Giáo án Tin học quyển 3

Giáo án Tin học quyển 3

I. Mục tiêu:

 - Ôn tập cho HS những kiến thức cơ bản đã học trong quyển 2

 - HS nắm được các khái niệm cở bản như:Máy tính là công cụ xử lí thông tin, nhận biết được các thiết bị lưu trữ và sử dụng được chúng, nhận biết được các dạng thông tin cơ bản .

 II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Giáo án, máy vi tính, SGV, SGK.

- Học sinh: vở, sách giáo khoa, kiến thức liên quan.

 III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Bài mới:

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1133Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học quyển 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:	 Ngày soạn: 17/08/2011
Tiết 01+02	 Ngày dạy:18/08/2011
	 	Chương 1: Khám phá máy tính
Bài 1: Những gì em đã biết
 I. Mục tiêu:
 - Ôn tập cho HS những kiến thức cơ bản đã học trong quyển 2
 - HS nắm được các khái niệm cở bản như:Máy tính là công cụ xử lí thông tin, nhận biết được các thiết bị lưu trữ và sử dụng được chúng, nhận biết được các dạng thông tin cơ bản.
 II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Giáo án, máy vi tính, SGV, SGK.
Học sinh: vở, sách giáo khoa, kiến thức liên quan.
 III. Hoạt động dạy và học
Ổn định lớp
Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đặt câu hỏi, gợi ý và nhắc lại cho HS
Máy tính giúp em những gì?
Chương trình là gì?
Em hãy nêu các dạng thông tin cơ bản?
Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin?
Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?
Màn hình máy tính dùng để làm gì?
 - Giải bài tập 1,2,3,4,5 SGK
 - Xử lí thông tin, giúp em học và giải trí, giúp liên lạc với bạn bè
 - Là những lệnh do con người viết và được lưu trên các thiết bị lưu trữ. Máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình do con người viết ra.
 - Dạng văn bản (chữ và số), dạng âm thanh, dạng hình ảnh. 
 - Đĩa mềm, đĩa CD và các thiết bị nhớ flash.
- Thường được chia làm 4 bộ phận chính: màn hình, thân máy, chuột và bàn phím
 - Hiển thi kết quả làm việc của máy tính
- Làm bài tập trên bảng con theo nhóm, thi "ai nhanh ai đúng"
Tiết 2: 
- Chia 3 nhóm thực hành khởi động máy tính, khởi động phần mềm logo 
để thực hiện một số lệnh đơn giản 
- HS thực hành theo nhóm: Bật máy tính và quan sát quá trình khởi động 
của máy tính. Chờ đến khi máy tính đã sẵn sàng, khởi động phần mềm Logo: 
 + Nhận biết lại màn hình chính và ngăn gõ lệnh của Logo.
+ Gõ lệnh FD 100 vào ngăn gõ lệnh và nhấn phím Enter
+ Khi máy tính thực hện lệnh trên, cho biết thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tốt
Dặn HS về xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. Bài học kinh nghiệm:
 Tuần 2: Ngày soạn: 24/08/2011
 Tiết 03+04 Ngày dạy: 25/08/2011
Bài 2: Thông tin được lưu trữ trên máy tính như thế nào?
 I. Mục tiêu:
HS nhận biết được vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính. 
HS biết được khái niệm ban đầu về tệp và thư mục.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Giáo án, máy vi tính, SGV, SGK.
Học sinh: vở, sách giáo khoa, kiến thức liên quan.
 III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 a) Máy tính giúp em những gì?
 b) Em hãy nêu các dạng thông tin cơ bản?
 c) Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin?
 d) Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?
2. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV cho HS đọc nội dung trong SGK
1. Tệp và thư mục
- GV: Đưa hình ảnh sách vở để lộn xộn trên một chiếc bàn. Và một ảnh sách vở được sắp xếp theo từng loại và để theo từng ngăn riêng.
- GV hỏi HS:
- Theo em, sách vở để như trên hình nào dễ tìm hơn?
 - GV: Tương tự, để dễ tìm thông tin trong máy tính cũng cần được sắp xếp một cách có trật tự.
- Biểu tượng của thư mục có hình dáng như một kẹp giấy.
- Giống như một ngăn sách có thể chứa các ngăn nhỏ hơn, thư mục cũng vậy cũng có thể chứa nhiều thư mục con bên trong.
 - Thông tin trong máy tính thường được lưu ở đâu?
 - Em hãy cho ví dụ về tệp
 - Các tệp thường được lưu ở đâu?
 - Em hãy cho ví dụ về thư mục
 2. Xem các thư mục và tệp:
- GV: Vậy làm thế nào để xem được các thư mục?
 GV hướng dẫn tỉ mỉ cho HS cách mở xem thư mục trong máy tính, GV thực hành mẫu
- HS trả lời ảnh sách vở được sắp xếp theo từng loại và để theo từng ngăn riêng thì dễ tìm hơn.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- Thông tin trong máy tính được lưu trữ trong các tệp,mỗi tệp có một tên tệp để phân biệt
 - Tệp chương trình, tệp hình vẽ, tệp văn bản
 - Các tệp được lưu trữ trong các thư mục, mỗi thư mục có tên riêng để lưu trữ.
 Để xem được các thư mục và tệp có trong máy tính,em nháy chuột vào tệp hoặc thư mục muốn xem.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV
Tiết 2: Thực hành
 - GV phân nhóm
 - HS thực hành
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tốt
Dặn HS về xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Tuần 3 Ngày soạn: 30/08/2011
Tiết 05+06	 Ngày dạy: 01/09/2011
Bài 3: Tổ chức thông tin trong máy tính
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách mở tệp đã có trong máy tính, lưu kết quả làm việc trên máy tính.
Biết được cách lưu trữ và tổ chức thông tin trong máy tính một cách khoa học, có hệ thống.
Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá tìm tòi học hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Giáo án, máy vi tính, SGV, SGK.
Học sinh: vở, sách giáo khoa, kiến thức liên quan.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 a) Thông tin trong máy tính thường được lưu ở đâu?
 Em hãy cho ví dụ về tệp ? Em hãy cho ví dụ về thư mục?
 b) Thực hành xem các thư mục, tệp theo yêu cầu của GV? 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV: Cùng học với máy tính, có thể em đã tạo ra các tệp: tệp văn bản, tệp hình vẽ, khi cần em có thể mở lại những tệp đó để sửa đổi.
Để mở một tệp (văn bản hay hình vẽ) đã được lưu trên máy tính, em cần nhớ tên thư mục chứa tệp đó.
GV: ? Em hãy nêu cách lưu văn bản.
HS: 
GV: củng cố lại 
Để lưu văn bản đang soạn thảo hoặc hình ảnh đang vẽ trên máy tính, ta nhấn đồng thời hai phím Ctrl và S. Văn bản hoặc hình ảnh sẽ được lưu vào một tệp, trong một thư mục nào đó.
Sau đây cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu cách lưu các tệp.
Làm thế nào để các tệp văn bản, hình ảnh, mà ta vừa tạo ra được sắp xếp một cách ngăn nắp, khoa học.
=> Lưu vào các thư mục riêng.
Kết quả làm việc trên máy tính ngày càng nhiều. Để thuận tiện cho việc tìm về sau, ta sẽ cần một thư mục riêng lưu giữ các kết quả đó.
Mở tệp đã có trong máy tính
Để mở tệp đã có trong máy tính ta làm theo các bước sau:
B1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng My Computer 
B2: Nháy vào nút Folder 
B3: Nháy chuột trên thư mục chứa tệp cần mở.
B4: Nháy đúp chuột trên biểu tượng tệp cần mở.
2. Lưu kết quả làm việc trên máy tính.
Nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl và S sau đó thực hiện theo các bước sau:
B1: Nháy đúp chuột trên biểu tượng ổ đĩa chứa thư mục em cần lưu kết quả.
B2: Nháy đúp chuột trên biểu tượng của thư mục.
B3: Gõ tên tệp và nháy nút Save.
Chú ý: Sau khi nháy đúp để mở một thư mục, em có thể mở tiếp các thư mục con bên trong nó.
Ta có thể lưu tệp trên đĩa cứng, đĩa mềm hay thiết bị nhớ flash, nhưng không lưu được trên đĩa CD. Muốn ghi thông tin trên đĩa CD người ta cần phần mềm đặc biệt khác.
3.Tạo thư mục riêng của em.
B1: Vào ổ đĩa cần tạo thư mục
B2: Nháy nút phải chuột trong ngăn bên phải cửa sổ.
B3: Trỏ chuột vào new.
B4: Nháy vào Folder
B5: Gõ tên cho thư mục rồi nhấn phím Enter.
Thực hành:Cho học sinh làm bài tập. lên phòng máy thực hành:
TH1: Khởi động máy tính. Nháy đúp chuột vào biểu tượng My computer trên màn hình nền, tìm thư mục có chứa một tệp văn bản hay tệp hình vẽ em đã tạo và lưu trong máy tính. Sau đó nháy đúp chuột để mở tệp đó.
TH2: Tạo một tệp văn bản hoặc tệp hình vẽ và lưu tệp đó trong một thư mục đã có sẵn trên máy tính.
TH3: Tạo một thư mục mới và đặt tên cho thư mục đó. Sau đó tạo tệp văn bản hoặc tệp hình vẽ và lưu tệp đó trong thư mục em mới tạo được.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tốt
Dặn HS về xem kĩ bài vừa học, tập thao tác tốt các mục vừa học và chuẩn bị bài mới.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Tuần 4	 Ngày soạn: 07/09/2011
Tiết 07+08	 Ngày dạy: 08/09/2011
	Em tập vẽ
Bài 1: Những gì em đã biết
A. Mục tiêu:
Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học về phần mềm đồ hoạ paint.
Nhận biết các công cụ vẽ, sử dụng thành thạo hơn với chuột.
Rèn tư duy logic, khả năng vẽ hình, tính linh hoạt.
B. Đồ dùng:
 - Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, phòng máy.
	Học sinh: vở, sách giáo khoa, kiến thức liên quan.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp: 
	I. Ổn định lớp:
Lớp
Sĩ số
Vắng
5A
5B
5C
	II. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong giờ.
	III. Bài mới
GV: ? Để khởi động phần mềm paint ta làm thế nào
HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.
Để gợi nhớ kiến thức cho HS , GV đưa ra hệ thống câu hỏi-HS trả lời.
Sao chép, di chuyển hình.
? Trong số các công cụ dưới đây, hãy chỉ ra công cụ dùng để chọn vùng sao chép.
? Trong hai biểu tượng sau, biểu tượng nào được gọi là biểu tượng trong suốt?
 	? Nêu sự khác nhau giữa việc sao chép hình có sử dụng biểu tượng trong suốt và sao chép hình không sử dụng biểu tượng trong suốt?
Thực hành: Mở tệp dongho.bmp. Bằng cách sao chép và di chuyển hình, hãy ghép các mảnh của hình 17a thành bức tranh dân gian Đông Hồ như trong hình17b.
Vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
? Trong số các công cụ dưới đây, hãy chỉ ra công cụ dùng để vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
? Trong số các công cụ dưới đây, hãy chỉ ra công cụ dùng để vẽ hình chữ nhật tròn góc.
Thực hành: Dùng công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông, công cụ tô màu và cách sao chép hình để tạo các mẫu trang trí như hình 31.
Vẽ hình e-líp, hình tròn.
? Trong số các công cụ dưới đây, hãy chỉ ra công cụ dùng để vẽ hình e líp.
? Khi sử dụng công cụ vẽ hình e-líp, em cần thêm thao tác nào để vẽ được hình tròn?
? Có những kiểu vẽ hình e-líp nào?
Thực hành:
Cho học sinh làm bài tập. lên phòng máy thực hành:
Mở tệp clock.bmp với hình chú gấu bông cho sẵn, em hãy vẽ chiếc đồng treo tường có hình nền là chú gấu bông theo các bước như sau:
GV hướng dẫn: Để vẽ hai hình tròn lồng vào nhau (như đường viền chiếc đồng hồ trên) em hãy vẽ hai hình tròn rời nhau, một hình tròn to và một hình tròn nhỏ hơn. Sau đó dùng công cụ chọn và biểu tượng trong suốt để di chuyển hình tròn nhỏ vào trong hình tròn to. Em hãy cố gắng đặt hai hình tròn cho cân xứng.
Tiếp tục dùng chức năng sao chép ‘trong suốt’ để di chuyển chú gấu vào trong mặt đồng hồ.
Cuối cùng vẽ thêm kim đồng hồ và đánh dấu vị trí các con số. Em có thể vẽ các chi tiết này ở một nơi khác rồi dùng chức năng sao chép “trong suốt” để di chuyển chúng vào trong mặt đồng hồ.
IV. Củng cố: Nhận xét ưu, nhược điểm.
V. Hướng dẫn về nhà: 
Tìm hiểu lại các công cụ vẽ
D. Bài học kinh nghiệm:	
Tuần 5	 Ngày soạn: 14/09/2011
Tiết 09+10	 Ngày dạy: 15/09/2011
Em tập vẽ
Bài 2: Sử dụng bình phun màu
A. Mục tiêu:
- HS biết cách sử dụng bình xịt màu
- Biết kết hợp với các công cụ khác để vẽ hình hoàn chỉnh, có tính thẩm mĩ cao.
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
- Giáo dục tính sáng tạo, phát triển tư duy.
B ... . Nội dung bài kiểm tra.
Yêu cầu học sinh thực hành trên máy tính với yêu cầu sau:
Dùng tất cả những công cụ mà em đã được học trong chương trình vẽ hình panit để vẽ một bức tranh sân trường em trong giờ ra chơi.
III. Bài học kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần 10: Ngày soạn: 18/10/2011
Tiết 19 Ngày dạy: 20/10/2011
Chương 3: Chơi và học cùng máy tính
Bài 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 5(Tiết 1)
I. Mục đích
- Giới thiệu phần mềm cùng học toán 5
- Màn hình khởi động chính của phần mềm
- Làm quen với phần mềm
- I. Đồ dùng
- Giáo viên: SGK, G.a, bảng, phấn, máy tính- phần mềm Learning Math 5
- Học sinh : SGK, vở, bút
III. Hoạt động dạy học
ổn định tổ chức.
kiểm tra bài cũ :
bài mới
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Gới thiệu phần mềm Cùng học toán 5 
h/s đọc thầm(3’)
Giới thiệu
- Cùng học toán 5 là phần mền giúp em học, ôn luyện và làm bài tâp môn toán.
- Em sẽ được học ôn luyện các phép toán thập phân, phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- Phần mềm giúp em luyện tâp chuột và các thao tác giao tiếp, hội thoại với máy tính.
2. Màn hình khởi động
Giới thiệu biểu tượng toán 5.
Em làm thế nào để mở được phần mềm?
- Nhấn đúp biểu tượng để khởi động phần mềm
Em quan sát màn hình chính có những đặc điểm gì? 
Chốt:
- Cùng học toán Learning Math 
- Có cổng, trên cổng có chữ “Bắt đầu” em nhấn vào chữ bắt đầu để vào màn hình luyện tập.
- Dấu x để kết thúc phần mềm.
Quan sát 38/T40
Các nút lệnh của phần mềm gồm có 11 nút lệnh.
h/s nêu các nút lệnh và chức năng của nút lệnh.
Thực hành (10’)
Khởi động phần mềm Learning Math 
Quan sát màn hình chính
Quan sát + Bao quát lớp
Hướng dẫn học sinh kém
Nhận xét chung
1.Gới thiệu phần mềm Cùng học toán 5 
Lắng nghe
1-2 h/s nêu
2. Màn hình khởi động
h/s quan sát màn hình
1h/s trả lời
Ghi bài
Quan sát h37/40
1-2 h/s trả lời
Quan sát
1-2 h/s nêu
Thực hành (10’)
Thực hành
IV. Củng cố, dặn dò(3’)
- Biểu tượng của phần mềm cùng học toán 5
- Nhấn đúp để khởi động phần mềm
- Học bài.
V. Bài học kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần :10
Tiết 20 Bài 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 5 (Tiết 2)
I. Mục đích - Màn hình khởi động chính của phần mềm
 - Các bước thực hiện một bài toán
 - Thực hành
- II. Đồ dùng
- Giáo viên: SGK, G.a, bảng, phấn, máy tính- phần mềm Learning Math 5
- Học sinh : SGK, vở, bút
III. Hoạt động dạy học
1 .ổn định tổ chức
2 .Kiểm tra bài cũ. -Lợi ích của phần mềm cùng học toán 5?
Trả lời:
- Học, ôn luyện và làm bài tập mon toán.
- ôn luyện các phép toán, phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- PNC mềm giúp em luyện tập chuột và các thao tác giao tiếp, hội thoại với máy.
3 .Bài mới.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Thực hiện một bài toán.
Đọc
Khởi động phần mềm
Hướng dẫn học sinh quan sát màn hình chính.
- Điểm số
- Đề bài
- Các nút số và kí hiệu cần nhập
- Các nút lệnh điều khiển
- Khu vực hiện đáp số
- Khu vực tính toán
Các nút lệnh điều khiển trong quá trình làm bài?
 Thực hiện một bài toán.
Đọc thầm
Lắng nghe, quan sát
IV. Củng cố, dặn dò(3’)
- Biểu tượng của phần mềm cùng học toán 5
- Nhấn đúp để khởi động phần mềm
- Học bài.
V. Bài học kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần :11 Ngày soạn: 25/10/2011
 Ngày dạy: 27/10/2011
Tiết :21 Bài 2: Học xây lâu đài trên cát bằng
phần mềm Sand Castle builder(Tiết 1)
I. Mục đích
- Giới thiệu phần mềm Sand Castle builder
- Màn hình khởi động chính của phần mềm
- Giúp luyện tập thao tác sử dụng chuột.
- Các công cụ làm việc chính
II. Đồ dùng
Máy tính- phần mềm Sand Castle builder
III. Hoạt động dạy – học
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Gới thiệu phần mềm.(3’)
h/s đọc
Giới thiệu:
- Sand Castle builder giúp em thiết kế và xây dựng nên ngôi nhà, thành luỹ, lâu đài nguy nga bằng cát
- Sand Castle builder giúp em rèn luyện được khả năng tư duy, ý thức tìm tòi sáng tạo trong công việc của mình.
2. Màn hình khởi động(5-7’)
Biểu tượng phần mềm
Quan sát biểu tượng trên màn hình.
Gv mở phần mềm
Quan sát màn hình khởi động.
Em hãy nêu đặc điểm của màn hình?
- Có dòng chữ Play Sand Castle builder 
- Có chữ Exit.
Gv thực hành
Nhấn vào chữ: Play Sand Castle builder.
Quan sát màn hình chính là một bài cát(H43/SGK/46)
Quan sát màn hình em hãy nêu đặc điểm của màn hình?
- Xô không có cát góc trái dùng để xoá các lệnh và thoát khỏi màn hình.
- Xô có cát bên phải là nơi chọn các công cụ và thiết bị xây nhà.
- Bãi cát là nơi xây dựng các ngôi nhà và thành luỹ
Đọc
3. Các công cụ làm việc chính(10’)
Quan sát:- Xô không có cát 
Em nhấn vào xô không có cát
góc trái, có chữ Exit là lệnh xoá và thoát khỏi màn hình về màn hình khởi động chính.
Quan sát:- Xô có cát 
Em nhấn vào xô có cát
gócphải là lệnh xuất hiện thanh chứa các vật liệu xây dựng ngu khung nhà, ống khói, ống khói, cửa sổ
Muốn dùng thanh công cụ nào đó em nháy chuột lên biểu tượng của công cụ đó với kích thước khác nhau. H35
Học sinh thực hành theo sự
Thực hành (10-15’)
Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của cô giáo.
Thực hành với xô có cát 
Bao quát lớp
Hướng dẫn học sinh chậm
Nhận xét chung
1.Gới thiệu phần mềm.(3’)
Đọc thầm
1-2 h/s nêu
Lắng nghe
2. Màn hình khởi động(5-7’)
h/s màn hình
1-2h/s trả lời
H/s quan sát
H/s thực hành
H/s quan sát
1-2h/s 
Quan sát
Thực hành
3. Các công cụ làm việc chính(10’)
Đọc thầm
1-2h/s nêu
Quan sát+ Lắng nghe
Thực hành
 Thực hành (10-15’)
Quan sát+ Lắng nghe
 Thực hành
IV. Củng cố, dặn dò(3’)
- Biểu tượng của phần mềm Sand Castle builder 
- Nhấn đúp để khởi động phần mềm
- Các công cụ làm việc chính
- Học bài.
V. Bài học kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần :11
Tiết :22
Bài 2: Học xây lâu đài trên cát bằng
phần mềm Sand Castle builder (tiếp)
I. Mục đích
- Màn hình khởi động chính của phần mềm
- Giúp luyện tập thao tác sử dụng chuột.
- Các thao tác chính với công việc xây dựng
- Xây dựng thành luỹ, ngôi nhà.. hoàn chỉnh
II. Đồ dùng
Máy tính- phần mềm Sand Castle builder
III. Hoạt động dạy – học
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Để xuất hiện các công cụ xây dựng và để xuất hiện loại vật liệu này với kích thước khác nhau em dùng công cụ nào trên màn hình chính
Trả lời:
- Nháy chuột lên xô có cát.
- Muốn xuất hiện loại vật liệu này nhấn chuột lên thanh công cụ đấy.
3. Bài mới.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Các thao tác chính với công việc xây dựng (10’)
a. Đưa vật liệu công cụ vào cát.
Gv thực hành mẫu
- Kéo thả vật liệu vào khung màn hình chính.
- Kéo thả các công cụ vật liệu vào bãi cát rongkhung màn hình chính
- Với mỗi công cụ có ba hình tương ứng với ba kích thước khác nhau
b. Thay đổi vị trí trước, sau (trên,dưới) giữa các đối tượng.
Gv thực hành mẫu
Nếu muốn chuyển đối tượng từ phía trước ra phía sau hoặc ngược lại em phải thực hiện như thế nào?
Quan sát H47
- Nháy đúp chuột lên ngôi nhà.
- Nháy chuột lên mảnh tường đầu tiên.
c. Xoá 1 đối tượng và xoá toàn bộ làm lại từ đầu.
Gv thực hành mẫu
- Xoá 1 đối tượng em kéo thả đối tượng vào xô bên trái
d. Sử dụng các công cụ khác.
Gv thực hành mẫu
Nháy chuột lên xô không cát sau đó nháy chuột lên chữ Exit để thoát khỏi màn hình làm việc chính
2.Thực hành
Em hãy xây ngôi nhà, lâu dài, thành luỹ theo trí tưởng tượng của em bằng các công cụ có trong phần mềm.
Hướng dẫn + bao quát lớp 
Nhận xét Chung- cho điểm
1.Các thao tác chính với công việc xây dựng (10’)
a. Đưa vật liệu công cụ vào cát.
Ghi bài
Quan sát+ lắng nghe
b. Thay đổi vị trí trước, sau (trên,dưới) giữa các đối tượng.
Ghi bài
Quan sát+ lắng nghe
c. Xoá 1 đối tượng và xoá toàn bộ làm lại từ đầu.
Ghi bài
Quan sát+ lắng nghe 
d. Sử dụng các công cụ khác.
Ghi bài
Quan sát+ lắng nghe
2.Thực hành
IV. Củng cố, dặn dò(3’)
- Các thao tác chính với công việc xây, đưa vật liệu công cụ vào cát, thay đổi vị trí trước, sau (trên,dưới) giữa các đối tượng, xoá 1 đối tượng và xoá toàn bộ làm lại từ đầu.
- Học sinh thực hành xây lâu đài, ngôi nhà, thành luỹ
- Học bài.
V. Bài học kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin khoi 5 ki 1.doc