Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Lê Thành Long

Bài: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)

- Hiểu ND : Tình cảm yêu quý thiện nhiên của 2 ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 102.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN: 11
	Từ ngày:	24 / 10 / 2011.	Đến ngày: 28 / 10 / 2011.
q 
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Chuyện một khu vườn nhỏ
 / / 
3
Chính tả 
Luật bảo vệ môi trường
 / / 
6
Luyện từ & câu 
Đại từ xưng hô
 / / 
7
Kể chuyện 
Người đi săn và con nai
 / / 
10
Tập làm văn 
Trả bài văn tả cảnh
 / / 
12
Luyện từ & câu 
Quan hệ từ
 / / 
14
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
 / / 
16
KÝ DUYỆT
 / / 
18
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 11.
Tiết: 21.
Bài: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)
- Hiểu ND : Tình cảm yêu quý thiện nhiên của 2 ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 102.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Hỏi:
+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm?
+ Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh.
+ Tên chủ điểm nói lên nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ môi trường sống xung quanh mình giữ lấy màu xanh cho môi trường.
+ Tranh minh hoạ vẽ cảnh các bạn nhỏ đang vui chơi ca hát dưới gốc cây to. Thiên nhiên nơi đây thật đẹp, ánh mặt trời rực rỡ, chim hót líu lo trên cành.
- GV nêu: Chủ điểm Giữ lấy màu xanh muốn gửi tới mọi người thông điệp: Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Lắng nghe.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Bức tranh vẽ cảnh ba ông cháu đang trò chuyện trên một ban công có rất nhiều cây xanh.
- GV giới thiệu: Bài học đầu tiên Chuyện một khu vườn nhỏ kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa thành phố. Câu chuyện cho chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên của ông cháu bạn Thu.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Bé Thu rất khoái.từng loài cây.
+ HS 2: Cây quỳnh lá dàykhông phải là vườn.
+ HS 3: Một sớm chủ nhậtcó gì lạ đâu hả cháu?
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài (2 lượt).
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV đọc toàn bài – chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi.
 + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng; giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông: hiền từ, chậm rãi.
 + Nhấn giọng ở những từ ngữ: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, nhọn hoắt, đỏ hồng, không phải, săm soi, thản nhiên, líu ríu, vườn, đất lành chim đậu.
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS (hoạt động theo nhóm) cùng đọc thầm bài, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV mời HS lên điều khiển lớp trao đổi, tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc bổ sung thêm câu hỏi tìm hiểu bài.
- 1 HS khá điều khiển HS cả lớp trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
(GV ghi bảng các từ ngữ:
- Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước.
- Cây hoa ti gôn: thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
- Cây hoa giấy: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng.
- Cây đa Aán Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to)
+ Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
+ Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy bị vòi hoa ti-gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
+ Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn.
+ Em hiểu: “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
+ Đất lành chim đậu: có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn.
- Giảng: Câu nói “Đất lành chim đậu” của ông Bé Thu thật nhiều ý nghĩa. Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, hát ca ở những nơi thanh bình, có nhiều cây xanh, môi trường trong lành. Nơi chim sinh sống và làm tổ có thể là trong rừng, trên cánh đồng, một cái cây trong công viên, trong khu vườn hay mái nhà. Có khi đó chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công của một căn hộ tập thể.
- Lắng nghe.
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu Thu?
+ Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Mỗi người hãy yêu quí thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia và đình chung quanh mình.
+ Hãy nêu nội dung chính của bài văn.
+ Bài văn nói lên tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.
- Ghi nội dung chính của bài.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi vào vở.
- Kết luận: Thiên nhiên mang lại rất nhiều ích lợi cho con người. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh xung quanh nhà mình sẽ làm cho môi trường sống quanh mình trong lành, tươi đẹp hơn.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có đoạn 3.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu và tìm các từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt giọng. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi gần nhau cùng luyện đọc.
 Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống. Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 – 5 HS thi đọc,lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Tổ chức cho HS đọc theo vai.
+ HS 1: Người dẫn chuyện.
+ HS 2: bé Thu.
+ HS 3: ông.
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc đúng lời của NV.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà có ý thức làm cho môi trường sống quanh gia đình mình luôn sạch, đẹp, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện; soạn bài Tiếng vọng.
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 11.
Tiết: 11.
Bài: 
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được (BT2a/b hoặc BT3a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Thẻ chữ ghi các tiếng: trăn/trăng, dân/dâng, răn/răng, lượn/lượng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. GIỚI THIỆU 
Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kì I.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
GV giới thiệu bài tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe viết Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường và làm bài tập chính tả. 
- HS nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết
- Gọi HS đọc đoạn luật.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hỏi:
+ Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì?
+ Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS nêu các từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 1 HS đọc cho cả lớp viết vào nháp.
c) Viết chính tả
- Nhắc HS chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm “Hoạt động môi trường” đặt trong ngoặc kép.
- HS viết theo GV đọc. 
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Lưu ý: GV chỉ chọn phần b.
Bài 2
b) Gọi HS đọc yêu cầu.
b) HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.
- Hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 3 em tham gia thi. 1 HS đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào, HS trong nhóm phải tìm từ ngữ có cặp từ đó.
- Theo dõi GV hướng dẫn. 
- Tổ chức cho 8 nhóm HS thi. Mỗi cặp từ 2 nhóm thi.
- Thi tìm từ theo nhóm.
- Tổng kết cuộc thi: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi HS bổ sung.
- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- Yêu cầu học sinh viết vào vơ ... Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ Câu văn nên viết như thế nào để sinh động, gần gũi.
+ Phần kết bài nên viết như thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc? 
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Trình bày, bổ sung.
- Nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- Lắng nghe.
- Gọi 5 HS dưới lớp đọc đoạn văn trong bài văn của mình mà em cho là hay cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn.
- Tự làm bài vào vở. 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn mình viết, các HS khác nhận xét.
- Đọc bài, nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 11.
Tiết: 22.
Bài: QUAN HỆ TỪ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu nắm được khái niệm về QHT ( ND ghi nhớ); nhận biết được các quan hệ từ trong các câu văn ( BT1-MụcIII); xác định được cặp QHT và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với QHT (BT3) 
- Học sinh khá, giỏi đặt câu được với các QHT nêu ở BT3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét.
	- Bài tập 2, 3 phần Luyện tập viết vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô.
- 2 HS làm trên bảng.
- Kiểm tra việc học thuộc lòng phần ghi nhớ của HS dưới lớp.
- 3 – 5 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng.
- Nhận xét học sinh học bài ở nhà.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Khi nói và viết chúng ta vẫn thường sử dụng các từ để nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau gọi là quan hệ từ. Vậy quan hệ từ là gì? Chúng có tác dụng gì? Các em sẽ tìm hiểu qua bài Quan hệ từ hôm nay.
- Lắng nghe.
2.2. TÌM HIỂU VÍ DỤ 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. Gợi ý cho HS:
+ Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn là quan hệ gì?
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu.
- GV chốt lại lời giải đúng.
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
a) và nối say ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp)
b) Tiếng hót dìu dặt của Hoạ mi.
b) của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ mi (quan hệ sở hữu).
c) Không đơm đặt như hoa đào
Nhưng cành mai
c) Như nối không đơm đặc với hoa đào (quan hệ so sánh).
Nhưng nối với câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản).
- Kết luận: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc về ý nghĩa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
- Lắng nghe.
- Hỏi lại:
+ Quan hệ từ là gì?
+ Quan hệ từ có tác dụng gì?
- Trả lời theo khả năng ghi nhớ.
Bài 2
- Cách tiến hành tương tự bài 1.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng:
a) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
- nếu  thì  - Biểu thị quan hệ điều kiện, giả thuyết – kết quả.
b) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim thường rủ nhau về tụ hội.
- Tuy nhưng- Biểu thị quan hệ tương phản.
- Kết luận: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một từ quan hệ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về ý nghĩa giữa các bộ phận câu.
2.3. GHI NHỚ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS dưới lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
2.4. LUYỆN TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Hướng dẫn cách làm bài:
+ Đọc kỹ từng câu văn.
+ Dùng bút chì gạch chân dưới quan hệ từ và viết tác dụng của quan hệ từ ở phía dưới câu.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các quan hệ từ có trong các câu văn.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi bài chữa của GV, tự sửa lại bài của mình nếu sai.
a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ mi đã làm cho tất cả tỉnh giấc.
và: nối nước với hoa.
của: nối tiếng hót kỳ diệu với Hoạ mi.
b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như
và: nối to với nặng
như: nối rơi xuống với ai ném đá
c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
với: nối ngồi với ông nội
về: nối giảng với từng loài cây.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như tổ chức làm bài 1.
- Lời giải đúng:
a) Vì mọi người tích cực trông cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
Vì nên: biểu thị quan hệ tương phản.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.
tuynhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
- 3 – 5 tiếp nối nhau đặt câu. 
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Gọi HS nhắc lại phần Ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. Đặt câu với mỗi quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong phần Ghi nhớ.
____________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 11.
Tiết: 22.
Bài: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Viết được lá đơn ( Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường).
-Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
III. CÁC PP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: 
-Tự bộc lộ
-Trao đổi nhóm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn.
	- Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Kiểm tra, chấm bài của những HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét bài làm của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Trong cuộc sống, có những việc xảy ra mà với khả năng của bản thân chúng ta không thể tự mình giải quyết được. vì vậy, chúng ta phải làm đơn kiến nghị lên cơ quan có chức năng để giải quyết. Trong tiết học hôm nay, các em cùng thực hành làm đơn kiến nghị qua bài Luyện tập làm đơn.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
a) Tìm hiểu đề bài 
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
- 2 HS phát biểu:
+ Tranh 1: Tranh vẽ cảnh gió bão ở một khu phố. Có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm.
+ Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường.
- Trước tình trạng mà bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
- Lắng nghe.
b) Xây dựng mẫu đơn 
- Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn.
GV ghi bảng nhanh những ý HS phát biểu.
- Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn, nơi nhận đơn, tên người viết, chức vụ, lí do viết đơn, chữ ký của người viết đơn. 
+ Theo em, tên của đơn là gì?
+ Đơn kiến nghị / Đơn đề nghị.
+ Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ HS tiếp nối nhau nêu.
+ Người viết đơn ở đây là ai?
+ Người viết đơn phải là bác trưởng thôn.
+ Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em?
+ Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn.
+ Phần lí do viết đơn em nên viết những gì? 
+ Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
+ Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề bài trên.
- 2 HS nối tiếp nhau trình bày.
- GV nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
c) Thực hành viết đơn.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn.
- Làm bài. 
- Gợi ý: Các em có thể chọn một trong hai đề. Khi viết đơn ngoài phần quy định, phần lý do viết đơn em phải viết ngắn gọn, rõ ý, có sức thuyết phục về vấn đề đang xảy ra để các cấp thấy rõ tác động xấu, nguy hiểm của tình hình và có hướng giải quyết ngay.
- Gọi HS trình bày đơn vừa viết.
- 3 – 5 HS đọc đơn của mình.
- Nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc đơn cho bố mẹ nghe. HS nào viết chưa đạt về nhà làm lại.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_11_le_thanh_long.doc