- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
TUẦN 1: Thứ Hai, ngày 12 tháng 09 năm 2022 Buổi chiều Tiết 2: Tập đọc THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). HSKT: đọc được bài, trả lời dc 1,2 câu hỏi. - Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. - Yêu quý Bác Hồ. - Góp phần phát triển các năng lực: +Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. +Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Góp phần phát triển các phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Tranh minh hoạ (SGK) + Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài - Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên. - GV nhận xét, đánh giá - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN. - 1HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm - HS nghe - HS đọc - HS nghe 3. Hoạt động tìm hiểu bài: * Mục tiêu: - Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. * Cách tiến hành:HĐ nhóm 4 - GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp: + Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? + Nêu ý 1 ? + Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn dân là gì? + HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? +Nêu ý 2: + Nêu ý chính của bài ? - GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - HS nghe và thực hiện nhiệm vụ - Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN - Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó. -XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu -Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước. - Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước - HS nêu *Luyện đọc diễn cảm: * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn - Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - Luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm - Cho HS luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng - 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều - HS luyện đọc nhóm đôi. - HS thi đọc diễn cảm. - HS luyện đọc thuộc lòng - HS thi đọc thuộc lòng. 4. Hoạt động vận dụng: - Em biết gì về cuộc đời và sự nhiệp của Bác Hồ ? -HS nêu - Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ. - HS nghe và thực hiện ****************************************************** NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2022 Tiết 4: Chính tả NGHE- VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3. - Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho các em. - Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ,.... - Hướng dẫn học sinh viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn kính. - Góp phần phát triển các năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Góp phần phát triển các phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động khởi động: - Cho HS hát - GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/c của giờ Chính tả lớp - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe và thực hiện - HS mở vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Chuẩn bị viết chính tả: *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. *Cách tiến hành: - GV đọc toàn bài - Nêu nội dung của bài. - Bài viết này thuộc thể loại thơ gì ? Nêu cách trình bày - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? - Luyện viết từ khó - HS theo dõi. - HS nêu - Thơ lục bát - Mênh mông, bay lả, nhuộm bùn - HS viết bảng con (giấy nháp ) 2.2. HĐ viết bài chính tả. *Mục tiêu: Giúp HS Nghe - viết đúng bài chính tả "Việt Nam thân yêu", bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát *Cách tiến hành: - GV đọc mẫu lần 1. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3. - HS theo dõi. - HS viết theo lời đọc của GV. - HS soát lỗi chính tả. 2.3. HĐ chấm và nhận xét bài *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. - Thu bài chấm - HS nghe 3. Hoạt dộng luyện tập, thực hành: * Mục tiêu: Giúp HS tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3. (Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) hoàn thành bài tập theo yêu cầu ) * Cách tiến hành: Bài 2a: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc bài 2 - GV hướng dẫn 3 câu đầu - Tổ chức hoạt động cặp đôi - Gọi đại diện các nhóm chữa bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3a : HĐ cá nhân - 1HS nêu yêu cầu - GV cho HS làm bài - Chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV chốt lời giải đúng - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc viết k/c, g/gh, ng/ngh - HS đọc nội dung yêu cầu của BT - HS nghe - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả - ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ - HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân. - Cả lớp theo dõi - HS nghe - HS nêu 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Dặn HS ghi nhớ cách viết với c/k, g/gh, ng/ngh. - HS nghe và thực hiện - Về nhà tìm các tiếng được ghi bởi c/k, g/gh, ng/ngh. - HS nghe và thực hiện ****************************************************** NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2022 Tiết 3: Luyện từ và câu TỪ ĐỒNG NGHĨA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ). - Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT3). - Rèn HS kĩ năng tìm từ, đặt câu. - Biết vận dụng vào cuộc sống. - Yêu thích môn học. - Góp phần phát triển các năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Góp phần phát triển các phẩm chất: Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - GV giới thiệu chương trình LTVC. - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. - Ghi bảng - HS nghe - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ). * Cách tiến hành: a. Phần nhận xét Bài 1: HĐ nhóm - GV đưa bảng phụ có ghi các từ: xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm. - Cho HS thảo luận nhóm 4 - Yêu cầu HS so sánh nghĩa của các từ trên. - Thế nào là từ đồng nghĩa? - GV nhận xét, chốt ý 1 phần ghi nhớ Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu BT -Tổ chức hoạt động nhóm 4 theo yêu cầu sau: + Thay đổi vị trí các từ in đậm. + Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi các từ đồng nghĩa. + So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước & sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa. - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - Rút ra KL 2, 3 phần ghi nhớ b. Phần ghi nhớ - Em hãy lấy VD về từ đồng nghĩa & từ đồng nghĩa không hoàn toàn - 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm theo - HS đọc chú giải SGK -HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Giống nhau: XD và kiến thiết cùng chỉ một hoạt động, các từ còn lại cùng chỉ màu vàng. - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau -HS đọc ý 1 ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm + xây dựng- kiến thiết nghĩa của chúng giống nhau có thể thay thế được cho nhau + Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn - HS nêu - HS nêu lại - 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK - HS nối tiếp lấy VD. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: * Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT3). * Cách tiến hành: Bài 1: ... .......... Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2022 Tiết 2:Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (T4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1). - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. - Giáo dục lòng say mê học tiếng Việt. - Góp phần phát triển các năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Góp phần phát triển các phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi: - Thế nào là danh từ ? Cho VD ? - Thế nào là động từ ? Cho VD ? - Thế nào là tính từ ? Cho VD ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: * Mục tiêu: - Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1). - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. * Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm - Bài yêu cầu lập bảng từ ngữ về các chủ điểm nào? Thuộc các từ loại nào? - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận làm bài - GV nhận xét chữa bài, chọn ra nhóm tìm được nhiều từ nhất, đúng chủ đề, đúng từ loại. - Đặt câu với một số từ ngữ, giải nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ ? - GV nhận xét chung. Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu. - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? - Trình bày kết quả. - GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét chữa bài - Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau. - Chủ điểm : Việt Nam Tổ quốc em ; Cánh chim hoà bình ; Con người với thiên nhiên - HS đọc yêu cầu, quan sát mẫu và làm bài theo nhóm. - HS nối tiếp nhau đặt câu - Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận - HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận, điền vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay chúng ta ôn tập những nội dung gì ? - HS nêu NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3 : Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: TIẾT 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. - HSHTT đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch. - Giáo dục ý thức tự giác luyện đọc, khâm phục tấm lòng yêu nước của dì Năm và bé An - Góp phần phát triển các năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Góp phần phát triển các phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. + Một số trang phục đơn giản để diễn vở kịch Lòng dân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS hát - Nhắc lại tên các bài tập đọc đã học - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nhắc lại - HS nghe 2. Hoạt động kiểm tra đọc: * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - HS lần lượt lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu. - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: * Mục tiêu:- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. - HS( M3,4) đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch. * Cách tiến hành: Bài tập 2: HĐ cả lớp=> Nhóm - HS đọc yêu cầu - Bài tập có mấy yêu cầu? + Tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu 1. - GV nhận xét chốt ý đúng. + Yêu cầu 2:Phân vai để diễn kịch. - Chia nhóm 5. - Trình bày trước lớp - GV cùng cả lớp tham gia bình chọn nhóm diễn hay nhất, diễn viên xuất sắc nhất. - Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch. - HS nêu rõ 2 yêu cầu - HS đọc thầm, phát biểu ý kiến về tính cách từng nhân vật. NV Tính cách Dì Năm Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm, bảo vệ cán bộ. An Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ. Chú CB Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. Lính Hống hách. Cai Xảo quyệt, vòi vĩnh. - Các nhóm chọn diễn một đoạn kịch. - Đại diện các nhóm lên diễn kịch trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn diễn giỏi nhất. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Em thích nhân vật nào nhất trong vở kịch Lòng dân ? Vì sao ? - HS nêu NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2022 Tiết 4 :Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghã để thay thế theo yêu cầu BT1, 2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e) - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4) * HSHTT thực hiện được toàn bộ BT2. - HS có ý thức sử dụng từ chính xác. - Góp phần phát triển các năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Góp phần phát triển các phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS hát - Cho HS thi đặt câu có từ đồng âm - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS thi đặt câu - HS nghe - HS nghe 2. Hoạt động thực hành: * Mục tiêu:- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu BT1, 2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e) - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4) - HS(M3,4)thực hiện được toàn bộ BT2. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Hãy đọc các từ in đậm trong bài văn - Vì sao phải thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác? - Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp - Gọi HS trả lời - GVKL câu đúng: Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những câu thành ngữ, tục ngữ trên Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - GV nhận xét Bài 4: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét - HS đọc yêu cầu + HS đọc + Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống. - HS thảo luận theo nhóm 2 - 4 HS nối tiếp nhau phát biểu + Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và nói: Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa? Hoàng nói với ông : Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ! - HS đọc - HS làm vào vở - HS lên chia sẻ trước lớp + Một miếng khi đói bằng một gói khi no. + Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. + Thắng không kiêu, bại không nản + Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay + Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người - HS đọc thuọc lòng các câu trên - HS đọc - HS làm vào vở - HS lên bảng chia sẻ kết quả + Hàng hoá tăng giá nhanh quá. + Mẹ em mới mua một cái giá sách. + Quyển sách này giá bao nhiêu tiền? + Giá sách của em rất đẹp. + Mẹ em hỏi giá chiếc áo treo trên giá. - HS đọc yêu cầu - HS làm vào vở, chia sẻ kết quả a) Mẹ em không đánh em bao giờ. b) Chiều nay, chúng em đi tập đánh trống. c) Em thường đánh rửa ấm chén cho sạch sẽ. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: chiếu, kén, mọc - HS đặt câu: + Mặt trời chiếu sáng. + Bà tôi trải chiếu ra sân. + Con tằm đang làm kén. + Cấy phải kén mạ, nuôi cá phải kén giống. + Sáng nào tôi cũng ăn bát bún mọc. + Những ngôi nhà mới mọc lên san sát. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2022 Tiết 2 :Tiếng Việt KIỂM TRA ( ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU) ------------------------------------------------------------------------ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4 :Tiếng Việt KIỂM TRA (VIẾT) (Đề chung của trường) NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: