Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiểm tra đọc (lấy điểm)

- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút ; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.

- Kĩ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.

* Lập được bảng thống kê các bài thơ trong ba chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, ghi nhớ về: chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).

* Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK (2 bản).

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008
Tập đọc (tiết 19): ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
* Kiểm tra đọc (lấy điểm)
- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút ; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- Kĩ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
* Lập được bảng thống kê các bài thơ trong ba chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, ghi nhớ về: chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
* Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).
* Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK (2 bản).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích tiết học và cách bốc thăm bài.
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Mỗi lượt 5HS bốc thăm bài về chỗ chuẩn bị. 
- Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Chú ý khuyến khích, động viên HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV hỏi:
+ Em đã được học những chủ điểm nào?
+ Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.
- Mở mục lục SGK đọc và trả lời.
- Yêu cầu HS tự làm bài. HS có thể mở vở ra để ghi nội dung chính của từng bài.
-2HS làm vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi 1 HS làm vào giấy khổ to dán phiếu, đọc phiếu. GV cùng HS cả lớp nhận xét từng bài, sửa chữa.
-1HS báo cáo kết quả làm bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng về 5 bài tập đọc.
- Theo dõi và tự chữa bài (nếu sai).
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn HS về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc.
): 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
* Kiểm tra đọc, lấy điểm (yêu cầu như tiết 1).
	* Nghe - viết chính xác, đẹp bài văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
	* Hiểu nội dung bài văn: Thể hiện nổi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị từ tiết 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung bài văn
- Gọi HS đọc bài văn và phần Chú giải
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hỏi:
+Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
+Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?
- Trả lời.
+ Bài văn cho em biết điều gì?
+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS từ các từ khó dễ lẫn viết chính tả và luyện viết.
- HS nêu và viết các từ khó.
- Hỏi: Trong bài văn có những chữ nào phải viết hoa?
+ Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa.
c. Viết chính tả.
d. Soát lỗi, chấm bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng để kiểm tra lấy điểm.
): Thứ ba ngày 38 tháng 10 năm 2008 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: 
* Kiểm tra đọc lấy điểm (yêu cầu như tiết 1).
	* Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học, thấy được cái hay, cái tinh tế trong cách quan sát và miêu tả của nhà văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị ở tiết 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
2. Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Hỏi: Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả?
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV hướng dẫn HS làm bài:
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài tập vào vở.
+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.
+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.
+ Chọn chi tiết mà mình thích.
+ Giải thích lí do vì sao mình thích chi tiết ấy.
Khuyến khích HS tìm hiểu các bài văn chứ không chỉ là 1 bài, 1 chi tiết.
- Gọi HS trình bày phần bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS (nếu có). 
- 7 đến 10 HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi.
Lưu ý: GV đi theo từng bài văn để nhiều HS có thể tìm thấy những chi tiết hay trong một bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục ngữ ở ba chủ điểm đã học.
): 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 4)
I. MỤC TIÊU: 
* Ôn tập và hệ thống hoá vốn từ: danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ, gắn với ba chủ điểm đã học.
* Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 1, bài tập 2 (2 tờ) và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho 1 nhóm.
+ Yêu cầu HS tìm từ thích hợp viết vào từng ô. HS các nhóm khác làm vào vở.
- Yêu cầu nhóm làm trên giấy dán phiếu lên bảng, đọc các danh từ, động từ, tính từ, các thành ngữ, tục ngữ tìm được. Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung những từ nhóm bạn chưa có. GV ghi bảng.
- 3 HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc từ ngữ của từng chủ điểm. Các nhóm khác bổ sung. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Kẻ bảng viết vào vở.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách làm bài tập 1.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được, tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị trang phục để đóng vở kịch Lòng dân.
): 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 5)
I. MỤC TIÊU: 
* Kiểm tra đọc lấy điểm (yêu cầu như tiết 1).
* Xác định được tính cách của từng nhân vật trong vở kịch Lòng dân, phân vai, diễn lại vở kịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
* Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
	* Trang phục để diễn kịch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Kiểm tra đọc
Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS đọc lại vở kịch. Cả lớp theo dõi, xác định tính cách của từng nhân vật.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 2 đoạn của vở kịch.
- Gọi HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS diễn kịch trong nhóm. (chia nhóm 6 HS).
Gợi ý HS:
+ Chọn đoạn kịch định diễn.
+ Phân vai.
+ Tập diễn trong nhóm.
- 6 HS hoạt động trong nhóm.
+ HS 1: Dì Năm.
+ HS 2: An.
+ HS 3: chú cán bộ.
+ HS 4: lính.
+ HS 5: cai.
+ HS 6: Theo dõi lời thoại, nhận xét, sửa chữa cho từng thành viên trong nhóm.
- HS thi diễn kịch. HS có thể sáng tạo lời thoại của nhân vật.
- 4 nhóm thi diễn kịch.
- GV cùng cả lớp tham gia bình chọn: Nhóm diễn kịch, diễn viên đóng kịch hay nhất.
- Khen ngợi, trao phần thưởng (nếu có) cho HS vừa đoạt giải.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Khen ngợi những HS diễn kịch hay, khuyến khích các nhóm diễn kịch luyện tập thêm.
): ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 6)
I. MỤC TIÊU: 
-Thực hành, luyện tập về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
-Làm đúng các bài tập về nghĩa của từ.
-Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. Bài tập 2 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
-Gọi HS đọc y/cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hỏi: 
+ Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
+ Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác?
+ Các từ: bê, bảo, vò, thực hành.
+ Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh các từ HS đưa ra để thay thế.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu, HS bổ sung và thống nhất.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và nói: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!”.
Bài 2
- Gọi HS đọc y/cầu và nội dung của bài tập. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì viết từ cần điền vào vở bài tập.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Theo dõi GV chữa bài và tự chữa bài. 
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
- Nhẩm, đọc thuộc lòng.
Bài 3- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS:
+Đặt câu để phân biệt từ đồng âm giá (giá tiền) giá (giá để đồ vật) bằng một câu hoặc hai câu.
-2HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
Cô ơi cái giá sách này giá bao nhiêu ?
+ Đặt câu với từ giá với nghĩa đã cho.
- Nhận xét.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
Bài 4: - GV tổ chức cho HS làm bài tập 4 tương tự như cách làm bài 3.
- HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học
Tiết 7
* Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu.
* GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
Tiết 8
* Kiểm tra tập làm văn.
* GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_10.doc