Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 4

TẬP ĐỌC

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc lưu loát toàn bài.

 — Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.

 — Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng của bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài:

 — Hiểu các từ ngữ trong bài.

 — Hiểu ý chính của bài: Tố các tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 — Bảng phụ viết sẵn đoạn văn Luyện dọc.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
TẬP ĐỌC
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát toàn bài.
	— Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.
	— Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng của bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài:
	— Hiểu các từ ngữ trong bài.
	— Hiểu ý chính của bài: Tố các tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	— Bảng phụ viết sẵn đoạn văn Luyện dọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 1 nhóm 6 HS
— GV nhận xét + cho điểm.
GV treo tranh về chủ điểm cánh chim hoà bình (hoặc cho HS qua sát tranh trong SGK) lên bảng.
— GV: Tranh vẽ bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó Chủ tịch nước) và các bạn thiếu nhi đang thả chim trênquảng trường Ba Đình tại thủ đô Hà Nội. (GV vừa giới thiệu vừa chỉ vào tranh).
— GV vào đề: Có cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc là khát vọng chung chính đáng của con người, đặc biệt là của trẻ em trên toàn thế giới. Vậy mà đã có biết bao cuộc chiến tranh xảy ra, biết bao người đã chết. Tàn tích của chiến tranh biết bao giờ xóa hết. Nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra như còn hằng trong trái tim của bao thế hệ. Bài học hôm nay sẽ phần nào cho các em thấy được chiến tranh, thấy được lòng khát khao hoà bình của trẻ em trên toàn thề giới.
HĐ 1: GV đọc toàn bài 1 lượt.
— Giọng đọc: cần đọc với giọng chis sẻ, đồng cảm ở đoạn nói về bé Xa-da-cô, với giọng xúc động, đoạn trẻ em trong nước Nhật và trên toàn thế giới gửi cho Xa-da-cô những con sếu bằng giấy.
— Chú ý đọc đúng số liệu, đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài...
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
— GV chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến đầu hàng
Đoạn 2: Tiếp theo đến nguyên tử.
Đoạn 3: Tiếp theo đến 644 con.
Đoạn 4: Còn lại.
— Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
— Luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó đọc
100.000 người (một trăm ngàn người)
Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc cả bài
— Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
— GV có thể giải nghĩa thêm từ các em không hiểu mà không có trong phần Chú giải.
— Cho HS đọc toàn bài.
HĐ 4: GV đọc diễn cảm cả bài 1 lần (Cách đọc như hướng dẫn ở trên)
GV: Trong bài TĐ hôm nay. Lớp trưởng sẽ thay cô điều khiển lớp thảo luận các câu hỏi. Các em cần tập trung để thảo luận bài cho tốt (GV mời lớp trưởng lên)
H: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
H: Cô bé hi vọng keo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
H: Các bạn nhỏ đả làm gì để tỏ tình đáng kể với Xa-da-cô?
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
H: Nếu được đứng trước tượng đại, am sẽ làm gì với Xa-da-cô?
HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (cách đọc như trên)
— GV đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện và gạch chép (/) một gạch ở dấu phẩy (/), 2 gạch ở dấu chấm câu, gạch dười những từ ngữ cần nhấn giọng.
— GV đọc trước đoạn cần luyện thêm 1 lần.
HĐ 2: Hướng dẫn HS thi đọc
— GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn.
— 6 em đọc vở kịch Lòng dân (cả phần 1 và 2) theo cách phân vai.
— 1 HS nói về ý nghĩa của vở kịch.
— HS quan sát tranh trên bảng lớp hoặc trong SGK.
— HS quan sát tranh + nghe cô giáo giới thiệu.
— HS lắng nghe có thể dùng viết chì đánh dấu nhanh vào chỗ
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
— Một số HS đọc đoạn nối tiếp.
— HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
— 1 HS đọc chú giải + 2 HS giải nghĩa từ như trong SGK.
— 2 HS đọc cả bài.
— HS lắng nghe.
— Lớp trưởng lên bảng để điều khiển lớp.
— Khi chính phủ Mĩ ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 
— Cô tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh nên ngày nào Xa-da-cô cũng gấp sếu giấy.
— Các bạn nhỏ đã gấp sếu giấy gửi tới tấp cho Xa-da-cô.
— Đã góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Qua đó cho ta thấy các bạn nhỏ luôn mong muống thế giới mãi mãi hoà bình.
— HS phát biểu tự do. Có thể HS nói trước tượng đài:
+ Cái chết của bạn nhắcnhở chúng tôi phải yêu hòa bình, biết bào vệ cuộc sống hòa bình trên trái đất.
+ Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh hạt nhân...
— Nhiều HS luyện đọc đoạn.
— Các cá nhân thi đọc.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
CHÍNH TẢ
NGHE-VIẾT: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH
I. MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
Tiếp tục củng cố những hiểu biết về mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ + phiếu phô tô cô pi sẵn mô hình cấu tạo tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— GV dán lên bảng lớp 2 mô hình cấu tạo tiếng (trong phiếu đã ghi sẵn 10 tiếng không có nguyên âm đôi).
— Cho 2 HS lên làm trên bảng, cho HS khác chép mô hình và làm vào giấy nháp.
— GV nhận xét cho điểm 2 HS trên bảng.
Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về anh bộ đội Cụ Hồ có tên là Phang Lăng. Phang Lăng là người như thế nào? Anh sinh ra và lớn lên ở đâu? Anh có điểm gì đặc biệt để chúng ta cần tìm hiểu. Các em sẽ biết anh qua bài chính tả Nghe viết Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
HĐ 1: GV đọc bài chính tả một lượt
— GV đọc bài chính tả một lượt.
— Hướng dẫn cho HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Phrăng-đơ-Bô-en.
HĐ 2: GV đọc cho HS viết
— GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu. Mỗi câu đọc 2, 3 lượt.
HĐ 3: Chấm, chữa bài
— GV đọc lại bài 1 lần
— GV chấm 5 đến 7 bài
— GV nhận xét.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu của BT1
— GV giao việc:
Các em kẻ mô hình cấu tạo.
Ghi vần của tiếng nghĩa và tiếng chiến vào mô hình.
Chỉ ra tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống nhau và khác nhau.
— Cho HS làm bài tập (dán 2 phiếu đã kẻ sẵn mô hình lên bảng lớp)
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
Tiếng
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
nghĩa
ng
ĩa
chiến
ch
iế 
n
Sự giống nhau giữa hai tiếng là: âm chính của mỗi tiếng đều là nguyên âm đôi ia, iê.
Sự khác nhau là: tiếng nghĩa không có âm cuối, tiếng chiến có âm cuối.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2
— GV giao việc:
Các em quan sát mô hình
Nêu qui tắc ghi dấu thanh ở tiếng nước ngoài nghĩa và tiếng chiến.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại:
Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối) nên dấu thanh ghi trên chữ cái đứng trước của nguyên âm đôi.
Trong tiếng chiến (có âm cuối n) nên dấu thanh nằm ở chữ cái đứng sau của nguyên âm đôi.
— GV có thể cho HS tìm thêm một số ví dụ cho quy tắc trên.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng, làm vào vở BT2
— Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
— 2 HS lên bảng làm trên phiếu.
— HS còn lại làm trên giấy nháp.
— HS đối chiếu bài làm của mình và chữa lỗi.
— HS vừa nghe, vừa theo dõi bài chính tả trong SGK và đọc thầm lại bài chính tả một lượt.
— HS luyện viết.
— HS gấp SGK lại, nghe GV đọc.
— HS soát lỗi, tự chữa lỗi.
— HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
— HS đọc to, lớp lăng nghe.
— HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên mo âhình và trình bày sự giống và khác nhau của hai tiếng nghĩa và chiến.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
— HS nhận việc 
— HS làm bài cá nhân.
— Một số HS phát biểu.
— Lớp nhận xét.
— Một số HS nêu ví dụ. 
=================*****=================
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu với những cặp từ trái nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Phô-tô-cô-pi vài trang Từ điển tiếng Việt.
	— 3, 4 tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 3 HS.
— GV nhận xét.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
—Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc:
Các em tìm nghĩa của từ phi nghĩa và từ chính nghĩa trong từ điển.
So sánh nghĩa của 2 từ.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Phi nghĩa: trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được nhưng người có lương tri ủng hộ.
Chính nghĩa: đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại những hành động xấu, chống lại áp bức bất công.
—> phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ co nghĩa trái ngược nhau.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2 (Cách tiến hành như ở BT1)
Kết quả đúng. Những từ trái nghĩa trong câu:
sống—chết
vinh—nhục
(vinh: được kính trọng đánh giá cao)
(nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ)
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 (Cách tiến hành như BT1)
GV chốt lại: Người Việt Nam có quan niệm sống rất cao đẹp: Thà chết mà được kính trọng, đề cao, tiếng thơm còn hơn sống mà phải xâu hổ, nhục nhả vì bị người đời khinh bỉ.
— Cho HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK.
— Cho HS tìm VD
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
GV giao việc: các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong c ...  nhà thơ Định Hải. Hình ảnh trái đất có gì đẹp? Nhà thơ Định Hải muốn nói với các em điều gì qua bài thơ. Để biết được điều gì đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
HĐ 1: GV đọc cả bài (hoặc cho 1 HS đọc)
— Cần đọc với giọng sôi nổi, tha thiết
— Ngắt nhịp: ở khổ 1 + 3 chủ yếu ngắt nhịp 3/4 . Khổ 2: chú ý câu thứ tự ngắt nhịp 4/4 
—Nhấn giọng ở những từ ngữ: của chúng mình, quả bóng xanh, bay, cùng bay nào, vàng, trắng, đen, nụ, hoa...
HĐ 2: Cho HS đọc khổ nối tiếp
— Cho HS đọc từng khổ nối tiếp.
HĐ 3: Cho HS đọc cả bài
— Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
HĐ 4: GV đọc diễn cảm cả bài
(Giọng đọc, ngắt giong, nhấn giọng như đã hướng dẫn ở trên)
— GV mời lớp phó phụ trách học tập lên điều khiển cho lớp trao đổi trả lời các câu hỏi.
H: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
H: Hiểu 2 câu thơ cuổi khổ 2 nói gì?
H: Chúng ta phải làm để giữ bình yên cho trái đất?
GV: bài thơ muốn nói với em điều gì?
HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
— Cho HS đọc diễn cảm khổ thơ, bài thơ.
— GV đưa bảng phụ đã chép trước khổ thơ cần luyện đọc lên (dùng phấn màu gạch chéo (/)) những chỗ cần ngắt nhịp, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng.
— Cho HS đọc khổ thơ được luyện
HĐ 2: Tổ chức cho HS học thuộc lòng
— GV lưu ý: Các em có thể học thuộc lòng tại lớp cả bài hoặc một khổ cũng được. Về nhà càm em sẽ tiếp tục học thuộc lòng.
— GV nhận xét + khen những HS đọc hay, thuộc lòng tốt.
— Cho HS hát bài Trái đất này của chúng em (nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc bài thơ của Định Hải mà các em đang học)
— GV nhận xét tiết học.
— Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
— Dặn HS đọc trước bài Một chyên gia máy xúc.
HS 1: đọc đoạn 1 + đoạn 2 bài Những con sếu bằng giấy + trả lời câu hỏi 
— Khi chính phủ Mĩ ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
— HS 2: đọc đoạn 3 + 4
— HS phát biểu tự do.
HS lắng nghe.
— HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ (đọc 2 lượt)
— 2 HS đọc cả bài, lớp lắng nghe.
— 1 HS đọc chú giải, 3 HS giải nghĩa từ trong SGK.
— Lớp phó lên bảng
— HS đọc thầm khổ 1.
— Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa trời xanh; có tiếng chim bồ câu và cánh hải âu vờn sóng biển.
HS đọc thầm khổ 2.
— Mỗi loại hoa có vẻ đẹp riêng nhưng hoa nào cũng quý, cũng thơm. Cũng như vậy, mọi trẻ em trên thế giới, dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu.
— Ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Chỉ có hoà bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất.
HS có thể trả lời:
— Trái đất là của tất cả trẻ em.
— Dù khác nhau về mau da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng...
— Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên.
— Mỗi HS đọc diễn cảm 1 khổ thơ sau đó một vài em đọc cả bài.
— Một số HS đọc kh63 thơ.
— 3 HS thi đọc diễn cảm.
— HS học thuộc lòng.
— Một hướng dẫn học thuộc lòng trước lớp
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. Một dàn ý với ý riêng của mỗi HS.
Biết chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Những ghi chép của HS quan sát cảnh trường học.
	— Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS.
— GV nhận xét.
Ở tiết tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà ghi lại những quan sát của mình về cảnh trường học. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển kết quả đã quan sát được thành dàn ý chi tiết. Sau đo, mỗi em chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Các em xem lại một lượt các ý đã ghi chép được khi quan sát trường học.
Các em sắp xếp các ý đó thành một dàn ý chi tiết.
— Cho một số HS trình bày những điều đã quan sát được.
— Cho HS làm việc (GV phát 3 tờ phiếu cho 3 HS)
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và bổ sung ý để có một dàn bài hoàn chỉnh.
HĐ 2: Cho HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
— GV giao việc:
Các em chọn một phần của dàn bài vừa làm.
Chuyển phần dàn bài vừa chọn thành đoạn văn hoàn chỉnh.
GV lưu ý: Các em nên chọn một phần ở thân bài.
— Cho HS viết
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.
Ví dụ: Về một đoạn văn tả sân trường: 
 Sân trường em rất rộng và đẹp. Từ cổng nhìn vào, những hàng cây thẳng tắp. Những tán lá bàng toả rộng, che mát sân trường. Giữa sân trường là cột cờ. Trên đỉnh là lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió. Sát hai bên trường là hai dãy ghế đá. Giờ ra chơi, một số bạn thường ngồi trên ghế để trò chuyện, hoặc đọc sách...
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết sắp tới bằng việc xếp lại các tiết tập làm văn tả cảnh đã học.
— 2 HS đọc lại kết quả quan sát cảnh trường học của mình.
— HS lắng nghe.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
— 3 HS đọc trước lớp.
— HS làm việc cá nhân, 3 HS làm vao phiếu khổ to.
— 3 HS làm bài vào phiếu lên dán phíeu bài làmcủa mình lên bảng.
— Lớp nhận xét + bổ sung. 
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
— HS chọn đoạn dàn bài.
— HS làm việc cá nhân. Mỗi em viết đoạn văn hoàn chỉnh.
— Một số em đọc đoạn văn của mình.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
HS biết vận dụng những hiểu biết về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành về từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Từ điển HS.
	— Bút dạ + 3 tờ phiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 3 HS (làm lại các bài tập về từ trái nghĩa )
— GV nhận xét.
Các em đã học về từ trái nghĩa. Hôm nay, các em các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập tìm từ trái nghĩa. Sau đó, các em sẽ đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc: Các em phải tìm được những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu a, b, c, d.
— Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3 HS)
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ ít – nhiều
b/ chìm – nổi
c/ nắng – mưa
d/ trẻ – già
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2
(tiến hành như ở BT1)
GV chốt lại: các từ trái nghĩa cần điền vào ô trống là:
a/ lớn
b/ già
c/ dưới
d/ sống
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3
(Cáh tiến hành như BT1)
GV chốt lại: Các từ thích hợp cần điền vào chỗ trống là:
a/ nhỏ
b/ lành
c/ khuya
d/ sống
HĐ 4: Hướng dẫn HS làm BT4
— Cho HS đọc yêu cầu của BT4
— GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm những từ trái nghĩa nhau tả hình dáng, tả hành động, tả trạng thái và tả phẩm chất.
— Cho HS làm việc: GV phát biểu cho các nhóm.
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét + những cặp từ tìm đúng:
a/ Tả hình dáng:
Cao – thấp; cao – lùn; cao vống – lùn tịt
Béo – gầy...
b/ Tả hành động:
Đứng – ngồi; lên – xuống; vào – ra
c/ Tả trạng thái:
Buồn – vui; no – đói; sướng – khổ....
d/ Tả phẩm chất:
Tốt – xấu; hiền – dữ; ngoan – hư...
HĐ 5: Hướng dẫn HS làm BT5
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc: Các em chọn một cặp từ trong các cặp từ vừa tìm được, cách đặt câu với cặp từ đó.
— Cho HS đặt câu.
— Cho HS trình bày
— GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúang, hay.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở các bài tập 4, 5.
— HS 1: làm bài tập 1
(Luyện tập)
— HS 2: làm bài tập 2
(Luyện tập )
— HS 3: làm bài tập 3
(Luyện tập )
— HS lắng nghe.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
— HS nhận việc.
— HS làm việc cá nhân. 3 HS làm bài vào phiếu. Các HS còn lại dùng viết chì gạch những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu.
— 3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
— HS làm bài tập.
— Các nhóm trao đổi tìm những cặp từ trái nghĩa đúng yêu cầu của đề.
— Đại diện các nhóm lên trình bày.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
— Mỗi em đặt 2 câu với 2 từ trái nghĩa nhau.
— HS trình bày 2 câu vừa đặt.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT
(TẢ CẢNH)
I. MỤC TIÊU:
Dựa trên kết quả của tiết tập làm văn tả cảnh đã học, HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Tranh minh hoạ như nội dung kiểm tra trong SGK.
Giáo viên
Học sinh
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một văn kiểm tra viết về văn tả cảnh. Nội dung kiểm tra chính tả là nội dung các em đã học. Nhưng hôm nay các em em tập viết hoàn chỉnh cả bài văn chứ không phải viết mộ đoạn mà các em đã viết.
GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh vì vậy các em đọc kĩ một số đề cô đã ghi trên bảng và chọn đề nào các em thấy có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không thay đổi. (GV ghi lên bảng một số đề văn hoặc đưa bảng phụ ghi sẵn đề) lên để HS tự chọn.
— GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài.
— GV thu bài cuối giờ.
— GV nhận xét tiết làm bài của HS
— Yêu cầu HS về nhà đọc trước đề bài gợi ý của tiết tập làm văn tuần sau.
— HS đọc các đề trên bảng và chọn đề
— HS làm bài
— HS nộp bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc