TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài, dóc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài:A-ri-ôn, Xi-xin
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngơ của câu chuyện
1. Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện.
— Hiểu nội dung câu chuyện: Cá ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
— Truyện, tranh, ảnh về các heo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 7 TẬP ĐỌC NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. MỤC TIÊU: Đọc trôi chảy toàn bài, dóc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài:A-ri-ôn, Xi-xin Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngơ của câu chuyện Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện. — Hiểu nội dung câu chuyện: Cá ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Truyện, tranh, ảnh về các heo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh — Cho 2 HS kiểm tra. GV: Em hãy kể lại câu chuyện Tác phẩm của Sin-lơ và tên phát xít và trả lời câu hỏi sau: H: Nhà văn Đức Sin-lơ được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào? GV: Em hãy kể câu chuyện và trả lời câu hỏi sau: H: Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì? —GV nhận xét và cho điểm. Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài vật thông minh. Trong nhiều trường hợp chúng đã giúp con người vượt qua nguy hiểm. Hôm nay các em sẽ thấy được sự thông minh của những chú cá heo qua bài tập đọc Những người bạn tốt. HĐ 1: GV (hoặc 1 HS)đọc toàn bài — GV (1 HS) đọc cả bài. — Đọc toàn bài với giọng kể phù hợp. Đọc nhanh ở những câu tả tình huống nguy hiểm. Đọc với giọng sảng khoái, thán phục ở đoạn các heo thưởng thức tiếng hát, cứu người gặp nạn. HĐ 2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp — GV chia đoạn: 4 đoạn Đoạn 1: từ đầu đến... trở về đất liền. Đoạn 2: tiếp theo đến giam ông lại Tiếp theo đến A-ri-tôn. Đoạn 4: Còn lại — Cho HS đọc nối tiếp. — Cho HS luyện đọc các từ ngữ: A-ri-tôn, Xi-xin, yêu thích, buồm. HĐ 3: HS đọc bài trước lớp — Cho HS đọc cả bài — Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ HĐ 4: GV đọc diễn cảm toàn bài một lần (cách đọc như hướng dẫn ở trên) Đoạn 1 GV: 1 HS đọc to, lớp đọc thầm đoạn 1. H: vì sao nghệ sĩ A-ri-tôn phải nhảy xuống biển? Đoạn 2 H: Điều kỳ lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? Đoạn 3 + đoạn 4 H: Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? H: Em suy nghĩ gì trước cách đối xử của cá heo và của đám thuỷ thủ đối với nghệ sĩ? H: Em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? H: Câu chuyện trên có nội dung gì? HĐ 1: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm — Xác định giọng đọc: như đã hướng dẫn ở trên — GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện lên + hướng dẫn cách đọc. — GV đọc mẫu một lượt. HĐ 2: Cho HS đọc — Cho HS đọc. — GV nhận xét tiết học. — Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm thêm những câu chuyện về loài cá heo thông minh, về nhà đọc trước bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà — HS 1 kể chuyện và trả lời câu hỏi — Cụ già đánh giá Sin-lơ là một nhà văn quốc tế vĩ đại HS 2 kể chuyện và trả lời câu hỏi. — Các người là kẻ cướp hoặc Sin-lơ xem các người là kẻ cướp... —HS lắng nghe. — Cả lớp đọc thầm. — HS dùng viết chì đánh dấu đoạn. — HS đọc đoạn nối tiếp (đọc 2 lượt) — HS luyện đọc từ. — Lần lượt 2 HS đọc cả bài. — 1 HS đọc chú giải — 2 HS giải nghĩa từ. — HS lắng nghe. —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — Vì bạn thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. Ông nhảy xuống biển thà chết dưới biển còn hơn là chết trong tay bọn cướp. — 1 HS đọc đoạn 2 lớp đọc thầm. — Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-tôn khi ông nhảy xuống biển. Chúng đã đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu của bọn cướp. —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — Cá heo biết thưởng thức thiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp ông khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của con người. — Đám thủy thủ tham lam, độc ác không có tình người. — Cá heo thì thông minh tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. — HS phát biểu tự do. — Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo đối với con người. Cá heo là bạn tốt của con người. — HS theo dõi sự hướng dẫn của GV. — Nhiều HS đọ cdiễn cảm đoạn. — 2 HS đọc cả bài. =================*****================= CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH (Ở CÁC TIẾNG CHỨA IA/ IÊ) I. MỤC TIÊU: Nghe viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương. Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứ nguyên âm đôi ia/ iêdddh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Bảng phụ hoặc 3 tờ phiếu Phô-tô-cô-pi khổ to III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh — Kiểm tra 3 HS GV đọc cho HS viết: mưa, lưu thưa, lượn quanh, vườn tược, mương máng. — GV nhận xét và cho điểm Hôm nay, các em sẽ được về thăm dòng kinh của một miền quê trên đất nước ta. Nơi ấy có giọng hò ngân lên trong không gian, có mùi quả chín, có tiếng giã bàng, có tiếng trẻ reo mừng, có giọng đứa em lảnh lót qua bài chính tả nghe viết Dòng king quê hương. HĐ 1: Hướng dẫn chính tả — GV đọc bài chính tả 1 lượt. — Luyện viết 1 số từ ngữ: giọng hò, reo mừng, lảnh lót. HĐ 2: GV đọc cho HS viết chính tả — GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2 lượt. HĐ 3: Chấm, chữa bài — GV đọc toàn bài 1 lượt — GV chấm 5-7 bài —GV nhận xét chung HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT2 Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 — GV giao việc: 2 việc: Các em tìm trong bài chính tả có những tiếng có ia hoặc iê Cho biết dấu thanh được đặt ở bộ phận nào trong các tiếng ấy — Cho HS làm bài và trình bày kết quả — GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng : + Các tiếng trong bài có chưa ia hoặc iê là: Tiếng chứa ia: kia Tiếng chứa iê: điều, tiếng, miền, niềm. + Cách đánh dấu thanh trong các tiếng vừa tìm: Trong tiếng kia (không có âm cuối), dâu thanh sẽ đặt trên chữ cái đứng trước của nguyên âm đôi ia. Trong các tiếng: điều, tiếng, miền, niềm (có âm cuối vần) nên dâu thanh nằm trên chữ cái đứng sau của nguyên âm đôi. —> quy tắc:Trong tiếng, dấu thanh năm ở bộ phận vần trên (hoặc dưới) âm chính. HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT2 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 — GV giao việc: Bài tập cho 4 dòng thơ, trong đó có 3 chỗ trống. Nhiệm vụ của các em là tìm được một vần để điền vào cả ba chỗ trống đều đúng. — Cho HS làm bài (GV dán lên bảng 3 phiếu đã chuẩn bị trước) — Cho HS trình bày kết quả. — GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: vần cần điền vào chỗ trống là vần iêu HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT3 (tiến hành như bài tập 3) GV chố lại lời giải đúng: Đông như kiến Gan như cóc tía Ngọt như mía lùi GV: Em hãy nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa âm đôi ia, iê — GV nhận xét tiết học — Yêu cầu HS về nhà tìm thêm tiếng có nguyên âm đôi ia/ iê — 3 HS cùng lên viết trên bảng lớp — HS lắng nghe — HS lắng nghe — HS viết chính tả — HS soát bài, tự chữa lỗi. — HS đổi tập cho nhau để soát, sửa lổi —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — HS làm bài cá nhân — Một số HS đọc các tiếng mình đã tìm được. — Lớp nhận xét —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — 3 HS lên bảng làm bài — Lớp làm bài ra nháp. — Lớp nhận xét 3 bài trên bảng — 2 HS nhắc lại. =================*****================= LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU: Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ trái nghĩa; mối quan hệ giữa chúng Phân biệt được đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển trong một số câu văn. Tìm được VD về nghĩa chuyển của một số từ (là danh từ ) chỉ bộ phận cơ thể người và động vật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Tranh, ảnh, các sự vật, hiện tượng, hoạt động... có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ trái nghĩa — 2, 3 tờ phiếu khổ to phô tô III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh — Kiểm tra 2 HS GV: Em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của các cặp từ đồng âm. GV nhận xét Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là từ trái nghĩa, hiểu thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển trong từ trái nghĩa. Từ đó các em có thể tìm được những VD về nghĩa chuyển của một số từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 — GV giao việc: Bài tập cho 2 cột. Một cột là từ, một cột là nghĩa, nhưng còn xếp không tương ứng. Nhiệm vụ của các em là tìm và nối nghĩa tương ứng với từ mà nó thể niện. — Cho HS làm bài (GV dán lên bảng lớp 2 phiếu đã chuẩn bị trước BT1) — GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng Nghĩa a/ Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe. b/ Phần xương cứng màu trắng, dùng để cắn, giữa và nhai thức a. c/ Bộ phận nô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi. HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 — GV giao việc:Bài tập cho khổ thơ trong đó có các từ: răng, mũi, tai. Các em có nhiệm vụ chỉ ra được nghĩa của từ trên khổ thơ có gì khác với nghĩa gốc của chúng. — Cho HS làm bài và trình bày kết quả GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng a/ Răng (trong răng cào) dùng để cào,không dùng để cắn, giữ, nhai thức ăn. b/ Mũi (trong mũi thuyền) dùng để rẻ nước chứ không dùng để thơ. c/ Tai (tai ấm)giúp người ta cầm ấm chứ không dùng nghe. HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 (tương tự như BT2) — GV chốt lại lời giải đúng: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ răng có cùng nét nghĩa: chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều thành hàng. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi có cùng nét nghĩa: chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía tr ... — HS phát biểu tự do Các em có thể trả lời: câu thơ: “ chỉ có tiếng đàn ngân nga... sông Đà” thể hiện gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên HS suy nghĩ trả lời: — Nói lên sức mạnh “ dời non lấp biển” của con người. Con người có thể làm nên những điều bất ngờ, kỳ diệu. — Biển “bỡ ngỡ”: là biện pháp nhân hoá (Biển như có tâm trạng giống con người. Biển bỡ ngỡ ngạc nhiên vì sự xuất hiện lạ kì của mình giữa vùng đất cao), hình ảnh thơ trở nên sinh động hơn. — HS lắng nghe. — HS luyện đọc khổ thơ, bài thơ — HS thi đọc từng khổ — 2 HS thi đọc cả bài. — Lớp nhận xét. =================*****================= TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (SÔNG NƯỚC) I. MỤC TIÊU: Tiếp tục luyện tập tả cảnh sông nước: xác định các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn trong một bài văn. Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong một đoạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Một số hình ảnh minh hoạ cảnh sông nước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh — Kiểm tra bài cũ GV: Em hãy trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cảnh sông nước mà em đã làm tiết tập làm văn trước. —GV nhận xét và cho đểm Trong tiết tập làm văn trước, mỗi em đều đã lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước chính em đã quan sát. Trong tiết hôm nay, các em sẽ chú ý xác định đoạn trong một bài văn tả cảnh sông nước, luyện viết câu mở đoạn cho các đoạn văn. HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 — GV giao việc: Bài tập cho bài văn tả cảnh vịnh Hạ Long. Nhiệm vụ của các em là: a/ Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài. kết luận của bài văn. b/ Chỉ rõ phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả gì? c/ Chỉ rõ tác dụng của câu văn in đậm trng mỗi đoạn, trong cả bài. — Cho HS làm bài và trình bày kết qua bài làm. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. a/ Xác định phần mở bài, thânbài, kết bài. — Mở bài: câu mở đầu (Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai ở đất nước Việt Nam) b/ Các đoạn của thân bài: — Thân bài: từ cái đẹp của Hạ Long... vang vọng, gồm 3 đoạn. Mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh. Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Đoạn 1: tả sự kỳ vĩ của vịnh Hạ Long với sự phân bố đặc biệt của hàng nghìn hòn đảo. Đoạn 2: tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long được tạo bởi cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Đoạn 3: tả những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa. c/ Các câu văn in đậm có vai trò mở rộng mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Với toàn bài, mỗi câu văn đó nêu một đặc điểm của cảnh được miêu tả. HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 — GV giao việc: Các em đọ từng đoạn văn Chọn câu a, b hoặc c ở dưới đoạn văn làm câu mở đoạn cho đoạn văn đó. — Cho HS làm bài: Các em nhớ dùng viết chì điền câu em chọn vào đầu đoạn văn. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét và chốt lại ý đúng : Đoạn 1: chọn câu b (vì câu b giới thiệu được cả núi cao và rừng cây, đó là 2 đặc điểm của Tây Nguyên được nói đến trong đoạn văn.) Đoạn 2: chọn câu c (vì câu c có tác dụng tiếp nối giữa 2 đoạn vừa giới thiệu được đặc điểm địa hình Tây Nguyên) HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập bài tập 3 — GV giao việc: Em chọn đoạn văn 1 hoặc đoạn 2. Em viết câu mở đoạn cho đoạn văn em chọn. — Cho HS làm bài —Cho HS trình bày — GV nhận xét và khen những hướng dẫn viết hay. — GV nhận xét tiết học — Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn của bài tập 3, viết lại vào vở chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới. — 2 HS lần lượt lên đọc dàn ý — 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài tập 1. — HS làm việc cá nhân — HS phat biểu ý kiến — Lớp nhận xét. —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — HS làm việc cá nhân. Mỗi em chọn câu mở đoạn, ghi vào đầu đoạn văn. — Một số HS nêu câu đã chọn. — Lớp nhận xét. — 1 HS đọc to, lớp lắng nghe — HS viết câu mở đoạn cho đoạn văn mình chọn. — Nột số HS đọc đoạn văn. — Lớp nhận xét. =================*****================= LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU: Nhận biết được nét khác biệt về nghĩa của từ nhiều nghĩa. Hiểu mối quan he giữa chúng. Biết phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa (là động từ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Bảng phụ hoặc phiếu Phô-tô-cô-pi phóng to. — Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh — Kiểm tra 2 HS H: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nêu VD H: Em hãy tìm một số VD: về nghĩa chuyển của những từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng —GV nhận xét chung. Trong tiết luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về từ nhiều nghĩa là động từ. Các em phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa, biết đặt câu phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa. HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 — GV giao việc: Bài tập cho 5 câu ghi ở cột A. Mỗi câu đều có từ chạy. Nhiệm vụ của các em là: tìm ở cột B nghĩa của ý nào thích hhợp với câu đã cho ở cột A. — Cho HS làm bài: các em có thể dùng viết chì nối câu ở cột A với nghĩa ở cột B (GV đưa bảng phụ hoặc hai tờ phiếu đã phô tô sẵn bài tập ) lên bảng. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng A B 1. Bé chạy lon ton trên sân. c. Sự di chuyển chuyển nhanh bằng chân 2. Tàu chạy băng băng trên đường ray. b. Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. 3. Đồng hồ chạy đúng giờ. a. Hoạt động của máy móc 4. Dân làng khẩn trương chạy. d. Khẩn trương tránh những điều không may sắp đến. HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 — GV giao việc: Các em hãy chọn nghĩa ở dòng a, b hoặc c sao cho đúng nét nghĩa với cả 5 từ chạy ở 5 câu của bài tập 1. — Cho HS làm việc và trình bày kết quả. GV nhận xét và chốt lại ý đúng: dòng b (sự vận động nhanh) HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 (tiến hành như bài tập 2) — GV chốt lại lời giải đúng: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc. HĐ 4: Hướng dẫn HS làm BT4 — Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 — GV giao việc: Các em chọn từ đi hoặc từ đứng. Đặt 2 câu với 2 nghĩa của từ đã chọn. — Cho HS làm bài (GV phát bút dạ + phiếu đã phô tô cho các nhóm) — Cho HS trình bày. — GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng với 2 nghĩa đã cho, đặt câu hay. — GV nhận xét tiết học. — Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT4 (viết lại những câu phân biệt nghĩa của cả 2 từ đi và đứng) — HS 1: từ trái nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ trái nghĩa bao giờ củng có mối quan he với nhau. — HS 1 nêu VD —HS 2 tìm VD. —1 HS đọc to, lớp đọc thầm —2 HS lên bảng làm bài — HS còn lại dùng viết chì nối câu ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B — Lớp nhận xét bài làm của 2 HS làm trên bảng. —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — HS làm việc cá nhân — Một số HS nêu dòng mình chọn. — Lớp nhận xét. —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — Các nhóm đăt câu vào phiếu — Đại diện các nhóm dán phiếu đã làm trên bảng lớp. — Lớp nhận xét. =================*****================= TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả cảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Một số bài văn, đoạn văn, câu văn hay tả cảnh sông nước. — Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh — Kiểm tra 2 HS GV: em hãy đọc câu mở đoạn em đã làm và đoạn văn em chọn để đặt câu mở đoạn. — GV nhận xét. Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em có nhiệm vụ chuyển một oầhn của dàn ý đã làm trong tiết tập làm văn trước thành một đoạn văn hoàn chỉnh về tả cảnh sông nước. Khi viết các em chú ý viết câu mở đoạn cho hay, bao được ý của cả đoạn văn. HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài — Cho HS đọc đề bài. — GV lưu ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã ghi trên bảng lớp. Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, em hãy viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. GV: để viết đoạn văn hay, các em cần chú ý mấy điểm sau: Chọn phần nào trong dàn ý. Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn Em sẽ miêu cả theo trình tự nào? Viết ra nháp những chi tiết nổi bật, thú vị em sẽ trình bày trong đoạn. HĐ 2: Cho HS viết đoạn văn — Cho HS trình bày bài làm — GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay và chốt lại cách viết. Phần thân bài có thể gôm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm cả đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. — GV nhận xét tiết học. — Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn đã sữa hoàn chỉnh vào vở. — Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tiếp theo. — 2 HS lần lượt lên đọc bài —1 HS đọc to, lớp đọc thầm — HS làm bài cá nhân. Mỗi em viết đoạn văn vào nháp. — Nhiều HS đọc đoạn văn. — Lớp nhận xét.
Tài liệu đính kèm: