Giáo án Tiếng Việt - Tuần 18

Giáo án Tiếng Việt - Tuần 18

I. MỤC TIÊU:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc của HS (Đọc trôi chảy, lưu loát; tốc độ khoảng 110 tiếng/ 1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoan văn dễ nhớ; hiểu ý nghĩa, nội dung chính bài thơ, bài văn đó.)

2. Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh

3. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho dẫn chứng đó.

4. GD BVMT:Bảo vệ,động vật rừng.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: Thu thập, xử lí thông tin;kĩ năng hợp tác làm việc nhóm,hoàn thành bảng thống kê.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP: Trao đổi nhóm nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 802Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT:
ÔN CUỐI HỌC KÌ I
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc của HS (Đọc trôi chảy, lưu loát; tốc độ khoảng 110 tiếng/ 1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoanï văn dễ nhớ; hiểu ý nghĩa, nội dung chính bài thơ, bài văn đó.)
Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh
Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho dẫn chứng đó.
GD BVMT:Bảo vệ,động vật rừng.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: Thu thập, xử lí thông tin;kĩ năng hợp tác làm việc nhóm,hoàn thành bảng thống kê.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP: Trao đổi nhóm nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài:
a.khám phá:
Từ đầu năm đến nay, các em đã được học nhiều bài thơ, bài văn hay nói về cảnh đẹp của quê hương đất nước, về tình cảm sẽ chia, đùm bọc, yêu thương của nhân dân ta trong cuộc sống lao động, trong chiến đấu và trong xây dựng đất nước. Trong tiết ôn tập đầu tiên này, cô sẽ cho một số em kiểm tra để lấy điểm tập đọc. Sau đó các em sẽ lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
b.kết nối
 Tổ chức kiểm tra tập đọc và HTL:( Số lượng kiểm tra : Khoảng 1/ 3 số HS trong lớp.)
—Gọi từng HS lên bốc thăm (phiếu thăm ghi sẵn yêu cầu đọc đoạn (bài) và yêu cầu câu hỏi cần trả lời) 
— Cho HS đọc và trả lời câu hỏi. GV cho điểm (theo hướng dẫn của vụ GV tiểu học)
— Những HS chưa đạt yêu cầu GV dặn các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
Hướng dẫn làm bài tập
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
— GV nhắc lại yêu cầu.
— Cho HS làm bài (GV chia lớp thành 5 hoặc 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài)
— Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 GIỮ LẤY MÀU XANH
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ 
Văn Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV nhắc lại yêu cầu: Em phải đóng vai trò là người bạn để nhận xét về bạn nhỏ trong truyện Người gác rừng tí hon. Sau đó em lấy dẫn chứng để minh hoạ cho 
— Cho HS làm bài 
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại:
Nhận xét về cậu bé gác rừng: là người rất yêu rừng, yêu thiên nhiên. Bạn rất thông minh dũng cảm trong việc bắt bọn chặt gỗ để bảo vệ rừng.
Những dẫn chứng minh hoạ:
“Chộp lấy cuộn dây thừng......chặn xe”
“.....dồn hết sức xô ngã”.....
c.Thực hành: 
-Bảo vệ động vật, rừng,môi trường thiên nhiên.
d.Aùp dụng:
-Các em học được điềub gì qua bài học này?
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm.
GD BVMT: Bảo vệ động vật, rừng.
— HS lắng nghe.
— HS lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút(HSKG biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoanï văn dễ nhớ và biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài)
— HS đọc và trả lời câu hỏi
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Các nhóm làm vào phiếu, xong đem dán phiếu lên bảng. Lớp nhận xét .
— 1 HS đọc lớp lắng nghe
— HS làm bài cá nhân
— Một số HS phát biểu ý kiến 
— Lớp nhận xét
-HS lắng nghe và thực hiện
-HS Phát biểu.
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra lấy đểm kĩ năng đọc thành tiếng cho HS(Đọc trôi chảy, lưu loát; tốc độ khoảng 110 tiếng/ 1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoanï văn dễ nhớ; hiểu ý nghĩa, nội dung chính bài thơ, bài văn đó.)
Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người
Biết nói về cái hay của những câu thơ thuộc chủ đểm mà em thích để nhận được sự tán thưởng của người nghe.
GD BVMT.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG: Thu thập, xử lí thông tin;kĩ năng hợp tác làm việc nhóm,hoàn thành bảng thống kê.
III.PHƯƠNG PHÁP:trao đổi nhóm nhỏ
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
— 5, 6 tờ giấy khổ to và bút dạ để các nhóm HS làm bài
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bài mới:
a.khám phá:
Những em đã kể trên trong tiết ôn tâp trước nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay cô sẽ cho kiểm tra lấy điểm. Đồng thời một số em chưa kiểm tra cô cũng sẽ cho kiểm tra. Sau đó các em sẽ ôn luyện thông qua việc làm một số bài tập.
b.Kết nối
 Kiểm tra tập đọc và HTL( Số HS kiểm tra: 1/3 tổng số HS trong lớp và những HS kiểm tra ở tiết trước nhưng chưa đạt.)
— Cách tiến hành như tiết 1.
Bài tập 1:
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV nhắc lại yêu cầu.
— Cho HS làm bài tập (GV phát giấy và bút dạ cho các nhóm)
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
— HS lắng nghe
— HS lần lượt bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Các nhóm thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
— Đại diện các nhóm dán phiếu làm bài lên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun – tôn Uôc – slê 
Văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ
3
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
Văn 
c.thực hành:
Bài tập 2:
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Các em đọc lại 2 bài thơ: Hạt gạo làng ta và Về ngôi nhà đang xây.
Chọn những câu thơ trong 2 bài em thích
Trình bày những cái hay trong những câu thơ em đã chọn để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.
— Cho HS làm bài và phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét và khen nhhững HS lý giải hay, có sức thuyết phục.
d.Áp dụng
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 2
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS đọc thầm lại 2 bài thơ —> làm bài.
— Một số HS phát biểu về những câu thơ mình chọn và chỉ ra được những cái hay của các câu thơ đó
— Lớp nhận xét.
-Nói điều các em học qua giờ học.
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
TIẾÂNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra lấy điểm kỹ năng đọc thành tiếng của HS trong lớp(Đọc trôi chảy, lưu loát; tốc độ khoảng 110 tiếng/ 1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoanï văn dễ nhớ; hiểu ý nghĩa, nội dung chính bài thơ, bài văn đó.)
Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
GD BVMT:phải biết khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Một vài tờ giấy khổ to, băng dính, bút dạ để các nhóm làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục được kiểm tra để lấy điểm tập đọc. Sau đó dựa và những kiến thức đã học, các em lập một bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL( Số lượng HS kiểm tra: tất cả HS nào chưa có điểm tập đọc.)
— Tiến hành như tiết 1.
3. Bài tập:
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. GV giải nghĩa rõ: sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển.
— Cho HS làm bài (GV phát giấy, bút dạ, băng dính cho các nhóm làm việc)
— Cho HS trình bày bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
— HS lắng nghe.
— HS lầân lượt lên kiểm tra(HSKG biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoanï văn dễ nhớ và biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài)
.— 1 HS* đọc.
__ Lớp lắng nghe.
— Cá nhóm làm bài vào giấy
— Đại diện các nhóm lên dán bài làm lên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thủy quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí)
Con người; rừng; thú (hổ, báo, các, chồn, khỉ, hưu nai, rắn, thằn lằn, dê, bò, ngựa); chim (cò, vạc, sếu, đại bàng...); cây lâu năm (lim, gụ, sến, táu...); câu ăn quả (cam, quýt, xoài...); cây rau (rau muống, rau cải, rau ngót...)
Trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn; chống đánh cá bằng mìn, bằng điện ; chống săn bắn thú rừng, chống buôn bán động vật.
Sông, suối, ao hồ, biển, đại dương, khe,thác,ngòi,kênh, mương rạch, lạch
Giữ sạch nguồn nước,khoang giếng xây dựng nhà máy nước, nhà máy lọc nước.
Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu...
Lọc khói công  ...  = = = = = = = = = = = =
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 4
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra lấy điểm kỹ năng học thuộc lòng của HS trong lớp(Đọc trôi chảy, lưu loát; tốc độ khoảng 110 tiếng/ 1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoanï văn dễ nhớ; hiểu ý nghĩa, nội dung chính bài thơ, bài văn đó.)
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken; tốc độ viết khoảng 95 chữ/phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Vở bài tập Tiếng Việt (hoặc vở Chính tả nếu có)
	— Vở HS(nêu chưa co vở bài tập)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
Trong 3 tiết ôn tập trước các em đã được kiểm tra lấy điểm tập đọc. Hôm nay các em sẽ bắt đầu được kiểm tra để lấy điểm học thuộc lòng. Sau đó chúng ta sẽ ôn luyện chính tả qua bài chính tả nghe viết Chợ Ta-sken.
2. Kiểm tra Tập đọc – HTL:
— Số lượng HS kiểm tra: 1/3 tổng số HS trong lớp.
— Cách tiến hành như tiết 1.
3. Hướng dẫn HS nghe viết bài Chợ Ta-sken
a/ Hướng dẫn chính ta:
— GV đọc một lượt bài chính tả.
— GV nói về nội dung bài chính tả: Bài văn tả cảnh Chợ Ta-sken, và tả trang phục của người Ta-sken, và tả trang phục của người dân Ta-sken thủ đô nước U-dơ-bê-ki-stan.
b/ Cho HS viết chính tả:
— GV đọc đúng từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết chính tả (đọc 2 lượt)
c/ Chấm, chữa bài:
— GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt...
— GV chấm, chữa bài cho HS...
4. Củng cố – Dặn dò:
—GV nhận xét tiết học.
.
— HS lắng nghe.
— HSKG lần lượt lên đọc thuộc lòng những khổ thơ, bài thơ hoặc đoạn văn.
— HS lắng nghe
— HS viết chính tả.
— HS tự soát lỗi 
Rút kinh nghiêm:
.
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 5
I. MỤC TIÊU:
__Biết làm một bài văn viết thư gửi người thân ở xa kể lại kết qua ûhọc tập, rèn luyện của bản thân trong HKI, có bố cục 3 phần chặc chẽ, 
-- Biết cách trình bày một lá thư, cách xưng hô trong thư, xác định được nội dung chính mà đề yêu cầu.
-- GD HS biết yêu quý mọi người.
II.KĨ NĂNG SỐNG:Thể hiện sự cảm thông,đặt mục tiêu.
III.PHƯƠNG PHÁP:Rèn luyện theo mẫu
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ ghi phần Gợi ý trong SGK.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bài mới:
a.khám phá:
Chúng ta ôn luyện về tập làm văn dưới hình thức làm một bài văn cụ thể.
b.Kết nối:
— GV viết đề bài lên bảng.
— GV nhắc lại yêu cầu của bài và lưu ý các em về những từ ngữ quan trọng của đề bài.
c.Thực hành
— Cho HS làm bài.
— GV thu bài vào cuối giờ (có thể chấm nhanh một số bài)
d.øÁp dụng:
— GV nhận xét tiết học.
— Dặn HS về nhà đọc trước bài thơ Chiều biên giới.
__ HS lắng nghe
__ HS* đọc, lớp đọc thầm đề bài + gợi ý.
— HS làm bài.
-HS Nói điều các em học qua giờ học
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 6
I. MỤC TIÊU:
-Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng(Đọc trôi chảy, lưu loát; tốc độ khoảng 110 tiếng/ 1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoanï văn dễ nhớ; hiểu ý nghĩa, nội dung chính bài thơ, bài văn đó.)
-Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ và băng dính và 1 tờ giấy khổ to đã Phô-tô-cô-pi bài tập cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay, ngoài việc cho các em chưa có điểm được thống kê hết, các em sẽ được ôn luyện một cách tổng hợp để bài kiểm tra cuối năm các em có kết quả tốt hơn.
2. Kiểm tra Tập đọc và HTL:
Cách tiến hành như tiết 1
3.Bài tập:
— Cho HS đọc bài thơ.
__ Cho HS trả lời câu hỏi 
1/ Câu hỏi 1
— GV nhắc lại yêu cầu cho HS làm bài và trình bày kết quả (GV dán giấy lên bảng cho HS làm bài).
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Từ đồng nghĩa với biên cương: biên giới
2/ Câu 2 (làm như câu 1)
GV chốt lại: Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
3/ Câu 3
GV chốt lại: Trong bài thơ có 2 đại từ. Đó là em và ta.
4/ Viết câu
— GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay.
3. Củng cố- dặn dò:
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở.
— HS lắng nghe.
__ HS đọc bài và trả lời câu hỏi
— HSTB đọc yêu cầu và bài thơ Chiều biên giới(1 HS đọc thành tiếng—cả lớp đọc thầm)
— HS đọc lại câu hỏi 1.
— HS làm bài và trình bày kết quả.
— Lớp nhận xét.
— HS phát biểu
— HS viết và đọc câu mình viết.
Rút kinh nghiêm:
..
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 7
BÀI LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra đọc: Đọc hiểu bài văn miêu tả dòng sông, cánh buồm...
Biết làm bài tập lựa chọn câu trả lời đúng. Biết đặt tên cho bài văn, biết tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, quan hệ từ...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ ghi các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về quê hương. Hôm nay cô cùng các em theo dòng kỉ niệm của nhà văn Đăng Sơn về với dòng sông quê hương, với những cánh buồm xinh đẹp trên dòng sông quê hương tác giả qua phần ôn luyện đọc hiểu bài văn...
— Cả lớp đọc bài văn.
— GV lưu ý HS:
Các em chú ý đền đặc điểm của dòng sông cả 4 mùa.
Chú ý màu sắc của cánh buồm.
— Chú ý những từ đồng nghĩa có trong bài.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm câu 1 
— Cho HS đọc yêu cầu câu 1
— GV nhắc lại yêu cầu. 
— Cho HS làm việc (GV đưa bảng phụ ghi sẵn bài tập lên)
— GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng:
Ý b: Những cách buồm
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm câu 2
Cách tiến hành như câu 1
GV chốt lại ý đúng.
Ý a: Nước sông đầy ắp.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm câu 3
Ý đúng: Ý c: Màu áo của những người thân trong gia đình.
HĐ 4: Hướng dẫn HS làm câu 4
Ý đúng: Ý c: Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
HĐ 5: Hướng dẫn HS làm câu 5
Ý đúng: Ý b: cánh buồm căng buồm như ngực người khổng lồ.
HĐ 6: HS HS làm câu 6
Ý đúng: Ý b: Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.
HĐ 7: làm câu 7
Ý đúng: Ý b : có 2 từ. Đó là các từ: lớn, khổng lồ.
HĐ 8: Làm câu 8
Ý đúng: Ý b: có 2 cặp từ trái nghĩa. Đó là:
Lên—về (đồng nghĩa với xuống)
Ngược—xuôi
HĐ 9: Làm câu 9
Ý đúng: Ý c: Đó là các từ: Còn, thì, như.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài văn, xem lại các bài tập đã làm.
—1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
—1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
— 1 HS lên bảng dùng phấn màu đánh dấu nhân (X) trước chữ a, b, c ở câu em cho là đúng.
— HS dùng viết chì đánh dấu trong SGK.
— Lớp nhận xét.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
HS đánh dấu câu đúng vào SGK.
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 8
BÀI LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Kiểm tra viết:
Nắm vững được bài văn tả người thông qua một bài làm cụ thể tả một người thân đang làm việc.
Viết được một bài văn tả người theo nội dung yêu cầu của đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ ghi dàn ý bài văn tả người
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
Đây là tiết ôn tập cuối cùng của Học Kỳ I. trong tiết này các em sẽ được luyện tập dưới hình thức làm một bài văn cụ thể về tả người. Từ bài làm cụ thể này, các em sẽ được củng cố, khác sâu kiến thức về nội dung, hình thức của một bài văn tả người.
2.Hướng dẫn chung
— GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
— GV đưa bảng phụ đã ghi dàn ý bài văn tả người lên.
3. Cho HS làm bài.
— GV tạo không khí yên tĩnh cho HS làm bài.
— GV thu bài cuối giờ.
4.Củng cố –dặn dò:
— GV nhận xét tiết học.
— Dặn HS về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập.
— HS lắng nghe.
— 1 HS* đọc đề bài 
— 1 HSTB đọc dàn ý, lớp lắng nghe.
— HS làm bài.
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 18.doc