Giáo án Toán 5 - Tiết 105 đến tiết 175

Giáo án Toán 5 - Tiết 105 đến tiết 175

Tiết 105: diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp Chữ nhật

I. Mục tiêu:

Giúp HS ôn tập và rèn luyện kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập, sách giáo khoa, bảng phụu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động 1: Ôn các công thức tính.

Cho HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình đã học.

Bài 1: HS cần nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhât.

- HS tự làm bài.

- Gọi HS nêu kết quả.

Các bước giải:

Diện tích xung quanh của bể: ( 2 + 1) x 1,5 x 2 = 9 (m2).

Diện tích 5 mặt của bể: 9 + 2 x 1 = 10 (m2).

a. Khối lượng xi măng phải dùng: 2 x 11 = 22 (kg).

b. Thể tích trong lòng bể: 2 x 1 x 1,5 = 3 (m3).

3m3 = 3.000 dm3 = 3000l.

Số lít nước có trong bể: 300 : 5 x 4 = 2400 (l).

 

doc 100 trang Người đăng hang30 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 5 - Tiết 105 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ...... ngày .... tháng .... năm 2006 
Tiết 105: diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp Chữ nhật
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập và rèn luyện kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. Chuẩn bị: 
- Vở bài tập, sách giáo khoa, bảng phụu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động 1: Ôn các công thức tính. 
Cho HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình đã học.
Bài 1: HS cần nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhât. 
- HS tự làm bài. 
- Gọi HS nêu kết quả.
Các bước giải: 
Diện tích xung quanh của bể: ( 2 + 1) x 1,5 x 2 = 9 (m2). 
Diện tích 5 mặt của bể: 9 + 2 x 1 = 10 (m2).
a. Khối lượng xi măng phải dùng: 2 x 11 = 22 (kg).
b. Thể tích trong lòng bể: 2 x 1 x 1,5 = 3 (m3). 
3m3 = 3.000 dm3 = 3000l.
Số lít nước có trong bể: 300 : 5 x 4 = 2400 (l).
Bài 2: HS cần nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương. 
- HS tự làm.
- GV treo bảng phụ và chữa chung. 
+ Đối với hình (2): HS phải tính được độ dài cạnh theo cách sau: 
100 : 4 = 25 (cm2). Cạnh của (2) là 5cm vì 5 x 5 = 25 (cm2).
+ Đối với hình (3): HS phải tính được độ dài cạnh theo cách sau: 
96 : 6 = 16 (cm2). Cạnh của (3) là 4cm vì 4 x 4 = 16 (cm2).
Bài 3: HS đọc đề. 
- Cho HS thảo luận trong bàn. 
- Nêu cách làm GV hướng dẫn HS cách làm cụ thể hay khái quát. 
Thể tích hình 1: 6 x 4 x 2 = 48 (m3). 
Thể tích hình 2: 3 x 2 x 1 = 6 (m3).
Chiều dài hình 1 gấp 2 lần chiều dài hình 2 (vì 6:3 = 2 lần). 
Chiều rộng hình 1 gấp 2 lần chiều rộng hình 2 (Vì 4 : 2 = 2 lần). 
Chiều cao hình 1 gấp 2 lần chiều cao hình 2 (vì 2 : = 2 lần).
Thể tích hình 1 gấp 8 lần thể tích hình 2 (Vì 48 : 6 = 8 lần).
Có thể nêu nhận xét: 2 x 2 x 2 = 8. Do đó các kích thước hình 1 đều gấp 2 lần cách kích thước hình 2 thì thể tích 1 gấp 8 lần thể tích hình 2. 
HĐNT: Về nhà làm bài tập trong SGK
Thứ ...... ngày .... tháng .... năm 2006 
Tiết 131: Luyệt tập
I. Mục tiêu: Giúp HS. 
- Rèn luyện kỹ năng nhân và chi số đo thời gian. 
- Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài toán thực tiễn. 
II. Chuẩn bị: 
Vở bài tập, sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động 1: Ôn bài cũ. 
- GV cho HS chữa bài tập 3,4 SGK. 
- GV cho HS nêu cách thực hiện phép nhân và phép chia số đo thời gian. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
a. Thực hiện phép nhân số đo thời gian. 
- GV cho HS tự làm các bài 1 trong VBTT.
- Cả lớp thống nhất kết quả. 
b. Thực hiện phép chia số đo thời gian. 
- GV cho HS tự làm các bài 2 trong VBTT. 
- Cả lớp thống nhất kết quả. 
c. Thực hiện các bài tập tổng hợp. 
- HS tự giải bài 3 (VBTT). 
- Sau đó trao đổi về cách giải và đáp số. 
- GV Nhấn mạnh các quy tắc tính giá trị biểu thức có liên quan.
Hoạt động 3: 
a. (6 giờ 30 phút + 7 giờ 4 phút) : 3
b. (63 phút 4 giây - 32 phút 16 giây): 4
	= 13 giờ 39 phút : 3
	= 30 phút 42 giây 
	= 4 giờ 33 phút 
	= 7 phút 42 giây
c. ( 4 phút 18 giây + 12 phút 3 giây) x 5
d. ( 7 giờ - 6 giờ 15 phút ) x 6
	= 16 phút 55 giây x 5
	= 45 phút x 6
	= 1 giờ 24 phút 35 giây
	= 4 giờ 30 phút
Hoạt động 4: - GV cho HS tự làm bài 4 (VBTT).
- Gọi 1 HS lên bảng làm. 
Chú ý: Đổi một tuần = 604800 giây. 
HĐNT: Củng cố bài 
Về nhà làm bài tập 3,4 trong SGK. 
Toán ( th ) : Cộng trừ số đo thời gian
I/ Mục tiêu 
	- Học sinh biết cách cộng, trừ số đo thời gian 
	- Vận dụng để giải được các bài tập có liên quan 
II/ Chuẩn bị: 
	- Hệ thống BT
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn cách cộng, trừ số đo thời gian 
	- Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian 
	? Với phép cộng cần lưu ý gì ? ( đổi đơn vị đo ở kết quả nếu có đơn vị lớn hơn đơn vị hàng cao hơn )
	? Với phép trừ cần lưu ý gì ? Nếu số bị trừ chưa trừ được cho số trừ thì cần đổi đơn vị đo ở số bị trừ 
	Cho học sinh nhắc lại 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính 
	4 giờ 7 phút 26 giây + 5 giờ 58 phút 36 giây 
	12 giờ 17 phút + 2 giờ 20 giây 
	5 giờ 35 giây + 46 phút 18 giây 
Bài 2: Tính
15 giờ 16 phút - 3 giờ 4 phút ;
8 giờ 7 phút - 7 giờ 12 phút ;
24 giờ - 1 ngày 
1 giờ - 60 phút
Bài 3: Một xe đạp đi từ A lúc 7 giờ 15 phút để đến B. Thời gian là 1 giời 38 phút, người đó nghỉ dọc đường hai lần mỗi lần 5 phút. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ ?
Bài 4: Một người đi từ nhà để về quê. Thời gian đi của người đó là 4 giờ 26 phút, giữa đường người đó nghỉ 35 phút và đã về đến quê lúc 11 giờ. Hỏi người đó từ nhà ra đi lúc mấy giờ ?
	- Bài 1,2 học sinh tụư làm bài 
	- Gọi học sinh lên bảng làm bài 
	- HS dưới lớp đổi vở, kiểm tra kết quả lẫn nhau 
	- GV chữa chung 
Bài 3, 4:
	HS nêu cách tìm thời gian đến 
	T đến = T xuất phát + T đi + T nghỉ ( nếu có )
	T xuất phát = T đến - T đi - T nghỉ ( nếu có )
	- Học sinh thảo luận trong bàn, nêu cách làm 
	- GV công nhận kết quả đúng 
	- Học sinh làm bài ( lưu ý: kết quả chỉ ghi kết quả cuối cùng không đổi vào bài )
HĐNT: Củng cố bài
Về làm lại bài tập nào cần nhớ ( VD: bài 3, 4 )
Toán ( th ) : nhân, chia số đo thời gian
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh nắm vững cách nhân, chia số đo thời gian 
	- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan 
II/ Chuẩn bị 
 	- Hệ thống bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn cách nhân, chia cách đo thời gian 
	- Nêu cách nhân chia số đo thời gian ?
	- Đối với phép nhân cần lưu ý gì ?
	- Đối với phép chia cần lưu ý gì ?
	- HS trả lời 
	- HS khác bổ sung 
	- GV lưu ý HS cách trình bày phép chia 
Hoạt động 2: Thực hành.
	- HS lần lượt làm các bài tập 
Bài 1: Tính
4 giờ 17 phút x 6 
8 giờ 22 phút x 7
Bài 2: Tính 
a. 5 giờ 12 phút : 	4 ; 3 phút 4 giây :	 8 
b. 15 giây x 9 : 	7
( 2 giờ - 1 giờ 14 phút ) : 23 
Bài 3: Một người làm từ 7 giờ đến 11 giờ 15 phút được 5 sản phẩm. Hỏi trung bình 1 sản phẩm làm trong bao lâu.
Bài 4: Hoa gấp 3 bông hoa hết 24 phút. Hỏi nếu gấp 9 bông hoa như vậy thì hết bao nhiêu thời gian 
	- HS tự làm
	- Gọi lần lượt học sinh lên làm bài 
	- GV chữa chung: Lưu ý về cách đặt lời giải, kết quả phải được đổi rồi mới ghi vào bài giải .....
HĐNT: Củng cố bài.
	Ôn cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian để chuẩn bị thi định kỳ 
Toán ( th ) : 4 phép tính với số đo thời gian
 I/ Mục tiêu:
	- HS thành thạo 4 phép tính với số đo thời gian 
	- Vận dụng giải một số bài toán thực tế 
	- Đổi thành thạo số đo thời gian 
II/ Chuẩn bị
	- Hệ thống bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: HS làm bài tập 
MT: Củng cố cách tính số đo thời gian,vận dụng giải một số bài toán giải.
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô ......
2,9 giờ = .............. phút 	308 phút = ......... giờ ...... phút 
1 giờ = ........ phút 	42 phút = ......... giờ 
Bài 2: Tính 
3 giờ 25 phút + 2 giờ 48 phút + 7 giờ 52 phút 
7 giờ 10 phút - 6 giờ 48 phút 
4 giờ 15 phút x 3
 9 giờ : 8
Bài 3: Tính 
( 12 giờ 24 phút - 5 giờ 48 phút ) : 3
Bài 4: Một vòi nước chảy vào cái bể từ 7 giờ 35 phút đến 8 giờ được 100 lít nước. Hỏi vòi ấy chảy 1 lít nước trong bao lâu ?
Hoạt động 2: Chấm chữa bài 
	- Gọi HS lên chữa lần lượt các bài 
	- GV chấm một số bài 
	- Chữa chung trên bảng để HS theo dõi, lưu ý về một số vấn đề khi chấm bài.
	- HS chữa bài làm sai 
HĐNT : Về ôn cách đổi ĐV đo thời gian 
Toán ( th ) : Vận tốc, quãng đường
I/ Mục tiêu
	- Nắm vững khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc, quãng đường 
	- Giải được các bài toán về vận tốc, quãng đường 
II/ Chuẩn bị
	Hệ thống bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động1: Ôn lại cách tính vận tốc, quãng đường 
	HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường 
	Ghi biểu thức tìm vận tốc quãng đừơng 
	v = S : t 	S = v x t 
	- HS nhắc lại ( vài học sinh ) 
	- Giáo viên lư ý về đơn vị vận tốc, quãng đường 
Hoạt động 2: Thực hành 
	HS làm bài tập 3
Bài 1: Một người XM đi từ A lúc 6 giờ 30 phút, đến B lúc 8 giờ , giữa đường nghỉ 10 phút. Quãng đường AB dài là 56km. Tính vận tốc đi của người đó 
Bài 2: Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc8 giờ 6 phút. Vận tốc của ô tô là 45 km/giờ . Tính quãng đường AB 
Bài 3: Điền số vào chỗ .....
4 giờ 40 phút = .......... giờ 	8 phút 42 giây = ........... phút 
49 giờ = ...... ngày 	39 giây = ......... phút 
Hoạt động 3: Chữa bài 
	- Gọi HS lần lượt nêu bài giải 
	- Giáo viên công nhận KQ đúng 
	- Hướng dẫn thêm cho HS yếu 
	- Học sinh nào sai thì sửa lại theo lời giải đúng .
HĐNT .
	Về ôn cách tính vận tốc, quãng đường.
Toán ( th ) : Thời gian
I.	Mục tiêu .
 _	Nắm vững cách tính thời gian của 1 chuyển động 
 _Thực hành tính thời gian của 1 chuyển động.
II.	Chuẩn bị .
-	Hệ thống bài tập.
III.	Các HĐ dạy học.
HĐ1: Ôn về chuyển động ngược chiều .
Bài 1: Hai ô tô đi ngược chiều nhau để đến gặp nhau, một đi từ A và một đi từ B. Vận tốc của xe đi từ A là 42 Km/giờ, vận tốc của xe đi từ B là 45Km/giờ. Quãng đường AB dài là 113,1 Km. Hỏi sau bao lâu thì 2 xe gặp nhau? .
	- Học sinh đọc đề, xác định dạng toán ( chuyển động ngược chiều ) .
	- Nêu cách tìm thời gian trong toán chuyển động ngược chiều. ( tgặp nhau = S : ( V1 + V2 ) 
	- HS tự làm bài .
	- Hướng dẫn HS đổi ĐV đo thời gian ở KQ 
	1,3 giờ = 1 giờ 18 phút .
HĐ 2 : ôn cách tìm thời gian ( 1 động tử chuyển động ) 
	HS tự làm bài 2,3.
Bài 2 : Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ 45 phút và đi với vận tốc 35 km/ giờ quãng đường AB dài 49km. Hỏi xe máy đó đến B lúc mấy giờ 
Bài 3: Một người đi xe đạp từ nhà lúc 6 giờ 30 phút để về quê với vận tốc 12km/giờ. Quãng đường đi từ nhà đến quê là 40km. Hỏi người đó về đến quê lúc mấy giờ ? 
	- HS lần lượt chữa bài 2 , 3 
	- Lưu ý đổi đơn vị thời gian ra giờ và phút để cộng với thời gian xuất phát -> thời gian đến 
	Hoặc gian đến - t đi = t xuất phát 
	HĐNT:- GV củng cố, khắc sâu lại cho học sinh 
Toán ( th ) : luyện tập chung
I/ Mục tiêu 
	- HS nắm được cách giải toán về chuyển động đều 
	- áp dụng giải được các bài tập
II/ Chuẩn bị 
	- Hệ thống bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn lại các công thức tìm v, t, s
- HS nêu cáh tìm vận tốc, quãng đường, thời gian 
- Viết biểu thức tìm vận tốc, quãng đường, thời gian 
- Viết biểu thức tìm S, ( v1 + v2 ) t gặp nhau trong: chuyển động ngược chiều 
Viết biểu thức S, (v1 - v2) t đuổi kịp trong toán chuyển động cùng chiều
Hoạt động 2: Thực hành 
HS: Tự làm 3 bài tập sau
Bài 1: Một người đi bộ đi từ nhà lúc 6 giờ 10 phút và đến bưu điện huyện lúc 7 giờ. Quãng đường từ nhà đến bưu điệ là 4km. Tính vận tốc đi của người đó.
Bài 2: 2 ô ... rồi chữa bài ở trên bảng chung của lớp
Chẳng hạn câu a.
ở ô trống của hàng “cam” là:
ở ô trống của hàng “chuối” là: 16
ở ô trống của hàng “xoài” là: 
Chú ý: Khi HS tự làm câu b nên giúp những HS vẽ các cột còn thiếu đúng với số liệu trong bảng nêu ở câu a.
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS giải thích vì sao lại khoanh vào C. Chẳng hạn:
Một nửa diện tích hình tròn là 20 học sinh, phần hình tròn chỉ số lượng học sinh thích đá bóng lớn hơn nửa hình tròn nên khoanh vào C là hợp lý.
HĐNT:Về làm bài tập trong SGK 
Toán: Tiết 169: Luyện tập chung
 I. Mục tiêu
Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ; vận dụng tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tương tự như việc tổ chức, hướng dẫn HS trong các tiết ôn tập.
Hoạt động 1: Ôn cách tính giá trị biểu thức
- Cho HS nêu cách thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Trong quá trình chữa bài nên củng cố vè thứ tự thực hiện các phép tính trong các dạng biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ.
Chẳng hạn, bài e HS phải tự nêu cách làm: Thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước và cộng hoặc trừ từ trái sang phải, ta có:
e. 98,65 - (70,54 + 45,36 - 68,54) 
= 98,65 - (115,9 - 68,54)
= 98,65 - 47,36 
= 51,29
Khi chữa bài nên cho người nhận xét đặc điểm của biểu thức trong dấu ngoặc để tính nhanh hơn, chẳng hạn, có thể tính từ trái sang phải, nhưng cũng có thể tính như sau: 
98,65 - (70,54 - 68,54 + 45,36) = 98,65 - (2 + 45,36)
= 98,65 - 47,36 = 51,29
Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính:
- Cho HS nêu cách tìm số trừ, số hạng chưa biết.
Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a). x + 3,5 =	4,72+ 2,28 b) x = 13,6
 x + 3,5 = 7
 x = 7 - 3,5
 x = 3,5	
Bài 3 và bài 4:- Cho HS tự giải rồi chữa bài
- GV chữa bài chung trên bảng lớp
Bài 3: Giải: Độ dài của đáy lớn của mảnh đất hình thang là 
150 x = 250(m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là
250 x = 100 (m)
DT mảnh đất hình thang là
(150 + 250) x 100 : 2 = 20 000 (m2)
đổi 20 000m2 = 2 ha
ĐS: 20 000 m2 ; 2ha.
Bài 4: Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch:
8 - 2 = 2 (giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ:
45 x 2 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ôtô du lịch đến gần ôtô chở hàng là
60 - 45 = 15 (km)
Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hàng
90 : 15 = 6 (giờ)
Thời gian Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng vào lúc:
90 : 15 = 6 (giờ)
Ôtô du lịch đuổi kịp ôtô chở hàng lúc
8 + 6 = 14 (giờ)
Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều.
Bài 5 Cho HS tự làm bài và chữa bài tại lớp (nếu có thời gian) 
 Vậy x = 20
Hoạt động tiếp nối:Về làm bài tập trong SGK 
toán:(Tiết 170): Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia; vận dụng tìm thành phàn chưa biết của phép tính và giải bài toán.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Ôn cách tính giá trị biểu thức.
- Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức.
- HS làm bài 1
- Gọi HS lên chữa bài
- HS ở dưới đổi vở soát kết quả
Bài 1: Cho HS tư thực hiện lần lượt các phép tính.
Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Bài 2: - HS tự làm bài và chữa bài.
 -Cả lớp quan sát nhận xét.GV chốt kết quả đúng.
a) x = 50 b) x = 10 c) x = 1,4 d) x = 4
Hoạt động 3: Ôn giải toán 
Bài 3: Cho HS đọc đề toán
- Gọi HS nêu cách làm
- HS tự làm bài.
- Giáo viên chữa chung
Bài giải
Bài 4: Cho HS tự tìm cách giải bằng cách thảo luận
- Gọi HS nêu cách làm
- GV chữa bài
a. = 	b. = 
= = 	Với x lớn hơn 0 thì: = 
Vậy x = 6	Vậy x là số lớn hơn số 0 .
HĐNT:Về làm BT trong SGK
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 35: 
Tiết 171: Luyện tập chung
I. Mục tiêu.Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải bài toán.
II. Chuẩn bị:- Hệ thống BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Ôn cách tính giá trị của biểu thức: 
- Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Nêu cách nhân, chia phân số.
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
d. 10: = = 10 x x = = 
đ. 10,77 x 9,8 + 5,23 x 9,8 = (10,77 + 5,23) x 9,8 = 16 x 9,8 = 156,8
Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên khuyến khích HS tự nêu cách tính nhanh.
Hoạt động 2: Ôn giải toán: 
- HS đọc đề .- Nêu cách làm.- GV chữa chung
Bài 3:Vận tốc của thuyền khi nước yên lặng :
5,6 + 1,6 = 7,2 (km/giờ)
Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng:
7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Đáp số: 8,8 km/giờ
Bài 4: HS đọc đề
- Thảo luận và nêu cách làm
- GV chữa chung
Diện tích đáy của bể cá: 0,5 x 0,3 = 0,15 (m2)
Thể tích nước chứa trong bể: 48l = 48 dm3 = 0,048m3
 Chiều cao của khối nước chứa trong bể: 0,048: 0,15 = 0,32 (m)
Chiều cao của bể cá: = 0,4 (m)	;	0,4m = 40cm
Đáp số: 40cm
Hoạt động 3: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
- Cho HS nêu cách thực hiện một số nhân 1 tổng.
- Nêu cách làm bài 5 
- GV chữa chung
18,84 x x + 11,16 x x = 0,6
(18,84 + 11,16) x x = 0,6
30 x x = 0,6
 x = 0,6 : 30
 x = 20,02
HĐNT:Về làm BT trong SGK
Tiết 172: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
II. Chuẩn bị:- Hệ thống BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động1: Ôn cách tính số đo thời gian
- Cho HS nêu lưu ý trong thực hiện các phép tính với số đo thời gian
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài
2 giờ 55 phút + 17 giờ 20 phút: 8 = 2 giờ 55 phút + 2 giờ 10 phút
= 4 giờ 65 phút = 5 giờ 5 phút
Hoạt động 2: Ôn cách tìm trung bình cộng của các số:
- Cho HS nêu cách tìm TBC của các số
Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Kết quả là:
a. 37; 	b. 3,97; 	c. hay 2.
Hoạt động 3: Ôn giải toán
Bài 3: - HS đọc đề. Nêu cách làm. GV chữa chung
Bài giải:
Số HS nam được chia thành 100 phần đều nhau thì số học sinh nữ gồm 112 phần như thế và số học sinh cả trường gồm: 100 + 112 = 212 (phần)
Số học sinh nam của trường đó có là:
= 300 (học sinh)
Đáp số: 300 học sinh
Bài 4: - HS tự làm.- Gọi 1 HS lên bảng làm.- GV chữa chung
Bài 5: Không bắt buộc mọi HS phải làm bài này, nhưng nên khuyến khích HS làm và chữa bài
- GV hướng dẫn từng bước
Bài giải:
a. Vận tốc của tàu thuỷ khi tàu xuôi dòng:
a + b (km/giờ)
b. Vận tốc của tàu thuỷ khi tàu ngược dòng:
a
b
a - b (km/giờ)
c. Vận tốc khi xuôi dòng:
b
a - b
Vận tốc khi ngược dòng: 
Hiệu vận tốc của tàu thuỷ khi tàu xuôi dòng và khi tàu ngược dòng được thể hiện trên sơ đồ là đoạn thẳng b + b = b x 2.
Vậy: Hiệu vận tốc của tàu thuỷ khi tàu xuôi dòng và khi tàu ngược dòng bằng 2 lần vận tốc của dòng nước.
Tiết 173: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS tiếp tục củng cố về giải toán chuyển động đều, về tỉ số phần trăm và làm quen với cách giải một số dạng bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.
II. Chuẩn bị:- Hệ thống BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hướng dẫn các bài tập thử nghiệm.
- GV hướng dẫn cách làm .- HS tự làm bài.- Gọi HS nêu kết quả 
- Yêu cầu HS phân tích cách làm
Phần A.
Bài 1: Khoanh vào D
Bài 2: Khoanh vào A
Bài 3: Khoanh vào B
Phần B. Cho HS tự giải
Gọi HS lên bảng chữa bài
Bài 1: Bài giải
Số phần của quãng đường AB ứng với 36 km:
+ = (quãng đường)
Độ dài quãng đường AB là:
 = 80 (km)
Đáp số: 80 km
Bài 2: Bài giải
Tỉ số phần trăm chỉ số sách đọc thêm của học sinh so với số sách có trong thư viện là:
100% - (70% + 15%) = 15%
Số sách có trong thư viện là:
 = 4800 (cuốn sách)
Đáp số: 4800 cuốn sách
Chú ý: Khi làm bài, HS có thể không tính gộp:
 100% - (70% + 15%) = 15% mà tách riêng:
70% + 15% = 85%
100% - 85% = 15%
HĐNT:Về làm BT trong SGK
Tiết 174: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS tiếp tục củng cố về giải toán chuyển động đều, về tỉ số phần trăm và làm quen với cách giải một số dạng bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.
II. Chuẩn bị:- Hệ thống BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hướng dẫn các bài tập thử nghiệm.
- GV hướng dẫn cách làm .- HS tự làm bài.- Gọi HS nêu kết quả 
- Yêu cầu HS phân tích cách làm
Phần A.
Bài 1: Khoanh vào D
Bài 2: Khoanh vào A
Bài 3: Khoanh vào B
Phần B. Cho HS tự giải
Gọi HS lên bảng chữa bài
Bài 1: Bài giải
Số phần của quãng đường AB ứng với 36 km:
+ = (quãng đường)
Độ dài quãng đường AB là:
 = 80 (km)
Đáp số: 80 km
Bài 2: Bài giải
Tỉ số phần trăm chỉ số sách đọc thêm của học sinh so với số sách có trong thư viện là:
100% - (70% + 15%) = 15%
Số sách có trong thư viện là:
 = 4800 (cuốn sách)
Đáp số: 4800 cuốn sách
Chú ý: Khi làm bài, HS có thể không tính gộp:
 100% - (70% + 15%) = 15% mà tách riêng:
70% + 15% = 85%
100% - 85% = 15%
HĐNT:Về làm BT trong SGK
Tiết 175: Kiểm tra cuối năm học kỳ 2 (60 phút)
(Bài kiểm tra số 3)
I. Mục tiêu: Kiểm tra về:
- Những hiểu biết ban đầu, cơ bản về phân số, số thập phân, tỉ số phần trăm.
- Kỹ năng thực hành tính với các phân số, số thập phân, kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích
- Giải bài toán về chuyển động đều và giải bài toán có nội dung hình học
II. Hướng dẫn cách đánh giá
Phần I (5 điểm)
Bài 1(1điểm): Khoanh vào A được 1 điểm
Bài 2(1điểm): Khoanh vào D được 1 điểm
Bài 3(1điểm): Khoanh vào D được 1 điểm
Bài 4(1điểm): Khoanh vào B được 1 điểm
Bài 5(1điểm): Khoanh vào C được 1 điểm
Phần II (5 điểm)
Bài 1 (0,2 điểm): Ghi Đ vào ™ đặt bên 716mm2 được 0,2 điểm
Bài 2 (0,6 điểm): Mỗi lần nối đúng được 0,2 điểm
Bài 3 (0,8 điểm): a. Điền 18 vào ô trống được 0,2 điểm, tổng cộng được nhiều nhất là 0,6 điểm.
Bài 4 (1,4 điểm): Nêu câu lời giải và tính đúng thời gian ô tô đi trên đường (10 giờ 30 phút - 7 giờ - 15 phút) được 0,4 điểm.
Nêu câu lời giải và tính đúng độ dài quãng đường AB được 0,5 điểm.
Nêu đáp số đúng được 0,5 điểm.
Bài 5 (2 điểm)
Nêu câu lời giải và tính đúng diện tích hình chữ nhật được 0,3điểm
Nêu câu lời giải và tính đúng bán kính hình tròn được 0,2 điểm
Nêu câu lời giải và tính đúng diện tích hình tròn được 0,5 điểm
Nêu câu lời giải và tính đúng chu vi mảnh đất được 0,2 điểm
Nêu câu lời giải và tính đúng chu vi hình tròn được 0,3 điểm
Nêu câu lời giải và tính đúng chu vi mảnh đất được 0,3 điểm
Nêu đáp số đúng được 0,2 điểm
Chú ý: Nếu HS tính nộp một số phép tính và hợp lý thì căn cứ vào cách gộp để tính điểm theo hướng dẫn trên.
Chẳng hạn, nếu nêu câu lời giải và tính đúng chu vi mảnh đất bằng cách gộp: 3,14 x 40 + 60 x 2 = 245,6 (m) thì được 0,6 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan 5(5).doc