Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5

I/ MỤC TIÊU: 1-Đọc lưu loát toàn bài

-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm.

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rải thể được hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc tốt lời đối thoại của từng nhân vật

2- Hiểu nội dung bài: Qua tình cảm chân thành giữa công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I/ MỤC TIÊU: 1-Đọc lưu loát toàn bài 
-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm. 
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rải thể được hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc tốt lời đối thoại của từng nhân vật 
2- Hiểu nội dung bài: Qua tình cảm chân thành giữa công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra: Kiểm tra 2 HS trên bảng
Câu hỏi: Hình ảnh trái đất có gì đẹp ?
Chúng ta phải làm gì để giữ b.yên cho trái đất ?
*GV nhận xét, đánh giá 
B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu bài học.
*HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
-Cho 2HS đọc toàn bài 
*Hướng dẫn HS đọc theo đoạn nối tiếp 
-GV chia đoạn: 4 đoạn 
. Đoạn 1: Từ đầu ... êm dịu 
. Đoạn 2: Tiếp theo ... thân mật 
. Đoạn 3: Tiếp theo ... máy xúc 
. Đoạn 4: còn lại 
-Cho HS luyện đọc những từ khó đọc: nhạt loãng; máy xúc; buồng máy; A-lếch-xây; ...
*Luyện đọc theo cặp : đọc cả bài nối tiếp. 
-Cho HS đọc theo cặp, kết hợp giải nghĩa từ
*GV đọc mẫu
*HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài 
-GV hướng dẫn HS đọc thầm toàn bài, trao đổi để trả lời câu hỏi SGK
*Gợi ý : C1: ...hai người gặp nhau tại 1 công trường xây dựng
C2: ...HS nêu vóc dáng, trang phục, khuông mặt của nhân vật
*GV chốt ý và cho HS rút ra nội dung bài
*HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.(đoạn 3và 4) 
-GV cho HS luyện đọc nhóm 2; GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn cuối, tổ chức cho HS đọc diễn cảm (chú ý lời đối thoại của nhân vật)
-GV cho 2 dãy cử đại diện thi đọc diễn cảm
*Cho HS đọc lại bài, nêu nội dung chính
C- Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học; dăn dò học ở nhà	
-2HS đọc bài, trả lời câu hỏi
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS quan sát tranh SGK, nhận xét
-2HS đọc lớp theo dõi SGK 
-HS luyện đọc theo đoạn nối tiếp
-HS luyện đọc theo đoạn (3 lượt)
3-5 HS luyện phát âm từ khó.
-2 em đọc phần chú giải SGK
*Hoạt động nhóm lớn. 
-HS đọc bài, trả lời câu hỏi
-HS phát biểu ý kiến, nhận xét
-HS nêu nội dung bài học
-HS luyện đọc; 4 em đọc to, diễn cảm
-Mỗi dãy cử 1 em thi đọc; lớp nhận xét
-1HS đọc bài, nêu nội dung bài
Bài sau : Ê-mi-li, con
Luyện từ & câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
1.-Mở rộng hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hòa bình 
2-Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Từ điển HS, các bài thơ bài hát, nói về cuộc sống hòa bình khát vọng 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động của GV
Hoạt dộng của HS
A-Kiểm tra: Chữa bài tập trong vở BT
- GV nhận xét ghi điểm 
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
*Hướng dẫn HS làm bài tập 
*Bài 1-SGK/47: 
-Cho HS đọc BT1, nêu y/c 
-GV nhắc lại yêu cầu: BT cho 3 dòng a, b, c. Các em chọn dòng nào nêu đúng nghĩa của từ hòa bình 
-Cho HS làm bài và trình bày kết quả 
-GV nhân xét + chốt ý 
*Bài 2-SGK/47: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Cho HS làm bài trên bảng và vở BT
*GV nhận xét cho HS giải nghĩa từ hoà bình. 
*Bài 3-SGK/47: 
-Cho HS đọc đề nêu y/c
*GV hướng dẫn:
+Viết đoạn văn từ 5-7 câu để tả cảnh thanh bình (nên tả cảnh làng quê)
-GV gợi ý một số cảnh làng quê thanh bình để HS dễ viết bài 
-Chú ý cách trình bày
-GV tổng kết, nhận xét chung
C-Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà tự chữa lại bài; làm lại BT3
3 HS lần lượt lên bảng làm các BT 1, 2 và 3 của tiết LTVC trước 
*HS làm việc cá nhân 
-HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
b) Trạng thái không có chiến tranh
-HS tự chữa bài 
*HS làm việc nhóm đôi 
-1HS đọc to
-Hoà bình=thái bình; thanh bình; bình yên
- Lớp nhận xét 
*HS làm bài cá nhân (vở BT) 
-HS đọc đề và trả lời cá nhân
-HS nêu cảnh sẽ tả (2-3 em)
-HS tự làm bài vảo vở BT
-Một số HS trình bày bài viết 
Bài sau:
Từ đồng âm 
Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân, biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng HS trong tổ, của cả tổ 
2. Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê; Làm rõ kết quả học tập của mỗi HS trong sự so sánh với kết quả học tập của mỗi bạn trong tổ 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của mỗi HS 
-Một số mẫu thống kê đơn giản + bút dạ + giấy khổ to 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra: 
-Chấm vở 3 HS (chấm đoạn văn tả cảnh trường học, HS về nhà hoàn thiện ở tiết trước) 
-GV nhận xét chung 
B-Bài mới: 
1-Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
2-Hướng dẫn HS luyện tập 
*HĐ1:Hướng dẫn HS làm BT1
-Cho HS đọc yêu cầu BT1 
 -GV giao việc: Các em nhớ lại các điểm số của mình trong tuần. Các em thống kê các điểm ấy theo đúng yêu cầu a, b, c, d. 
-Cho HS làm việc 
-Cho HS trình bày kết quả (GV dán lên bảng 3 biểu thống kê đã kẻ sẵn)
-GV nhận xét, tuyên dương
*HĐ2:Hướng dẫn HS làm BT2 
-Cho HS đọc yêu cầu BT2
-GV giao việc: Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê của các bạn trong tổ. Sau đó, dựa và kết quả, các em lập một bảng thống kê kết quả cho từng cá nhân và cho cả tổ trong tuần 
-Cho HS làm bài, GV phát phiếu và bút dạ cho các tổ 
-Cho HS trình bày 
-GV nhận xét, tuyên dương
C-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học . 
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn 
2 HS đọc đoạn văn tả cảnh trường học của mình 
*Làm việc cả lớp
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
HS làm việc cá nhân: ghi tất cả điểm số của mình ra giấy nháp sau đó thống kê. 
3HS lên thống kê trên bảng lớp 
-Lớp nhận xét 
*Làm việc theo nhóm
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
-Các tổ thống nhất trao đổi và ghi vào bảng thống kê 
-Đại diện các nhómlên trình bày kết quả thống kê của nhóm mình 
-Các nhóm khác nhận xét 
Chuẩn bị bài sau: Tả cảnh (Trả bài kiểm tra viết)
Chính tả: Nghe-Viết: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I-MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.Nghe -viết, trình bày đúng một đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc” (từ Qua khung cửa kính ... giản dị, thân mật) 
2.Làm đúng các bài luyện tập đúng dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Vở bài tập TV; bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo tiếng
-2 tờ phiếu đã poto phóng to mô hình cấu tạo tiếng 
-2 tờ phiếu phóng to nội dung bài tập 3. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra: 
-Kiểm tra 2 HS: GV dán 2 tờ phiếu có kẻ mô hình tiếng. Cho 1 HS đọc tiếng bất kì để cho 2 HS lên viết trên mô hình 
-GV chấm vở bài tập một số HS; nhận xét 
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
-GV nêu tóm tắt nội dung bài viết
*HĐ1: Hướng dẫn HS nghe– viết chính tả
-GV đọc mẫu đoạn văn cần viết (SGK/45)
-Hướng dẫn cho HS luyện viết những chữ dễ viết sai: khung cửa, buồng máy, khách tham quan, ngoại quốc, khuôn mặt, chất phác 
 -GV đọc lại 1 lần đoạn chính tả 
*HĐ2: Viết chính tả
1-GV đọc cho HS viết và soát lỗi (lưu ý HS cần viết đúng những từ dễ viết sai có trong bài) 
2-Chấm, chữa bài: 
-GV chấm 5-7 bài (tổ 4)
-GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm 
*HĐ3: Làm bài tập chính tả 
a)Hướng dẫn HS làm BT2
-Cho HS đọc yêu cầu BT2 
-GV giao việc: Các em đọc bài văn, tìm và ghi ra vở nháp những tiếng có chứa uô, ua đồng thời giải thích cách ghi dấu thanh. Sau đó làm vào vở bài tập (dùng mô hình cấu tạo tiếng)
-GV tổ chức cho HS chữa bài, chấm điểm.
*GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
b)Hướng dẫn HS làm BT3
-Cho HS đọc yêu cầu của BT3 
-GV yêu cầu mỗi dãy cử 1HS để điền trên bảng 
-GV nhận xét và chốt ý 
C-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-HS thực hiện trên bảng
Chữa bài, nêu quy tắc đánh dấu thanh
*Hoạt động cả lớp
-2HS đọc lại bài văn 
-HS viết vào bảng con 
-HS chú ý lắng nghe và viết vào bảng con 
-HS viết bài và soát lỗi.
-Lớp đổi vở và chấm bài theo SGK
-HS nhận xét bài viết của bạn
*Hoạt động cá nhân
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
-HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên mô hình và trình bày trước lóp
*Tổ chức trò chơi
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
-HS thi điền từ trên bảng 
-Lớp nhận xét 
Bài sau: Nhớ-viết: Ê-mi-li, con
Luyện từ & câu: TỪ ĐỒNG ÂM 
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Hiểu thế nào là từ đồng âm.
-Nhận diện và sử dụng một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày; biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Các mẫu chuyện câu đố vui, câu ca dao, tục ngữ có từ đồng âm 
-Một số tranh ảnh nói về các sự vật, các hiện tượng, hoạt động, có tên gọi giống nhau 
-Vở bài tập TV 5 tập 1; bảng phụ chép sẵn BT 2 (phần nhận xét).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động của GV
Hoạt dộng của HS
A-Kiểm tra: 
-Chữa bài tập 4 và 5 tiết trước
-GV chấm vở BT một số em; nhận xét chung B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
*HĐ 1: Nhận xét
Hướng dẫn HS làm BT1 và 2 SGK/51
-Cho HS đọc bài 1 và 2 phần nhận xét
-GV giao việc: Đọc các câu a,b ở BT1 và xem dòng nào ở BT2 ứng với câu văn ở BT1
-Cho HS trình bày kết quả 
*GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
*HĐ2: Ghi nhớ
-Cho HS trao đổi nội dung phần I, nêu ghi nhớ
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV giao việc và cho HS suy nghĩ làm bài
-Cho HS trình bày kết quả và khen những HS làm tốt 
Bài 2: 
-Cho HS đọc yêu cầu BT 
-GV cho HS thực hiên theo mẫu
-Cho 1 số em trình bày kết quả
*GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
Bài 3: 
-GV yêu cầu HS đọc mãu chuyện và tìm ra lí do hiểu nhầm bằng cách giải nghĩa từ “tiền tiêu”-nơi tuyến đầu của Tổ quốc, biên giới, ...
C-Củng cố, dặn dò: 
-Hướng dẫn HS về nhà làm BT4 “Đố vui”
+ Nhận xét tiết học.
+Yêu cầu HS về nhà làm lại BT3
+Dặn dò chuẩn bị bài sau
-2HS làm các BT4, 5 ở tiết trước 
*Hoạt động nhóm đôi
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
-HS làm việc theo nhóm, vào vở BT
-HS nêu kết quả (Dòng 1 của BT2 ứng với câu 1 của BT1. Dòng 2 của BT2 ứng với câu 2 của BT1)
-HS đọc ghi nhớ
*HS làm bài cá nhân 
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
-HS làm bài cá nhân vào vở BT. 
-HS đọc kết quả, chữa bài 
-Lớp nhận xét
*Hoạt động cá nhân
-1HS đọc yêu cầu ; cả lớp đọc thầm 
-HS làm bài vào vở BT, 
-2 HS trình bày bài trên bảng. 
-Lớp nhận xét 
*Hoạt động nhóm lớn
-1HS đọc yêu cầu ; cả lớp đọc thầm 
-HS trao đổi trong nhóm
-HS trình bày nhận xét
-Lớp nhận xét 
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị, hợp tác
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe đã được đọc đúng với chủ điểm hoà bình 
-Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sách báo, tranh ảnh, gắn với chủ điểm hòa bình.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động của GV
Hoạt dộng của HS
A-Kiểm tra: 
-Em hãy kể lại chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”
-GV nhận xét, đánh giá
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu nội dung, yêu cầu
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Phân tích y/c đề bài
-GV ghi đề bài và gợi ý để HS phân tích đề 
b) Hướng dẫn HS tìm nội dung chuyện kể
-GV gợi ý cho HS những chuyện đã nghe, đã đọc
-Cho HS tìm thêm những câu chuyện ngoài SGK
-Cho HS đọc phần gợi ý SGK
*HĐ2: Thực hành kể chuyện 
-GV y/c Hs nêu tên câu chuyện mình sẽ kể
-Cho HS kể trong nhóm
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, sửa lỗi diễn đạt của HS khi kể
*HĐ3: Thi kể chuyện:
-GV tổ chức cho HS thi kể chuyện theo tổ
-Cho HS thi kể 
*GV nhận xét + khen những HS kể đúng, kể hay
-Cho HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện:
-GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
C-Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện 
-1HS thực hiện 
Đề bài:
Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- HS nêu những chuyện đã học về chủ đề hoà bình (Những con sếu bằng giấy, Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ, ...). 
-3HS đọc các mục gợi ý 1, 2, 3 trong SGK/48
*Hoạt động cả lớp và nhóm nhỏ
-HS giới thiệu tên, xuất xứ câu chuyện mình sẽ kể
-HS kể chuyện trong nhóm; trao đổi ý nghĩa câu chuyện
-Mỗi tổ chọn 1 câu chuyện hay để thi kể
-HS phát biểu ý kiến 
Bài sau: Kể chuyện được chứng kiến tham gia
Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008 
Tố Hữu
Tập đọc: Ê-MI-LI , CON 
I/ MỤC TIÊU:
1.Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Ngắt nhịp đúng từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do 
-Biết đọc diễn cảm bài thơ theo giọng xúc động trầm lắng 
2.Hiểu đươc tâm trạng và hành động dũng cảm cao thượng, quyết liệt của anh Mo-ri-xơn đốt cháy thân mình, lấy cái chết để thể hiện thái độ để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính phủ Mỹ ở Việt Nam 
*Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng vì đại nghĩa của một công dân nước Mỹ 
-Học thuộc lòng khổ thơ 2, 3
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa SGK. -Bảng phụ để ghi những câu thơ luyện đọc 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra: bài “Một chuyên gia máy xúc”
-HS1 đọc đoạn 1+2 trả lời câu hỏi 1
-HS2 đọc đoạn 3+4 và trả lời câu hỏi 4
*GV nhận xét, ghi điểm
B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu bài học 
*HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
-Cho HS quan sát tranh, nhận xét.
-Yêu cầu 1HS đọc toàn bài
*GV cho HS đọc nối tiếp các khổ thơ (4 khổ)
-GV cho HS luyện đọc từ khó: Ê-mi-li, Mo-ri- xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn 
*GV giải thích thêm từ ngữ SGK
*Hướng dẫn HS đọc cả bài theo cặp:
-GV đọc mẫu. 
*HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài 
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng khổ thơ, thể hiện tình cảm của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li và tìm hiểu nội dung bài với các câu hỏi SGK, theo gợi ý:
Câu2: ...vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa
Câu3: ...đọc khổ thơ 3, diễn lại nội dung
Câu4: ...đọc toàn bài nêu nhận xét
-GV chốt ý và cho HS rút ra nội dung bài
*HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm và HTL
-GV treo bảng phụ, cho HS luyện đọc diễn cảm (khổ 2,3) và thi đọc thuộc lòng 
-GV sửa sai, nhận xét
C- Củng cố-dặn dò:
+Cho HS đọc lại bài, nêu nội dung chính
+ Nhận xét tiết học; dặn dò học ở nhà	
-2HS thực hiện trên bảng lớp
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS quan sát, trả lời
-1HS đọc, lớp đọc thầm
-HS đọc nối tiếp (3 lượt) 
-2HS đọc từ khó, 1 HS đọc chú giải 
-HS đọc theo cặp, nối tiếp
*Làm việc cả lớp (vấn đáp)
-HS đọc thầm, trao đổi về câu hỏi 
-HS trả lời cá nhân
-HS nêu nội dung bài học
-HS luyện đọc; 2 dãy thi đọc diễn cảm
Và HTL
-1HS đọc bài, nêu nội dung bài
-Chuẩn bị bài sau: 
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
Tập làm văn TẢ CẢNH
(Trả bài kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Dựa trên kết quả của tiết TLV của HS để chữa bài theo y/c:
1-Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo những đề đã cho 
2- Biết tham gia sửa lỗi chung và biết tự chữa lỗi 
II.CHUẨN BỊ:
-GV chấm bài, tổng hợp lỗi của HS
-HS hoàn chỉnh dàn ỳ đã chuẩn bị để làm cơ sở chữa bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị dàn ý tả cảnh của HS 
 *GV nhận xét 
B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu bài học 
*HĐ 1: GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra trước 
- GV nhận xét kết quả bài làm theo tổng hợp
+ Ưu điểm 
-Về nội dung: Một số bài viết đảm bảo y/c nội dung theo đề bài, biết sử dụng những kiến thức đã học về văn tả cảnh, bài viết có ý (Hiền, Quang)
-Về hình thức trình bày: Trình bày đúng theo y/c cấu tạo bài văn (có 3 phần) bài Hiền
+ Hạn chế 
-Về nội dung: Có nhiều bài viết chưa đạt y/c, nội dung sơ sài, nặng về kể liệt kê chứ không tả, chưa quan sát kỉ đối tượng cần tả, sử dụng từ ngữ thiếu chính xá; còn mắc nhiều lỗi dùng từ và lỗi chính tả, ... (loạt bài điểm 2-4)
-Về hình thức trình bày :Nhiều bài trình bày không rõ ràng, chưa phân rõ 3 phần, chữ viết cẩu thả (loạt bài điểm 2-4)
Thông báo điểm cụ thể của từng HS 
*HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi 
-GV trả bài cho HS 
- Phát phiếu học tập cho từng HS. Cho HS đổi bài cho bạn để sửa lỗi 
*HĐ3: Hướng dẫn sửa lỗi chung 
GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng 
GV chữa lỗi trên bảng 
*GV đọc vài đoạn văn mẫu và cho HS nhận xét
C-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS đọc dàn ý của mình 
-Lớp nhận xét 
*Hoạt động cả lớp
-HS lắng nghe
*Hoạt động cá nhân
HS nhận bài 
HS làm việc cá nhân 
. Đọc lời phê của GV
. Xem kĩ những chỗ mắc lỗi 
. Viết vào phiếu các lỗi 
Một vài HS lên bảng sửa lỗi. Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng 
HS chép kết quả đúng vào vở 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_5.doc