Giáo án Toán 5 - Bài: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng

Giáo án Toán 5 - Bài: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng

B. PHẦN THUYẾT MINH.

Lời dẫn :

 Khi bạn là một sinh viên, một cán bộ, một nhà khoa học hay một giáo viên, muốn trình bày vấn đề nào đó ( hay thuyết trình ) trước đám đông thì Microsoft Powerpoint ( là phần mềm nằm trong bộ công cụ Microsoft office, bên cạnh đó còn một số phần mềm khác ) sẽ giúp bạn làm những công việc đó đơn giản mà hiệu quả cao.

 Microsoft Powerpoint có hiệu quả mạnh về đồ họa & tạo các hiệu ứng ( Cho các đối tượng như: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, biểu đồ ) để đưa lên màn hình trình chiếu.

 Khi soạn một Bài giảng điện tử: Ta cần nắm rõ mục tiêu, sưu tầm đầy đủ các tư liệu, biết sử dụng phần mềm bằng kĩ năng, kĩ xảo một cách nhuần nhuyễn  Để từ đó thiết kế Bài giảng điện tử, nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tư duy nhanh chóng & bền vững.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 5 - Bài: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
– & —
TÊN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DỰ THI
Môn : Toán – Lớp 5.
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
Tên tác giả : Lư Thị Lựu.
Đơn vị : Trường Tiểu học Mong Thọ B3 – Châu Thành – Kiên Giang.
B. PHẦN THUYẾT MINH.
Lời dẫn : 
	Khi bạn là một sinh viên, một cán bộ, một nhà khoa học hay một giáo viên, muốn trình bày vấn đề nào đó ( hay thuyết trình ) trước đám đông thì Microsoft Powerpoint ( là phần mềm nằm trong bộ công cụ Microsoft office, bên cạnh đó còn một số phần mềm khác) sẽ giúp bạn làm những công việc đó đơn giản mà hiệu quả cao.
	Microsoft Powerpoint có hiệu quả mạnh về đồ họa & tạo các hiệu ứng ( Cho các đối tượng như: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, biểu đồ) để đưa lên màn hình trình chiếu.
	Khi soạn một Bài giảng điện tử: Ta cần nắm rõ mục tiêu, sưu tầm đầy đủ các tư liệu, biết sử dụng phần mềm bằng kĩ năng, kĩ xảo một cách nhuần nhuyễn Æ Để từ đó thiết kế Bài giảng điện tử, nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tư duy nhanh chóng & bền vững.
Mục tiêu bài giảng:
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Nội dung bài giảng:
Slides 1: Tiêu đề.
 Moân : Taäp ñoïc
Moân : Toán
Lôùp : 5
Ngöôøi soaïn : Lư Thị Lựu
Trường Tiểu học Mong Thọ B3
Ngöôøi dạy : Lư Thị Lựu
Slides 2,3: Kiểm tra bài cũ:
GV đưa sơ đồ( hình ảnh) minh họa, nêu lần lượt từng câu hỏi, HS trả lời. GV chốt lại bằng đáp án đúng và ghi điểm.
Slides 4: Bài mới: 
Giới thiệu bài: Thông qua việc kiểm tra bài cũ, liên hệ giới thiệu bài.
Bài tập 1a. : 
+ Đưa khung kẽ sẵn bảng đơn vị đo độ dài. 
+ HS nêu kí hiệu tên các đơn vị đo độ dài.
+ Hình thành mối liên hệ giữa các đơn vị đo liền nhau ( Lấy đơn vị mét làm chuẩn, đổi về đơn vị nhỏ liền kề, rồi đến đơn vị lớn liền kề: 1m = 10 dm; 1m = 0,1 dam ).
+ Tương tự lần lượt đổi các đơn vị lớn hơn mét, bé hơn mét.
Slides 5 : 
- Bài tập 1b. : 
+ Đưa khung kẽ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng. 
+ HS nêu kí hiệu tên các đơn vị đo khối lượng.
+ Hình thành mối liên hệ giữa các đơn vị đo liền nhau ( Lấy đơn vị Ki-lô-gam làm chuẩn, đổi về đơn vị nhỏ liền kề, rồi đến đơn vị lớn liền kề: 1kg = 10 hg; 1kg = 0,1 yến ).
+ Tương tự lần lượt đổi các đơn vị lớn hơn kg, bé hơn kg.
Slides 6 : 
- Bài tập 1c. : 
+ HS trả lời lần lượt 2 câu hỏi thông qua hình thức trắc nghiệm ( Chọn đúng, sai à GV chốt lại ).
Slides 7: 
HS nêu lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài và đo khối lượng liền kề à GV chốt lại.
Một HS điền mẫu ý đầu, các ý còn lại HS làm phiếu học tâp.
Slides 8: Bài tập 3a, 3b
- Giáo viên làm mẫu phân tích ý đầu tiên, chỉ cho HS thấy rõ:
5285m = 5000m + 285m. Từ đó HS điền vào mẫu như sau:
5285m = 5km + 285m =5,285km.
Các ý còn lại HS làm vào vở, 2 HS làm bảng phụ rồi trình bày à GV chốt lại.
Slides 9: Bài tập 3c
Tương tự, HS làm bảng con.
Slides 10: Củng cố
GV đưa ra hình thức câu trắc nghiệm chọn ý đúng sai, nhiều HS tham gia à GV chốt lại.
Slides 11: Dặn dò
Slides 12: Lời chúc
Æ Cách điều khiển: Kết hợp Mouse ( chuột ) & Keyboard ( bàn phím ). 
Slides 6 và Slides 10: Dùng chuột clíck vào câu trắc nghiệm để chọn đúng, sai.
Æ Các hiệu ứng sử dụng trong bài: 
Entrance ( hiệu ứng xuất hiện )
+ Dissolve : Tan từ từ và hiện ra
Exit ( hiệu ứng tắt )
+ Box out: Co lại và biến mất.
Emphasis ( Hiệu ứng nhấn mạnh )
+ Brush on Underline: Giả lập như có người gạch chân dòng chữ.
Motion Path: Di chuyển vật thể theo hướng chỉ định của người dùng.
Phương pháp giáo dục:
Trong toàn bài giảng là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học: Đàm thoại, giảng giải, trực quan, quan sát, phân tích, thực hành, động não và tuyên dương
Hiệu quả:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp khá hấp dẫn. Nó lôi cuốn mức độ tập trung cao của HS vào bài học. Các em bị thu hút bởi các hình vẽ minh họa sinh động mà cách dạy thông thường không có.Được làm quen với hình thức trắc nghiệm phong phú, các em sẽ nhớ bài lâu hơn, từ đó ứng dụng vào bài tập đạt hiệu quả cao hơn. 
Bên cạnh đó giảng dạy bằng giáo án điện tử, giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian trong tiết học, dành nhiều thời gian cho việc truyền thụ kiến thức bằng những cái cụ thể, kích thích tư duy & sự sáng tạo của học sinh. Qua đó các em có thể tự mình tìm tòi kiến thức thông qua những gì giáo viên đã cung cấp. Đồng thời giúp học sinh có những hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới xung quanh.
C. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM THI CƠ SỞ.
Ý kiến của hội đồng chấm thi cơ sở:	Tác giả
.
.
.
.
.
.	 Lư Thị Lựu

Tài liệu đính kèm:

  • docBẢNG THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ co slides.doc