B-Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
*HĐ1 : Cho HS đọc bài văn
-GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe.
*HĐ2 : Cho HS đọc đoạn nối tiếp
-GV chia đoạn : 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến ". chính giữa"
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến " . xanh mát"
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
-Luyện đọc các từ ngữ : chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc, .
b) Tìm hiểu bài:
Đoạn 1 :
H : Bài văn viết về cảnh vật gì ? Ở đâu ?
H : Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng
-GV giảng thêm về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên cho HS nghe.
H : Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
Tập đọc: Thứ hai, ngày 02 tháng 3 năm 2009 (Đoàn Minh Tuấn) PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng, tha thiết. 2. Hiểu ý chính của bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK ; tranh ảnh về đền Hùng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A-Kiểm tra -Kiểm tra 2 HS : -Cho HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi. -2HS đọc đoạn và TLCH. -GV nhận xét + cho điểm B-Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài -HS lắng nghe a)Luyện đọc: *HĐ1 : Cho HS đọc bài văn 1-2 HS khá giỏi nối tiếp đọc bài văn. -GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe. -HS quan sát tranh, nghe lời giới thiệu. *HĐ2 : Cho HS đọc đoạn nối tiếp -GV chia đoạn : 3 đoạn + Đoạn 1 : Từ đầu đến "... chính giữa" + Đoạn 2 : Tiếp theo đến " ... xanh mát" + Đoạn 3 : Phần còn lại -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần) -Luyện đọc các từ ngữ : chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc, ... b) Tìm hiểu bài: Đoạn 1 : H : Bài văn viết về cảnh vật gì ? Ở đâu ? H : Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng -1 HS đọc thành tiếng đoạn 1, lớp đọc thầm theo và TLCH -GV giảng thêm về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên cho HS nghe. H : Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. -Những khóm hải đường ... đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo ... Sóc Sơn Đoạn 2 : -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -Câu hỏi 3 SGK -Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng.. Đoạn 3 : -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -Câu hỏi 4 SGK -HS trả lời 4. Đọc diễn cảm-Cho HS đọc diễn cảm bài văn. -3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm -GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 3 -HS đọc theo hướng dẫn của GV. -Cho HS thi đọc. -Một vài HS thi đọc. -GV nhận xét + khen những HS đọc hay -Lớp nhận xét 5. Củng cố, dặn dòH : Bài văn nói lên điều gì ? Chốt đại ý -GV nhận xét tiết học. Chính tả Nghe -viết : AI LÀ THUỶ TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI Ôn tập về quy tắc viết hoa (Viết tên người, tên địa lí nước ngoài) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Nghe -viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người ? 2. Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ; làm đúng cac bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A-Kiểm tra -Kiểm tra 2 HS -2 HS cùng lên bảng viết lời giải câu đố của tiết Luyện từ và câu trước. B-Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Viết chính tả -HS lắng nghe *HĐ1 : Hướng dẫn chính tả -GV đọc bài Ai là thuỷ tổ loài người ? -Lớp theo dõi trong SGK. -Cho HS đọc bài chính tả. -3 HS lần lượt đọc thành tiếng. H : Bài chính tả nói về điều gì ? -Bài chính tả cho em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này. -Cho HS luyện viết những từ ngữ khó, dễ viết sai : Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn ... *HĐ2 : Cho HS viết chính tả -GV đọc cho HS viết. -HS viết chính tả. *HĐ3 : Chấm, chữa bài -GV đọc bài chính tả một lượt -Chấm 5-7 bài -GV nhận xét chung . -HS tự soát lỗi. -HS đổi vở cho nhau sửa lỗi -HS nhắc lại. 3. Làm BT -Cho HS đọc y/ cầu + đọc truyện vui Dân chơi đồ cổ. -GV giao việc theo yêu cầu SGK -Cho HS làm bài : Các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong truyện. -HS dùng bút chì gạch dưới những tên riêng tìm được. -Cho HS trình bày kết quả -Một số HS phát biểu ý kiến. -GV nhận xét và chốt lại -Lớp nhận xét + Tên riêng trong bài : Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. + Cách viết các tên riêng : Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt. 4. Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. -HS lắng nghe. Luyện từ và câu: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Hiểu thể nào là liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ. 2. Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Bảng lớp viết 2 câu ở BT1 (phần Nhận xét) -Bút dạ + 2 tờ giấy khổ to III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A-Kiểm tra -Kiểm tra 2 HS : Cho HS làm BT1+2 phần luyện tập bài Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. -GV nhận xét + cho điểm -HS1 làm BT1. -HS2 làm BT2. B-Bài mới: Giới thiệu bài 1. Nhận xét -HS lắng nghe *HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT1 -Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . -GV giao việc :+ Các em đọc lại đoạn văn. + Dùng bút chì gạch dưới từ (Trong những từ ngữ in nghiêng) lặp lại ở câu trước. -HS dùng bút chì gạch dưới từ đã viết . HS làm bài, trình bày bài làm -Một số HS phát biểu ý kiến -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. -Lớp nhận xét + Trong những chữ in nghiêng từ lặp lại trong câu trước là từ đền. HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT2 (Cách tiến hành tương tự BT1) -HS làm bài, trình bày kết quả -GV chốt lại HĐ3 : Hướng dẫn HS làm BT3 -Cho HS đọc yêu cầu của BT -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . -GV nhắc lại yêu cầu. -HS làm việc cá nhân. -Cho HS làm BT + trình bày kết quả -Một số HS phát biểu ý kiến -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng -Lớp nhận xét 2. Ghi nhớ -Cho HS đọc nội dung phần Ghi nhớ. -2 HS đọc SGK. -2 HS lấy ví dụ minh hoạ. 3. Luyện tập *HĐ1 : Cho HS làm BT1 -Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc 2 đoạn a,b. -GV giao việc theo y/cầu SGK -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm . -HS làm bài cá nhân, dùng bút chì gạch dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu. -Cho HS làm bài -GV dán lên bảng lớp 2 tờ phiếu. -2 HS lên làm trên bảng lớp -Lớp nhận xét -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. a/Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu. b/ Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu *HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT2 (cách tiến hành tương tự BT1) Kết quả : thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá song, cá chim, tôm 4. Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau Kể chuyện VÌ MUÔN DÂN I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Rèn kĩ năng nói : -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân. -Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Từ đó giúp HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc -truyền thống đoàn kết. 2. Rèn kĩ năng nghe : -Nghe thầy, bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Tranh minh hoạ trong SGK . -Giấy khổ to vẽ sơ đồ gia tộc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A-Kiểm tra -Cho HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự an ninh nơi làng xóm, phố phường mà các em biết. -GV nhận xét + cho điểm -2 HS lần lượt kể. B-Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. GV kể chuyện -HS lắng nghe HĐ1 : GV kể chuyện lần 1 -HS lắng nghe -GV giải nghĩa một số từ khó : + Tị hiềm : nghi ngờ, không tin nhau, tránh không quan hệ với nhau. + Quốc công Tiết chế : chỉ huy cao nhất của quân đội. + Chăm-pa : một nước ở phía Nam nước Đại Việt bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay). + Sát Thát : diệt giặc Nguyên -GV dán tờ phiếu vẽ lược đồ về quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện và giảng giải. -HS quan sát c đồ + nghe GV giảng giải. HĐ2 : GV kể chuyện lần 2 (kết hợp chỉ tranh minh hoạ) -GV treo tranh. GV vừa chỉ tranh vừa kể chuyện. -HS quan sát tranh + nghe cô giáo kể. 3. HS kể chuyện + nêu ý nghĩa câu chuyện HĐ1 : Cho HS kể trong nhóm -GV nhận xét + chốt lại ý nghĩa câu chuyện. Câu chuyện giúp ta hiểu được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống đoàn kết, hoà thuận. -HS kể theo nhóm -Kể lại toàn bộ truyện một lượt + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện -Lớp nhận xét 4. Củng cố, dặn dò -Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. -GV nhận xét tiết học -Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện tuần 26. -2 HS nói về ý nghĩa câu chuyện. Tập đọc: Thứ năm, ngày 05 tháng 3 năm 2009 (Quang Huy) CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm. 2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài. Hiểu ý nghĩa bài thơ : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Tranh minh hoạ trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A-Kiểm tra -Kiểm tra 2 HS : Cho HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi. -HS1 đọc đoạn 1 + 2 và trả lời. B-Bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Luyện đọc -HS lắng nghe HĐ1 : Cho HS đọc bài thơ một lượt -2 HS nối tiếp đọc bài thơ -GV treo tranh minh hoạ và hướng dẫn HS hiểu nội dung tranh thể hiện. HĐ2 : Cho HS đọc khổ nối tiếp -HS quan sát tranh + nghe GV giới thiệu về tranh -Cho HS đọc -6 HS đọc khổ thơ nối tiếp (2 lần) -Luyện đọc từ ngữ khó : cần mẫn, khép, giã từ, -HS luyện đọc từ. HĐ3 : Cho HS đọc trong nhóm -HS đọc nhóm 3, mỗi HS đọc 2 khổ. -Cho HS đọc cả bài. -Cho HS giải nghĩa từ. -2 HS đọc cả bài. -3 HS giải nghĩa từ (dựa vào SGK) HĐ4 : GV đọc diễn cảm toàn bài : -HS lắng nghe 3. Tìm hiểu bài Khổ 1 : -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. H : Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? -..."Là cửa nhưng không then khoá cũng không khép lại bao giờ". Khổ 2+3+4+5 -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo và TLCH. -Câu 2/SGK -Thảo luận nhóm đôi, trả lời Khổ 6 : -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -Câu 3/SGK -Hình ảnh nhân hoá : giáp mặt, chẳng dứt, nhớ GV : Phép nhân hoá giúp tác giả nói được "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn 4. Đọc diễn cảm-Cho HS đọc diễn cảm bài thơ. -GV đưa bảng phụ đã chép những khổ thơ cần luyện đọc lên và hướng dẫn cho HS đọc. -3 HS nối tiếp đọc diễn cảm bài thơ. -Cho HS đọc thuộc lòng + thi đọc. -HS luyện đọc + học thuộc lòng -GV nhận xét, tuyên dương -3 HS thi đọc diễn cảm + HTL 5. Củng cố, dặn dò H : Bài thơ nói lên điều gì ? GV chốt đại ý -GV nhận xét tiết học -Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. Tập làm văn KIỂM TRA VIẾT (Tả đồ vật) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : HS viết được một bài văn tả đồ vật, có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện dược những quan sát riêng : danh từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Giấy kiểm tra hoặc vở. -Một số tranh ảnh phục vụ đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài Các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật ở tiết Tập làm văn trước. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đó thành một bài viết hoàn chỉnh. -HS lắng nghe. 2. Hướng dẫn HS làm bài -Cho HS đọc đề bài trong SGK. -Cho HS đọc dàn ý đã làm. -1 HS đọc 5 đề, cả lớp lắng nghe. -Mỗi HS đọc lại dàn ý đã viết của mình. 3. HS làm bài -GV nhắc HS cách trình bày bài, chú ý cách viết tên riêng, cách dùng từ, đặt câu -HS làm bài. -Nộp bài khi hết giờ 4. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết Tập làm văn tiếp theo. Lyện từ và câu LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Bảng phụ hoặc giấy khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra -Kiểm tra 2 HS : Cho HS làm lại bài tập của tiết Luyện từ và câu trước. -GV nhận xét + cho điểm. -2 HS lần lượt lên bảng làm bài. B-Bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Nhận xét -HS lắng nghe HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT1 -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . -GV giao việc : + Các em đọc lại đoạn văn + chú giải + Nêu rõ đoạn văn nói về ai ? + Những từ ngữ nào cho biết điều đó. -HS làm bài cá nhân -HS dùng bút chì gạch dưới những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn. -Cho HS trình bày ý kiến. GV dán giấy khổ to hoặc bảng phụ đã chép sẵn BT. -1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài trong vở bài tập (hoặc gạch trong SGK) -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng : + Các câu trong đoạn văn đều chỉ Trần Quốc Tuấn. + Những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu văn : Hưng Đạo Vương, Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người. -Lớp nhận xét bài làm trên bảng lớp. HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 (Cách tiến hành tương tự BT1) GV chốt lại -Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ đồng nghĩa để liên kết câu được gọi là phép thay thế từ ngữ. 3 Ghi nhớ -Cho HS đọc + nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. -2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. -2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 4.Luyện tập HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT1 + Đọc lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ in đậm trong đoạn văn. + Từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào ? -1 HS đọc yêu cầu của BT, lớp đọc thầm theo. + Nêu tác dụng của việc thay thế -Cho HS làm bài. GV phát phiếu khổ to cho 2 HS làm bài. -Cho HS trình bày -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. -2 HS làm bài vào giấy -HS còn lại làm vào nháp -2 HS làm bài vào giấy dán trên bảng . -Lớp nhận xét. HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BBT 2 (cách tiến hành tương tự bài tập 1) GV chốt lại kết quả đúng. 5 .Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học. + Từ nàng (ơ câu 2) thay cho cụm từ vợ An Tiêm (ở câu 1). + Từ chồng ở câu 2 thay cho An Tiêm (ở câu 1). Tập làm văn: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU : 1. Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, các em biết viết tiếp các lời đối thoại gợi ý để hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong SGK. 2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Tranh minh hoạ phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ. -Một số giấy khổ lớn. -Một số vật dụng để HS diễn kịch (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài -HS lắng nghe 2. Làm BT HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT1+2 -1 HS đọc BT1 -1 HS đọc toàn bộ BT2 -GV giao việc : + Các em đọc lại đoạn văn ở BT1. + Dựa theo nội dung của BT1, viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở BT2. -Cho HS làm bài. GV phát phiếu + bút dạ cho HS làm việc theo nhóm. -HS làm việc theo nhóm 4 -Cho HS trình bày kết quả bài làm. -Đại diện nhóm lên dán phiếu của nhóm mình lên bảng. -GV nhận xét + cùng lớp bình chọn nhóm viết đoạn đối thoại tốt. -Lớp nhận xét HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT3 -Cho HS đọc yêu cầu của BT -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -GV giao việc : Cac em có thể chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch. + Nếu đọc phân vai (4 em sắm 4 vai : người dẫn chuyện, lính, Trần Thủ Độ và phú nông) + Nếu diễn kịch (người dẫn chuyện làm nhiệm vụ nhắc lời cho các bạn và giới thiệu tên màn kịch, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện Trần Thủ Độ, phú nông và 3 người lính). -Cho HS làm việc -Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch. -GV nhận xét + bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn hay nhất. -Lớp nhận xét 3. Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học -Khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay hoặc diễn kịch hay nhất. -Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở; đọc trước tiết Tập làm văn tuần 26. -HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm: