Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 16

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 16

TIẾT 31: TẬP ĐỌC:

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. MỤC TIÊU:

1. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông

2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngơi tài năng tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Tranh minh hoạ bài học trong SGK

 — Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần cho HS luyện đọc diễn cảm

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2008
TIẾT 31: TẬP ĐỌC:
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU:
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông 
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngơi tài năng tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Tranh minh hoạ bài học trong SGK
	— Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần cho HS luyện đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: Về ngôi nhà đang xây
— Kiểm tra 2 HS: 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi
H: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
H: hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
— GV nhận xét và cho điểm.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý luôn được xã hội tôn vin. Với tầm lòng nhân hậu, luôn yêu thương, quý trọng con người, biết bao thầy thuốc đã không quả khó khăn gian khổ để cứu người bệnh qua cơn hiểm nghèo.
Trong tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một danh y nỏi tiếng của nước ta thời xưa. Đó là danh y Hải Thượng Lãn Ông
2.luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ 1: 1 HS đọc cả bài 1 lần
Cần đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: không màng danh lợi, nhà nghèo, không có tiền, giữa mùa hè, đầy mụn mủ, bốc lên nồng nặc.....
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
— GV chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến cho thêm gạo, củi
Đoạn 2: Tổng thống đến càng hối hận
Đoạn 3: Còn lại
— Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
— Luyện đọc từ ngữ khó đọc: nhà nghèo, khuya...
__Kết hợp hiểu nghĩa từ 
__ Đọc theo cặp
HĐ 3: GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt
HĐ 4 : Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
— Cho HS đọc thành tiếng và đọc thầm mẫu chuyện Lãn Ông chữa bệnh.
H: Hai mẫu chuyện Lãn Ông chữa bệnh nói lên tấm lòng nhân ái của ông như thế nào?
H: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
— Cho HS đọc 2 câu thơ cuối
H: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
—HS đọc nối tiếp toàn bài 1 lần
— GV đưa bảng phụ đã ghi đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cách đọc cho HS.
__ HS đọc theo cặp
— Có thể cho HS thi đọc diễn cảm đoạn
— GV nhận xét và khen những HS đọc diễn cảm tốt.
C. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
— GV nhận xét tiết học.
__Yêu cầu HS về nhà đọc lại đoạn văn;
__ đọc trước bài Thầy cúng đi bệnh viện
+HSG đọc và trả lời câu hỏi:
— “ Giàn giáo tựa cáo lồng...ngôi nhà đang lớn lên?
+HSK— Nói lên cuộc sống náo nhiệt khẩn trương trên đất nước ta.
— Đất nước là một công trường xây dựng lớn.
— Đất nước đang hàng ngày hàng giờ thay đổi.
__ HS lắng nghe
__HSG đọc
— HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
—3 HS đọc đoạn nối tiếp. (đọc 2 lần)
— 1 HSTB đọc thành tiếng. HS còn lại đọc thầm.
__HS phát biểu tự do. Các em trả lời như sau là được:
Ông yêu thương con người. Ông chữa bệnh cho người nghèo không lấy tiền và còn cho họ gạo, củi
Lãn Ông rất nhân từ, ông tận tụy chăm sóc người bệnh.
Ông hối hận vì cáci chết của một người bệnh.
— Ông được vua chúa nhiều lần mời vào chữa bệnh, được tiến cử trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông khéo từ chối. Ông có hai câu thơ tỏ rõ ý chí của mình.
— HS đọc 2 câu thơ cuối
— HS phát biểu tự do. Ý kiến có thể là:
Công danh rồi cũng sẽ trôi đi nhanh chóng chỉ có tầm lòng nhân nghĩa là còn mãi.
Công danh chẳng đang coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý.
— 3 HSKG đọc 
— Nhiều HS đọc 
— 3 HS thi đọc
— Lớp nhận xét.
	Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2008
TIẾT 16: CHÍNH TẢ:
NGHE VIẾT: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU:
Viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/ d/ gi; v/ d hoặc phân biệt các tiếng có vần iêm/ im, iếp/ íp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— 3, 4 tờ giấy khổ to Phô-tô-cô-pi bài tập để HS làm bài và chơi trò chơi thi tiếp sức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
— Kiểm tra 2 HS: Cho HS làm lại bài tập 2 tiết chính tả trước.
— GV nhận xét và cho điểm
B. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ được viết chính tả hai khổ thơ đầu của bài Về ngôi nhà đang xây. Sau đó các em se làm bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r/ d/ gi; v/ d, hoặc phân biệt các tiếng có vần iêm/ im, iếp/ íp 
2. Viết chính tả:
HĐ 1: Hướng dẫn chính tả
— Cho HS đọc lại khổ thơ đầu bài Về ngôi nhà đang xây
— GV nhắc các em lưu ý cách trình bày một bài thơ theo thể tự do.
HĐ 2: HS viết chính tả
— GV nhắc lại HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. GV đọc cho HS viết.
HĐ 3: Chấm chữa bài
GV cho HS soát lỗi chính tả
— GV chấm 5—7 bài
— GV nhận xét và cho điểm
Bài tập:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2
(GV chọn câu a,b hoặc c)
2a/
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV nhắc lại yêu cầu.
— Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu cho HS thi làm dưới hình thức thi tiếp sức
Cách chơi: mỗi nhóm 3 HS
Nhóm 1: tìm những từ ngữ chứa các tiếng ra, da, gia.
Nhóm 2: tìm những từ ngữ chứa các tiếng rẻ, dẻ, giẻ
Nhóm 3: tìm những từ ngữ chứa các tiếng rây, dây, giây
Mỗi em tìm một từ ngữ rồi tiếp tục đến em khác. Hết thời gian nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ đúng nhóm đó thắng.
— GV nhận xét và khen những nhóm tìm nhanh, đúng những từ ngữ theo yêu cầu. VD:
Ra: ra vào, đi ra, ra chơi...
Da : cặp da, da bò, da trâu
Gia : gia đ2inh, quốc qia, gia phả 
Câu 2b: làm tương tự câu a.
VD:
Vàng: vội vàng, vàng vọt, lá vàng
Dàng: dềnh dàng, dễ dàng, dàng dênh
Câu 2c: cách làm như câu 2a. VD:
chiêm: chiêm bao, lúa chiêm, chiêm nghiệm...
chim: chim gáy, chim sâu.....
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Mỗi em đọc lại câu châụyn vui.
Tìm những tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi để điền vào chỗ trống số 1.
Tìm những tiếng bắt đầu bằng v hoặc d để điền vào chỗ trống số 2.
— Cho HS làm bài: chơi trò chơi tiếp sức như bài tập 2 trên các phiếu học được dán trên bảng lớp.
— GV nhận xét và chốt lại những từ cần điền lần lượt như sau:
Ô số 1: rồi, rồi, gì, rồi, rồi
Ô số 2: vẽ, vẽ, vẽ, dị, vậy
C. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
— GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những tiếng cần điền trong truyện cười ở bài tập 3
— HS* làm bài tập 2a
— HSTB làm bài tập 2b
— HS lắng nghe.
— 2 HS đọc lại 2 khổ thơ
—1 HSTB viết chính tả ở bảng phụ- Lớp viết vào vở
— HS tự soát lỗi
— HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi
— 1 HS* đọc thành tiếng, lớp lắng nghe (hoặc đọc thầm)
— HS làm việc cá nhân
— Nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức
— Lớp nhận xét.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Các nhóm thi tiếp sức
— Lớp nhận xét.
	Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
TIẾT 31: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
Tổng kết được các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về các tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. Biết nêu VD vể những hành động thể hiện những tính cách trên hoặc trái ngược với những tính cách trên.
Biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Một số tờ phiếu khổ to để HS làm bài tập
	— Bảng kể sẵn các cột để HS làm bài tập 1
	— Một số trang từ điển Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:Tổng kết vốn từ — Kiểm tra 2 HS
— GV nhận xét và cho điểm
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em tổng thống thống kê các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù, qua những bài tập cụ thể, các em sẽ được khắc sâu hơn kiến thức về những từ ngữ nói về tính cách con người.
2. Tìm hiểu bài:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc:
Các em tìm những từ đồng nghĩa với các từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù 
Tìm những từ trái nghĩa với các từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù 
— Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho các nhóm) và trình bày kết quả.
+HSTB : Tìm một số câu từ ngữ, thành ngữ nói về quan hệ gia đình , thầy cô, bè bạn.
HS*: Tìm các ... âu đầu
Đoạn 2: 3 câu tiếp
Đoạn 3: từ thấy cha.....bệnh không lui
Đoạn 4: còn lại
__ Đọc đoạn nối tiếp.
— Luyện đọc từ ngữ khó: đau quặn, quằn quại...
— Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
__Đọc theo cặp
HĐ 3: GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
b) Tìm hiểu bài:
Đoạn 1
H: Cụ Ún làm nghề gì?
Đoạn 2
H: Khi mắc bệnh cụ đã tự cho mình bằng cách nào? kết quả ra sao?
Đoạn 3
H: Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
c)Đọc diễn cảm:
— GV hướng dẫn chung cách đọc bài văn
— GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn 3,4 lên và hướng dẫn cụ thể cách đọc đoạn.
—HS đọc diễn cảm theo cặp
— Cho HS thi đọc
— GV nhận xét và khen những HS đọc hay
C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài văn: về nhà đọc trước bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
— HSK đọc và trả lời câu hỏi sau:
+ Ông là người giàu lòng nhân ái, giúp đỡ người nghèo khổ, chữa bệnh không lấy tiền, còn cho thêm gạo củi.... Ông ân hận khi có những sự việc đáng tiếc xảy ra....
— HSTB đọc và trả lời câu hỏi.
+ Vì nhiều lần ông được vua chúa tiến cử vào chức ngự y nhưng ông đã từ chối....
— HS lắng nghe.
+HSG đọc
— HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
— 4HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (đọc 2 lần)
— 1 HS đọc chú giải 
— 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 1
— Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm.khắcp bản xa gần nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ làm nghề cúng bái.
— 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
— Cụ đã cho các học trò đến cúng bái cho mình.
— Kết quả cụ vẫn khôg khỏi.
— 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
— Nhờ sự giúp đỡ tận tình của bác sĩ, y tá bệnh viện đã tìm đến tận nhà, thuyết phục cụ đến bệnh viện để mổ.
— Câu nói cuối bài giúp em hiểu:
Cụ đã hiểu chỉ co khoa học và bệnh viện mới chữa khỏi bệnh cho người.
Cúng bái không thể chữa bệnh, cần phải đến bệnh viện để khám, chữa bệnh...
— 4 HSKG đọc cả bài
— Nhiều HS đọc đoạn
— Nhiều HS thi đọc đoạn, cả bài.
— Lớp nhận xét.
	Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
TIẾT 31: TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA VIẾT
(TẢ NGƯỜI)
I. MỤC TIÊU:
	— Dựa trên kết quả của những tiết tập làm văn tả người đã học, HS viết được một bài văn tả người 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Một số tranh ảnh minh họa nội dung kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. KIỂM TRA việc chuanå bị bài
B. BÀI MỚI:
Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn tả người. Các em chú ý, đây là một bài viết hoàn chỉnh cả bài văn, không phải viết từng đoạn như tiết tập làm văn trước.
— Cho HS đọc đề kiểm tra trong SGK 
— GV giao việc:
Các em chọn một trong 4 đề
Viết lại bài văn hoàn chỉnh cho đề đã chọn.
— GV giải đáp những thắc mắc của HS nếu có
— GV nhắc lại cách trình bày bài.
— GV thu bài cuối giờ
C. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà đọc trước đề bài, gợi ý và tham khảo của tiết tập làm văn sau.
— 1 HSTB đọc thành tiếng 4 đề, lớp đọc thầm
— HS làm bài
	Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
Thứ năm ngày tháng năm 
TIẾT 32: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
HS tự kiểm tra đượv vốn từ của mình theo các nhóm đồng nghĩa đã cho.
Tự kiểm tra được khả năng dùng từa của mình 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Chuẩn b5 6 tờ phiếu Phô-tô-cô-pi phóng to bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS
— GV nhận xét và cho điểm
Trong tiết luyện từ và câu trước các em đã được học về danh từ, danh từ, tính từ......Trong tiết học hôm nay các em có nhiệm vụ tự kiểm tra vốn từ tích cựa của mình đã cho. Đồng thời cũng tự kiểm tra khả năng dùng từ của mình.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc:
Xếp các tiếng: đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son thành những nhóm đồng nghĩa.
Chọn các tiếng đen, thâm, mun, huyền, đen (thui), ô, mực vào chỗ trống trong các dòng đã cho sao cho đúng
— Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho các nhóm làm bài) và trình bày kết quả
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a/ Các nhóm là
đỏ – điều – son 
trắng – bạch
xanh – biếc – lục
hồng – đào
b/ 
bảng đen gọi là bảng đen
mắt màu đen gọi là mắt huyền
ngựa màu đen gọi là ngựa ô
mèo đen là mèo mun
chó đen gọi là chó mực
quầm màu đen gọi là quần thâm.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
— GV giao việc:
Mỗi em đọc thầm bài văn
Dựa vào gợi ý của bài văn, mỗi em đặt câu theo một trong 3 gợi ý a, b, c
— Cho HS làm việc
— GV chốt lại
+ Nhà văn Phạm Hổ đã đưa ra một kết thúc rất quan trọng: Không có cái mới, cái tiêng thì không có văn học. Phải có các mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới tiến đến cái mới, cái riêng trong tư tưởng, tình cảm.
+ Khi viết bài văn miêu tả, các em cần ghi nhớ những điểm sau đây:
Không viết rập khuôn, bài phải có cái riêng, cái mới.
Phải biết quan sát đề tìm ra cái riêng, cái mới...
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
— GV giao việc:
Các em cần dựa vào gợi ý ở đoạn văn trên bài tập 2
Cần đặt câu miêu tả theo lối so sánh hay nhân hoá.
— Cho HS làm bài và đọc những câu văn mình đặt.
GV nhận xét và khen những HS đặt câu có cái riêng, cái mới của mình.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà đọc lại kết quả của bài tập 1và đọc kĩ bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả
2 HS tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ nhân hậu, diễn cảm, trung thực, cần cù.
— HS lắng nghe.
— 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
— Các nhóm trao đổi, tìm kết quả ghi vào phiếu
— Đại diện nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp 
— Lớp nhận xét.
— 2 HS đọc nối tiếp bài tập 2 + 3
— Lớp chăm chú nghe.
— HS đọc thầm đoạn văn.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS đặt câu ghi ra nháp
— HS lần lượt c9ọc câu mình đặt.
— Lớp nhận xét.
	Rút kinh nghiêm:
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2008
TIẾT 32: TẬP LÀM VĂN:
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I. MỤC TIÊU:
	— HS biết làm biên bản về một vụ việc, phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng thể thức quy định của một biên bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— 3 tờ giấy khổ to và 3 bút dạ để HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. BÀI CŨ: Nhận xét bài viết tả người
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:Các em đã nắm được bố cục chung của một biên bản, cách viết một biên bản. Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ tập làm biên bản về một sự việc cụ thể mà biên bản ấy phải làm cho đúng quy định, phản ánh đầy đủ sự việc đã diễn ra.
2. Hướng dẫn HS làm luyện tập:
 HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc đề bài và đọc tham khảo và đọc phần chú giải
— GV giao việc:
Các em chú ý bố cục của bài tham khảo (phần đầu, phần nội dung chính và phần cuối)
Chú ý cách trình bày biên bản.
Ngày....tháng.......năm......
Tên biên bản........ngươi lậo biên bản
Các đề mục 1, 2, 3......
Họ tên, chữ kí của đương sự, của những nhân chứng.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Các em đọc lướt nhanh bài Thầy cúng đi bệnh viện
Đóng vai bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện, em lập biên bản về việc cụ Ún trốn viện.
— Cho HS làm bài trình bày bài làm (GV phát cho 2 HSG tờ phiếu to để HS làm bài vào phiếu)
— GV nhận xét và khen những HS biết cách lập biên bản về một vụ việc cụ thể.
C. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
__GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện và viết vào vở 
biên bản đã làm ở lớp.
__Bài sau:Oân luyện viết đơn
— HS lắng nghe.
— 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bộ bài tập 1. Cả lớp đọc thầm.
— HS xem lại bài mẫu 1 lần.
— 1 HS đọc yêu cầu.
— HS làm bài cá nhân: đọc nhanh bài Thầy cúng đi bệnh viện và làm biên bản.
— vài HS đọc biên bản mình làm trước lớp lên bảng và trình bày bài.
— Lớp nhận xét.
	Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc