lớn. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Chuẩn bị bìa cứng ghi ví dụ 1 và ví dụ 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài tập 2. 
- Học sinh: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Bài luyện từ và câu: “Từ đồng nghĩa sẽ giúp các em hiểu khái niệm ban đầu về từ đồng nghĩa, các dạng từ đồng nghĩa và biết vận dụng để làm bài tập”. 
- Học sinh nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận xét, ví dụ
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm 
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích ví dụ. 
- Học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 1 
- Giáo viên chốt lại nghĩa của các từ à giống nhau. 
- Xác định từ in đậm : xây dựng, kiến thiết, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. 
- So sánh nghĩa các từ in đậm đoạn a -đoạn b. 
- Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? 
- Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 1) 
- Yêu cầu học sinh đọc câu 2. 
- Cùng chỉ một sự vật, một trạng thái, một tính chất. 
- Nêu VD 
- Học sinh lần lượt đọc 
- Học sinh thực hiện vở nháp 
- Nêu ý kiến 
- Lớp nhận xét 
- Dự kiến: VD a có thể thay thế cho nhau vì nghĩa các từ ấy giống nhau hoàn toàn . VD b không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn: 
+ Vàng xuộm: chỉ màu vàng đậm của lúa chín
+ Vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên 
+ vàng lịm : chỉ màu vàng của lúa chín, gợi cảm giác rất ngọt 
- Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 2) 
- Nêu ví dụ: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đua. 
* Hoạt động 2: Hình thành ghi nhớ 
- Hoạt động lớp
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trên bảng. 
- 2 Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Phần luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc những từ in đậm có trong đoạn văn ( bảng phụ)
- GV chốt lại 
- “nước nhà- hoàn cầu -non sông-năm châu”
- Học sinh làm bài cá nhân 
- 2-4 học sinh lên bảng gạch từ đồng nghĩa: 
 + nước nhà – non sông
 + hoàn cầu – năm châu
Ÿ Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc BT2. 
- 1, 2 học sinh đọc 
- Học sinh làm bài cá nhân và sửa bài 
- Giáo viên chốt lại và tuyên dương tổ nêu đúng nhất 
- Các tổ thi đua nêu kết quả bài tập 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc BT3
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm bài cá nhân 
- Giáo viên thu bài, chấm 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Tìm từ đồng nghĩa với từ: xanh, trắng, đỏ, đen
- Các nhóm thi đua tìm từ đồng nghĩa
- Tuyên dương khen ngợi 
- Cử đại diện lên bảng 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện từ đồng nghĩa”
- Nhận xét tiết học 
KỂ CHUYỆN
Ngày dạy: / /
 LÝ TỰ TRỌNG 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. 
- HS kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện (nếu còn thời gian).
 2. Kĩ năng: 
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được từng đoạn và kể nối tiếp câu chuyện; hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 3. Thái độ: 
- Giáo ... ình yêu của người viết đối với cảnh - yêu thiên nhiên)
- Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính của bài.
Bức tranh làng quê ngày mùa rất đẹp ..
- Giáo viên chốt lại - Ghi bảng
-Gd hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp quê Việt Nam.
- Lần lượt học sinh đọc lại –ghi vào vở
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên cách đọc diễn cảm
- GV theo dõi hướng dẫn
- 4 Học sinh lần lượt đọc theo đoạn và nêu cách đọc diễn cảm cả đoạn.
- Nêu giọng đọc và nhấn mạnh từ gợi tả
- Giáo viên đọc diễn cảm mẫu đoạn văn tư (Màu vàng lúa chín. Màu vàng rơm mới).
- 2HS giỏi lần lượt đọc thể hiện
- Cho HS đọc diễn cảm theo cặp
- HS đọc
- Cho HS thi đọc diễn cảm
-2 HS ở 2 dãy bàn đại diện thi đọc
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố-dặn dò:
+ Bài văn trên em thích nhất là cảnh nào ? Hãy đọc đoạn tả cảnh vật đó.
- Học sinh nêu đoạn mà em thích và đọc lên
- Giải thích tại sao em yêu cảnh vật đó?
- HS giải thích
GD :Yêu đất nước , quê hương
- HS lắng nghe
1’
*Dặn dò:
- Tiếp tục rèn đọc cho tốt hơn, diễn cảm hơn
- Chuẩn bị: “Nghìn năm văn hiến”
- Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: / /
CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- 	Nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh (mở bài , thân bài , kết bài) Chỉ rõ được cấu tạo 3 phần của bài Nắng Trưa (mục 111) 
- 	Biết phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh cụ thể. 
- 	GDBVMT: Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Ổn định :
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở.
- Giúp học sinh làm quen phương pháp học tập bộ môn.
32’
3. Dạy bài mới: 
1’
 Giới thiệu bài;
10’
 Hoạt động 1: 
- Phần nhận xét 
 Bài 1: giáo viên chốt lại: bài văn thông thường gồm 3 phần (MB, TB, KL).
- Học sinh đọc nội dung (yêu cầu và văn bản “Hoàng hôn trên sông Hương”
- Giải nghĩa từ:
+ Hoàng hôn: Thời gian cuối buổi chiều, mặt trời lặng ánh sáng yếu ớt và tắt dần.
+ Sông Hương: 1 dòng sông rất nên thơ của Huế.
- Học sinh đọc bài văn à đọc thầm, đọc lướt.
- Yêu cầu học sinh tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Phân đoạn - Nêu nội dung từng đoạn.
- Nêu ý từng đoạn
Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn
- Thân bài: Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc Thành phố lên đèn.
- Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. 
- Giáo viên chốt lại
Bài 2: Giáo viên chốt lại: có 2 cách miêu tả:
+ Tả theo thứ tự thời gian.
+ Tả theo từng bộ phận.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm yêu cầu. Cả lớp đọc lướt bài văn
- Yêu cầu học sinh nhận xét thứ tự của việc miêu tả trong bài văn
- “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Học sinh lần lượt nêu thứ tự tả từng bộ phận cảnh của cảnh
- Giáo viên chốt lại
- Lớp nhận xét
- Giống: giới thiệu bao quát cảnh định tả à cụ thể
- Khác:
+ Thay đổi tả cảnh theo thời gian
+ Tả từng bộ phận của cảnh
Từng cặp học sinh trao đổi từng bài
- Yêu cầu học sinh nêu cụ thể thứ tự miêu tả trong 2 bài.
+ Hoàng hôn trên sông Hương: Đặc điểm chung của Huế à sự thay đổi màu sắc của sông (từ lúc bắt đầu đến lúc tối à Hoạt động của con người và sự thức dậy của Huế)
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Màu sắc boa trùm làng quê ngày mùa à màu vàng à tả các màu vàng khác nhau à thời tiết và con người trong ngày mùa.
- Sự giống nhau: đều giới thiệu bao quát cảnh định tả à tả cụ thể từng cảnh để minh họa cho nhận xét chung.
- Sự khác nhau: 
- Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tả từng bộ phận của cảnh. 
- Giáo viên chốt lại .
- Học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của hai bài văn
8’
 Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
- Phần ghi nhớ 
Lần lượt học sinh đọc phần ghi nhớ
10’
 Hoạt động 3:
- Hoạt động cá nhân
- Phần luyện tập
+ Nhận xét cấu tạo của bài văn “ Nắng trưa”
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài văn
- Học sinh làm cá nhân.
- Mở bài (Câu đầu): Nhận xét chung về nắng trưa
- Thân bài: Tả cảnh nắng trưa:
- Đoạn 1: Cảnh nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Nắng trưa trong tiếng võng và tiếng hát ru em
- Đoạn 3: Muôn vật trong nắng
- Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa 
- Kết bài: Lời cảm thán “Thương mẹ biết ba nhiêu, mẹ ơi” (Kết bài mở rộng)
- Giáo viên nhận xét chốt lại: Qua tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh. Bài Hoàng hôn trên sông Hương; Nắng trưa. Cả hai bài đều có nội dung giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT 
2’
 Hoạt động 4: Củng cố
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
1’
 4. Tổng kết - dặn dò
- Học sinh ghi nhớ
- Làm bài 2
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh 
- Nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày dạy: / /
LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
-Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc(3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đăt câu với một từ tìm được ở BT1,(BT2)
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn(BT3).
- HSKG đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1.
2. Kĩ năng: 
-	Cảm nhận sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Biết cân nhắc , lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể .
3. Thái độ: 
- Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng khi giao tiếp cho phù hợp. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 1 , 3 - Bút dạ 
-Học sinh: Từ điển 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
1. Khởi động: 
Hát 
2’
2. Bài cũ: 
- GV nêu câu hỏi:
 +Thế nào là từ đồng nghĩa ? cho ví dụ
 +Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Cho ví dụ
 +Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ
-3 HS lần lượt trả lời
- Giáo viên nhận xét - cho điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Trong tiết học trước, các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để làm bài tập”
- HS lắng nghe
- Luyện tập về từ đồng nghĩa
- HS ghi vào vở 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
- Bài 1:
- 2 Học sinh đọc bài tập1
Giáo viên làm mẫu:
- Học theo nhóm bàn
- Sử dụng từ điển
a) Chỉ màu xanh
xanh lơ, xanh biếc 
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen
- Mỗi bạn trong nhóm đều làm bài - giao phiếu cho thư ký tổng hợp.
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng (đúng và nhiều từ)
- Giáo viên chốt lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét 
- Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
-VD : +Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt ..
- Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
- Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS đọc đoạn “Cá hồi vượt thác ”
- Học trên phiếu luyện tập
- Học sinh làm bài trên phiếu
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
* Hoạt động 2: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên tuyên dương và lưu ý học sinh lựa chọn từ đồng nghĩa dùng cho phù hợp
- Các nhóm cử đại diện lên bảng viết 3 cặp từ đồng nghĩa (nhanh, đúng, chữ đẹp) và nêu cách dùng.
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
- Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: / /
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng ( BTI )
- 	Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của các tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng” , học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong một bài văn tả cảnh.
Ngữ liệu dùng để luyện tập bài (Buổi sáng trên cánh đồng) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng giáo dục BVMT .
- 	Biết lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2)và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát .
- 	Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên:Giấy khổ to bút dạ, Tranh ảnh ,vườn cây, công viên
- Học sinh: Những ghi chép kết quả quan sát 1 cảnh đã chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Ổn định:
4’
2. Bài cũ: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 Y / C HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết học trước và trả lời câu hỏi 
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ,1 học sinh nêu lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
- Giáo viên nhận xét 
30’
3. Dạy bài mới: 
1’’
 Giới thiệu bài : Luyện tập tả cảnh.
10’
 Hoạt động 1: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc bài tập 1
-HS đọc lại yêu cầu đề 
-HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng “
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác), mắt (thị giác)
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì 
- Giáo viên chốt lại: Qua bài văn Buổi sớm trên cánh đồng Các em đã nêu được nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài, hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả cảnh giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng BVMT .
15’
 Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
Đề bài yêu cầu gì ?
Cho HS nêu 1 số kết quả đã quan sát đã chuẩn bị trước
-Lập dàn ý một bài văn miêu tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên trên đường phố hay trên cánh đồng nương rẫy)
-Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
-GV chấm điểm những dàn ý tốt
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
GV chốt lại bằng cách mời HS làm bài tốt nhất trên giấy khổ to dàn ý lên bảng lớp trình bày kết quả cả lớp và GV nhận xét bổ sung 
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
2’
 Hoạt động 3: Củng cố
Dàn ý bài văn tả cảnh gồm mấy phần ?
- HS nêu
1’
 4 . Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TV5 T1doc.doc