Giáo án Toán 5 - Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình

Giáo án Toán 5 - Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình

Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình

I. Mục tiêu:

Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tính, diện tích, thể tích một số hình đã học.

II. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: Nêu quy tắc tính diện tích của hình chữ nhật, diện tích hình vuông đã học?

B. Ôn tập:

1. Ôn các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Y/c HS nhắc lại công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

GV vẽ hình - 1 số HS nêu - cả lớp nx.

 2. Thực hành: HDHS làm BT 1; 2; 3; - SGK

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 5 - Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: 
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tính, diện tích, thể tích một số hình đã học. 
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Nêu quy tắc tính diện tích của hình chữ nhật, diện tích hình vuông đã học?
B. Ôn tập: 
1. Ôn các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Y/c HS nhắc lại công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
GV vẽ hình - 1 số HS nêu - cả lớp nx.
 2. Thực hành: HDHS làm BT 1; 2; 3; - SGK
Bài 1: HS đọc bài toán.
GVHDHS tính S cần quét vôi bằng cách: Tính Sxq cộng S trần nhà rồi trừ S các cửa.
- 1 số HS nêu bài giải, cả lớp nx.
- GV chấm, chữa bài.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
- 1 HS làm ở bảng học nhóm.
- GV, cả lớp nx,chữa bài.
Bài 3: HS HS đọc bài toán.
GVHDHS trước hết tính thể tích bể nước sau đó tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể.
- GV chấm, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: 
GV nx tiết học.
D. Học thuộc các công thức vừa ôn, 
Ôn bài
* Diện tích xung quanh phòng học là:
 6 + 4,5 ) x 2 x 4 = 84 ( m2)
Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27( m2)
Diện tích cvần quét vôi là:
 84 + 27 - 8,5 = 102,5 ( m2)
* Thể tích cái hộp hình lập phương là:
 10 x 10 x 10 = 1000 ( cm2)
b. Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương.
Diện tích giấy màu cần là:
 10 x 10 x 6 = 600 ( cm2)
* Thể tích bể là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 ( m2)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 ( giờ )
- HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
 ***********************************************
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Chữa bài ở VBT.
B. Luyện tập: HDHS làm BT 1; 2; 3 - SGK.
Bài1: Y/c HS tính Sxq; Stp, ; V hình lập phương và hình hộp chữ nhật ( áp dụng trực tiếp số vào các công thức đã biết), rồi ghi kết quả vào ô trống ở bài tập.
- 1 số HS nêu, cả lớp nx.
- GV chấm, chữa bài.
Bài2: HS đọc đề toán rồi giải.
- GV gợi ý để HS biết cách tính chiều cao 
hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và S đáy của nó ( Chiều cao bằng thể tích chia cho S đáy).
- 1 HS làm vào bảng học nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
- GV châm 1 số bài.
- Cả lớp, GV nx, chữa bài.
Bài3: 1 HS đọc to đề.
GV gợi ý: Trước hết tính cạnh của khối gỗ ( 10 : 2 = 5 ). Sau đó tính Stp của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh Stp của 2 khối đó.
- 1 số HS trình bày bài giải, cả lớp nx, bổ sung.
- GV chấm, chữa bài.
GVHDHS nx: cạnh của hình lập phương gấp lên 2 lần thì Stp của hình lập phương gấp lên 4 lần. 
*a 
HLP
 (1)
 (2)
Độ dài cạnh
 12 cm
3,5cm
Sxq
 576 cm2
49cm2
Stp
 864cm2
73,5cm2
V
 1728 cm3
42,875cm3
b.
HHCN
 (1)
 (2)
Chiều cao
 5cm
0,6 m
Chiều dài
8cm
1,2m
Chiều rộng
6cm
0,5m
Sxq
140cm2
2,04m2
Stp
236cm2
3,24m2
V
240cm3
0,36m3
* Diện tích đáy bể là:
1,5 x 0,8 = 1,2 ( m2)
Chiều cao của bể là:
 1,8 : 1,2 = 1,5 ( m)
* Cạnh của khối gỗ là:
 10 : 2 = 5 ( cm)
Stp của khối nhựa hình lập phương là:
 ( 10 x 10) x 6 = 600 ( cm2)
Stp của khối gỗ hình lập phương là:
( 5 x 5) x 6 = 150 ( cm2)
Stp của khối nhựa gấp Stp của khối gỗ là:
 600 : 150 = 4 ( lần)
C.Củngcố, dặn dò:
 GV nx tiết học
D. Ôn bài.
 ********************************************************
Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Chữa bài ở VBT.
B. Luyện tập: HDHS làm BT 1; 2; 3 - SGK
Bài1: HS đọc bài toán.
GVHD tính chiều dài hcn khi biết chu vi và chiều rộng hcn đó. Từ đó biết được S hình chữ nhật và số kg rau thu hoạch được trên mảnh vườn hcn đó.
- 1 số HS nêu bài giải.
- Cả lớp nx bổ sung.
- GV chấm, chữa bài.
Bài 2: HS độc bài toán.
GVHD HS từ quy tắc tính Sxq của hình chữ nhật suy ra cách tính chiều cao của hcn ( c = Sxq : (a+b) x 2 )
- HS, GV chữa bài.
Bài 3: HS đọc bài toán, quan sát hình vẽ.
GVHD HS trước hết tính độ dài tghực của mảnh đất. Mảnh đất gồm mảnh hình chữ nhật và mảnh hình tam giác vuông. Từ đó tính được S cả mảnh đất.
- 1số HS trình bày bài giải.
Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV chấm, chữa bài 
C. Củng cố, dặn dò: GVNX tiết học
D. Làm bài ở vở bài tập.
* HS làm bài:
Nửa chu vi mảnh vườn hcn là:
 160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hcn là:
 80 - 30 = 50(m)
Diện tích mảnh vườn hcn là:
 50 x 30 = 1.500(m2)
Số ki- lô-gam rau thu hoạch được là:
 15 : 10 x 1.500 = 2.250 (kg)
* HS giải.
Chu vi đáy hình hộp cn là:
 (60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
 6.000 : 200 = 30(cm)
* Độ dài thực cạnh AB : 5 x1000 = 5000 (cm) = 50(m)
Độ dài thực cạnh BC : 2,5 x1000 = 2500 (cm) = 25(m)
Độ dài thực cạnh CD : 3 x1000 = 3000 (cm) = 30(m)
Độ dài thực cạnh DE : 4 x1000 = 4000 (cm) = 40(m)
Chu vi mảnh đất là:
50 + 25 +30 + 40 + 25 = 170(m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE:
 50 x 25 = 1250(m2)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE:
 50 x 25 = 1250(m2)
Diện tích mảnh đất hình tam giác CDE:
 30 x 40 : 2 = 600(m2)
Diện tích cả mảnh đất ABCDE:
 1250 + 600 = 1850(m2)
 ************************************************
Toán: Một số dạng bài toán đã học
I. Mục tiêu : Giúp HS: 
- Ôn tập, hệ thống 1 số dạng bài toán đã học. 
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn ở l5 (chủ yếu là p2 giải toán)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Chữa bài ở VBT.
B. Bài mới: 1. Tổng hợp 1 số dạng bài toán đã học 
- HS nêu các dạng bài toán đã học (như SGK)
2. Thực hành: HDHS làm bài tập1, 2, 3.
Bài 1: HS đọc đề toán, xác định dạng toán (tìm số trung bình cộng)
HDHS tìm số hạng thứ 3 trước(quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ 3) rồi mới tính trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quãng đường bao nhiêu km.
- HS nêu bài giải.
- Cả lớp, GV nx, chữa bài
Bài 2: HS đọc bài toán, phân tích bài toán 
GVHD HS đưa về dạng toán "Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó"
- 1 số HS nêu cách giải bài toán.
- HS trình bày bài giải.
- Cả lớp nx, bổ sung.
- GV chấm, chữa bài
Bài 3: HS đọc bài toán.
GV gợi ý: Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ, HS nên tóm tắt và giải bằng cách rút về đơn vị.
- GV chấm bài.
- 1 số HS nêu bài giải.
- Cả lớp, GV nhận xét , chữa bài.
C Củng cố, dặn dò:
 GV nx tiết học.
D. Nhớ cách làm các dạng toán đã học, 
- HS đọc bài tập, làm bài.
* Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ 3 là: (12+18): 2 = 15(km)
Trung bình mỗi giờ người đi xe đạp đi được quãng đường:
 (12+18+15):3 = 15 (km)
- HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
* HS làm bài
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 120 : 2 = 60 (m)
(Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m)
Ta có sơ đồ:
Chiều dài 
	60 m
Chiều rộng	10 m
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
 (60 + 10 ): 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 - 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 x 25 = 875 (m2)
*	Tóm tắt:
3,2 cm3 : 22,4g
4,5 cm3: ...g?
	Bài giải
 1 cm3 kim loại cân nặng là:
 22,4 : 3,2 = 7(g)
 4,5 cm3 kim loại cân nặng là:
 7 x 4,5 = 31,5(g)
 ******************************************************
Toán : Luyện tập 
I.Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải 1 số bài toán có dạng đặc biệt.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
B. Luyện tập: HDHS làm bài tập 1, 2, 3, 4
Bài 1: HS đọc bài toán, phân tích bài toán, xác định dạng toán (Tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó.)
- 1 HS nêu cách giải.
- 1 số HS trình bày bài giải.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chấm, chữa bài
Bài 2: HS đọc bài toán, phân tích bài toán.
GV gợi ý: Trước hết thìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó"( Tổng ở bài này là 35, tỉ số là )
- 1 số HS nêu bài giải.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chấm, chữa bài.
Bài 3: 1 HS đọc to bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Em giải bài toán bằng cách nào?
- 1 số HS nêu bài giải, cả lớp, GV nx, chữa bài.
Bài 4: HS đọc bài toán, quan sát biểu đồ để làm.
- HDHS quan sát biểu đồ tính số phần trăm HS lớp 5 xếp loại khá của trường Thắng Lợi.
- GV chấm 1 số bài.
- Cả lớp, GV chữa bài.
* HS làm bài: Ta có sơ đồ 
S D BEC 	13,6 cm2
S hình tứ giác ABED	
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là: 
 13,6 : (3-2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là: 
 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là: 
 27,2 + 40,8 = 68 (cm2)
* Ta có sơ đồ
Nam 	
	35 HS
Nữ 
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là: 
35 : (4 +3 ) x 3 = 15 (học sinh)
 Số HS nữ trong lớp là: 
35 - 15 = 20 (học sinh)
Số nữ nhiều hơn số nam là:
20 - 15 = 5 (học sinh)
Cách 2: Hiệu số nữ và nam là 1 phần; Tổng số HS là 7 phần (3 + 4 = 7)
Hiệu số HS nữ và HS nam là: 
35:7 = 5 (học sinh)
* Ôtô đi 75 km thì tiêu thụ hết số xăng:
12 : 100 x 75 = 9 (lít)
- Cách rút về đơn vị.
* Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng Lợi là: 100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% HS khá là 120 HS
Số HS khối 5 của trường là:
120 : 60 x 100 = 200 (học sinh)
Số HS giỏi là:
200 : 100 x 25 = 50 (học sinh)
Số HS trung bình là:
200 : 100 x 15 = 30 (học sinh)
C. Củng cố , dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
D. Ôn bài
 ******************************************* 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Toan 5 Tuan 33.doc