Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Lê Thành Long

2.1. GIỚI THIỆU BÀI

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Em biết gì về di tích lịch sử này?

- Giới thiệu: Dây là ảnh chụp Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Một di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu nền văn hiến của đất nước qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến.

 

doc 22 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 02
	Từ ngày : 22 / 08 / 2011
	Đến ngày :26 / 08 / 2011
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
TRANG
Tập đọc 
Nghìn năm văn hiến
 / / 
03
Chính tả 
Lương Ngọc Quyến 
 / / 
06
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ:Tổ quốc
 / / 
08
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
 / / 
11
Tập đọc 
Sắc màu em yêu
 / / 
13
Tập làm văn 
Luyện tập tả cảnh 
 / / 
16
Luyện từ & câu 
Luyện tập về: từ đồng nghĩa 
 / / 
18
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
 / / 
19
KÝ DUYỆT
22
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 2.
Tiết: 3.
Bài: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 16, SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc sau:
Triều đại / Lý / Số khoa thi / 6 / Số tiến sĩ / 11 / số trạng nguyên / 0 /.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu:
+ HS 1: Mùa đông vàng ối. Trả lời câu hỏi: Em thích chi tiết nào nhất trong đoạn văn em vừa đọc? Vì sao?
+ HS 2: Tàu đu đủra đồng ngay. Trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?
+ HS 3: Đọc toàn bài. Trả lời câu hỏi: Nội dung chính của bài văn là gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- Quan sát, tiếp nối nhau trả lời.
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Tranh vẽ Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám.
+ Em biết gì về di tích lịch sử này?
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đo Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ơû đây có rất nhiều rùa đá đội bia tiến sĩ.
- Giới thiệu: Dây là ảnh chụp Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Một di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu nền văn hiến của đất nước qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Đây là một văn bản khoa học thường thức, có bản thống kê, nên GV đọc mẫu, định hướng cho HS cách đọc đúng. Toàn bài đọc với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục của bảng thống kê, thể hiện sự trân trọng, tự hào về những chứng tích văn hiến của dân tộc.
Cách ngắt giọng như sau:
Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ số tiến sĩ/ 11/ số trạng nguyên/ 0/.
Triều đại/ Trần/.
Tổng cộng/ Số khoa thi/ 185/ số tiến sĩ/ 2896/ số trạng nguyên/ 46/.
Nhấn giọng ở các từ ngữ: đầu tiên, ngạc nhiên, muỗn già cổ kính, 1306 vị tiến sĩ, chứng tích, văn hiến.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- HS đọc bài theo thứ tự.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
+ HS 1: Đến thăm Văn Miếu..cụ thể như sau.
+ HS 2: Triều đại Lý..Số trạng nguyên 9.
+ HS 3: Triều đại HồSố trạng nguyên 27.
+ HS 4: Triều đại MạcSố trạng nguyên 46.
+ HS 5: Ngày nay..nền văn hiến lâu đời.
- Nếu từ nào HS chưa hiểu giáo viên cho HS giải thích, đặt câu; sau đó GV kết luận.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Đọc thầm, 1 HS trả lời câu hỏi, HS cả lớp bổ sung ý kiến và thống nhất. 
+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
+ Đoạn 1 cho chúng ta biết điều gì?
+ Đoạn 1 cho chúng ta biết Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- Ghi bảng ý chính đoạn 1: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- Yêu cầu HS đọc lướt bảng thống kê để tìm xem:
- HS đọc bảng thống kê sau đó nêu ý kiến:
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất: 104 khoa.
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
+ Triều đại Lê có nhiều tiến sĩ nhất: 1780 tiến sĩ.
- Giảng: Văn Miếu vừa là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết nổi tiếng về đạo Nho của Trung Quốc, là nơi dạy các thái tử học. Đến năm 1075 đời vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1076 được xem là mốc khởi đầu của giáo dục đại học chính quy ở nước ta. Đến năm 1253 đời vua Trần Nhân Tông, tuyển lựa những HS ưu tú trong cả nước về đây học tập. Triều đại Lê, việc học được đề cao và phát triển nên đã tổ chức được nhiều khoa thi nhất, 104 khoa, lấy đỗ 1780 tiến sĩ và 27 trạng nguyên. Triều đại này có nhiều nhân tài của đất nước như: Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích.
- GV hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
- HS suy nghĩ, tiếp nối nhau nêu câu trả lời:
+ Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì?
+ Từ xa xưa, nhân dân Việt Nam đã coi trọng đạo học.
+ Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời.
+ Chúng ta rất tự hào vì đất nước ta có một nền văn hiến lâu đời.
+ Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam.
- Ghi bảng ý chính đoạn 2 và hỏi:
+ Bài văn Nghìn năm văn hiến nói lên điều gì?
+ Bài văn nói lên Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. 
- Ghi bảng nội dung chính của bài.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính.
- GV giảng thêm: Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tu sửa rất nhiều qua các triều đại. Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế và cho xây dựng một Quốc Tử Giám mới tại Huế. Năm 1833 Văn Miếu được xây lại to đẹp hơn. Năm 1858, sửa lại nhà Giải Vũ, dựng bia Tiến sĩ. Vào thăm Văn Miếu các em sẽ thấy có 82 con rùa đội 82 bia tiến sĩ trên mình. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là niềm tự hào của dân tộc ta về đạo học.
c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc cả lớp theo dõi.
- GV hỏi: Ba bạn đọc như vậy đã phù hợp với nội dung bài chưa? Hãy dựa vào nội dung để tìm giọng đọc phù hợp.
- 1 vài HS nêu ý kiến, thống nhất giọng đọc: rõ ràng, rành mạch, thể hiện niềm tự hào.
- Treo bảng phụ đoạn hướng dẫn luyện đọc và tổ chức cho HS đọc theo tuần tự sau:
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu học luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. 
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 2.
Tiết: 2.
Bài: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp các từ ngữ cần chú ý chính tả của tiết trước.
- Đọc viết các từ ngữ: ghê gớm, gồ ghề, kiên quyết, cái kéo, cây cọ, kì lạ, ngô nghê.
- Gọi 1 HS phát biểu quy tắc chính tả viết đối với c/k, g/gh, ng/ngh.
- 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét câu trả lời, chữ viết của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ viết bài chính tả Lương Ngọc Quyến và làm bài tập về cấu tạo vần. Lương Ngọc Quyến là nhà yêu nước, ông sinh năm 1985, mất năm 1917. tấm lòng kiên trung của ông được mọi người biết đến. Tên ông nay được đặt cho nhiều đường phố, trường học ờ các tỉnh.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết
- Gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
+ Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?
+ Lương Ngọc Quyến là nhà yêu nước. Oâng tham gia chống thực dân Pháp và bị giặc bắt, khoét bàn chân, luồn dây thép buộc chân ông vào xích sắt.
+ Oâng được giải thoát khỏi nhà giam khi nào?
+ Ông được giải thoát vào ngày 30-08-1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ mình có thể viết nhầm.
- Yêu cầu học sinh đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo quy định. Nhắc HS viết hoa tên riêng.
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- HS đo ... ngmọi vật. Tác giả đã so sánh bóng tối với bức màn mỏng, thứ bụi xốp.
+ Trong im vắng, hương vườntrườn theo những thân cành. Tác giả đã nhân hoá hương thơm trong vườn như con người, như một em bé trốn mẹ đi chơi: rón rén bước ra, tung tăng, nhảy
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Yêu cầu HS giới thiệu cảnh mình định tả.
- 3 – 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu cảnh mình định tả.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS làm bài vào giấy khổ to. Các HS khác làm vào vở.
- Gợi ý: Sử dụng dàn ý các em đã lập, chuyển một phần của dàn ý đã lập thành đoạn văn. Em có thể miêu tả theo thứ tự thời gian hoặc miêu tả cảnh vật vào một thời điểm. Đây chỉ là một đoạn trong phần thân bài nhưng đảm bảo phải có câu mở, kết đoạn.
- Gọi 3 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài. GV cùng HS sửa chữa thật kỹ về lỗi dùng từ diễn đạt cho HS nếu có.
- 3 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi, sửa chữa bài cho bạn.
- Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV sửa lỗi cho từng HS. Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, mượn những bài văn của bạn đã được thầy chữa để tham khảo và quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa.
_____________________________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 2.
Tiết: 4.
Bài: LUYỆN TẬP VỀ 
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 1 câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc các từ có tiếng quốc mà mình tìm được. Mỗi HS đọc 5 từ.
- 3 HS đứng tại chỗ đọc bài.
- Nhận xét HS học từ ở nhà.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. 
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em cùng luyện tập về từ đồng nghĩa, viết đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Nhắc HS chỉ cần ghi các từ đồng nghĩa vào vở.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai và sửa lại nếu bạn làm sai.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Các từ đồng nghĩa:mẹ, má, bu, bầm, bu, mạ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm và yêu cầu hoạt động nhóm theo hướng dẫn:
+ Chia giấy thành các cột, mỗi cột là 1 nhóm các từ đồng nghĩa.
+ Đọc các từ cho sẵn.
+ Tìm hiểu nghĩa của các từ.
+ Xếp các từ đồng nghĩa với nhau vào 1 cột trong phiếu.
- HS làm việc trong nhóm 4 người.
Các nhóm từ đồng nghĩa 
1
2
3
bao la
mênh mông
bát ngát
thênh thang
lung linh
long lanh
lóng lánh
lấp loáng
lấp lánh
vắng vẻ
hiu quạnh
vắng teo
vắng ngắt
hiu hắt
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài vào vở.
- Hỏi: Các từ ở nhóm có nghĩa chung là gì?
- 3 HS tiếp nối nhau giải thích.
+ Nhóm 1: Đều chỉ một không gian rộng lớn, đến mức như vô cùng, vô tận.
+ Nhóm 2: Đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào.
+ Nhóm 3: Đều gợi tả sự vắng vẻ, không có người, không có biểu hiện hoạt động của con người.
- Nhận xét, khen ngợi những HS giải thích đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Gợi ý: Viết đoạn văn miêu tả trong đó có dùng các từ ở bài 2, dùng càng nhiều từ càng tốt, không nhất thiết phải là các từ trong cùng một nhóm đồng nghĩa.
-2 HS làm bài vào giấy khổ to, các HS khác làm vào vở.
- Gọi 2 HS đã viết bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng đọc đoạn văn cho cả lớp nghe. GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
- 2 HS lần lượt đọc bài trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
- Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi 3 HS đọc bài của mình, yêu cầu HS khác nhận xét, sau đó sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS. Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn miêu tả. 
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 2.
Tiết:4.
Bài: LUYỆN TẬP LÀM
BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến viết sẵn trên bảng lớp.
	- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV hỏi:
- HS nêu ý kiến:
+ Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến cho ta biết điều gì?
+ Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến cho ta biết Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
+ Dựa vào đâu em biết được điều đó?
+ Dựa vào bảng thống kê số liệu các khoa thi của từng triều đại.
- GV giới thiệu bài: Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến đã giúp các em biết đọc bảng thống kê số liệu. Bảng thống kê số liệu có tác dụng gì, cách lập bảng thống kê thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, ghi các câu trả lời ra giấy nháp.
+ Đọc lại bảng thống kê.
+ Trả lời từng câu hỏi.
- GV tổ chức cho 1 HS khá điều khiển cả lớp hoạt động.
- 1 HS hỏi, HS các nhóm trả lời (mỗi câu hỏi một nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung ý kiến).
(a) Câu hỏi:
(a) Câu trả lời 
+ Khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919?
+ Từ năm 1075 đến năm 1919 số khoa thi: 185, số tiến sĩ: 2896.
+ Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng thời đại?
- 6 HS tiếp nối nhau đọc lại bảng thống kê.
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lí 
6
11
0
Trần 
14
51
9
Hồ 
2
12
0
Lê 
104
1780
27
Mạc 
21
484
10
Nguyễn 
38
558
0
+ Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay.
+ Số bia: 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1006.
(b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào?
(b) Số liệu được trình bày trên bảng số liệu: nêu số liệu.
(c) Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì?
(c) iúp người đọc tìm thông tin dễ dàng để so sánh số liệu giữa các triều đại.
- Kết luận: Các số liệu được trình bày dưới hai hình thức: Nêu số liệu: số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến nay. Trình bày bảng số liệu: so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại. Các số liệu thống kê giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh, tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp kẻ bảng, làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, khen ngợi HS lập bảng nhanh, đúng, đẹp.
Ví dụ: Bảng thống kê số liệu HS từng tổ lớp 5A.
Tổ
Số học sinh
Nữ
Nam
Khá, giỏi
1
2
3
4
5
6
6
7
2
3
4
3
3
3
2
4
3
3
4
5
Tổng cộng
24
12
12
15
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
- Mỗi học sinh trả lời 1 câu hỏi:
+ Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
+ Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam và nữ trong từng tổ, số HS khá, giỏi trong từng tổ.
+ Tổ nào có nhiều HS khá giỏi, nhất?
+ Tổ 4 có nhiều HS khá giỏi nhất.
+ Tổ nào có nhiều HS nữ nhất?
+ Tổ 3 có nhiều HS nữ nhất.
+ Bảng thống kê có tác dụng gì?
+ Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng, dễ dàng so sánh các số liệu
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nơi em ở về: số người, số con là nam, số con là nữ.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_2_le_thanh_long.doc