Giáo án Toán 5 - Trường Tiểu học Bình Sơn

Giáo án Toán 5 - Trường Tiểu học Bình Sơn

TOÁN

ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số.

- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

- Giáo dục HS ý thức ham học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Kiểm tra SGK của HS.

 

doc 66 trang Người đăng hang30 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 5 - Trường Tiểu học Bình Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Giáo dục HS ý thức ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Kiểm tra SGK của HS.
B. Bài mới: (37 phút)
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Dạy bài mới. 
a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- Giáo viên cho HS quan sát tấm bìa rồi nêu: một băng giấy được chia thành ba phần bằng nhau, tô màu hai phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số: đọc là : hai phần ba.
- Gọi một số HS đọc lại.
- Giáo viên lần lượt cho HS tìm ra và đọc các phân số ứng với những tấm bìa còn lại.
- HS nêu: là các phân số.
- Một số HS đọc lại.
b. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
- Giáo viên viết lên bảng các phép chia 1 : 3; 4 : 10; 9 : 2.
- Yêu cầu HS viết thương đó dưới dạng PS gọi 2 HS lên bảng làm – GV nhận xét.
- HS rút ra chú ý 1 SGK – 2 HS đọc lại.
* Tương tự HS rút ra chú ý 2,3,4 trong SGK.
- Gọi một số HS đọc lại chú ý trong SGK – Giáo viên chốt lại.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu, đọc nối tiếp trước lớp nêu TS và MS của từng PS.
	 - HS – Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nêu yêu cầu của bài.
	 - Hai HS lên bảng làm, HS khác làm vở. HS nhận xét – GV chữa bài.
Bài làm: Viết thương sau dưới dạng phân số: 
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
	 - HS chữa bài – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
4. Củng cố dặn dò: Về nhà học bài. Chuẩn bị bài “Tính chất cơ bản của PS”
Toán
Ôn tập: tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của PS để rút gọn, quy đồng mẫu số các PS.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phấn mầu, bộ phân số. 
III. Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
- Gọi một em lên bảng viết thương sau dưới dạng phân số 2: 3; 5:7; 7:10
- Hai HS nêu lại phần chú ý SGK. Giáoviên nhận xét cho điểm. 
Dạy bài mới: (37 phút)
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Huớng dẫn HS ôn tập: 
a. Ôn tập tính chất cơ bản của phân số:
* Giáo viên viết ví dụ 1 lên bảng: Viết số thích hợpvào ô trống: 
- Giáo viên yêu cầu HS tìm số thích hợp để điềnvào ô trống( Lưu ý điền số nào vào ô trống trên tử số thì cũng phải điền số đó vào ô trống ở mẫu số và số đó khác 0)
- Một HS lên làm, HS dưới lớp làm nháp. Giáo viên nhận xét.
- HS rút ra nhận xét, một số HS nhắc lại.
* Giáo viên viết ví dụ 2 lên bảng và cũng yêu cầu HS điền vào ô trống như VD1:
= 
- Một HS lên bảng làm, dưới lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài của bạn từ đó rút ra nhận xét qua ví dụ 2.
- Giáoviên giúp HS qua VD1, VD2 nêu được tính chất cơ bản của phân số.
- Gọi một số HS nhắc lại.
b. ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
* Rút gọn phân số: 
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại thế nào là rút gọn phân số? Có mấy cách rút gọn phân số?
- HS áp dụng rút gọn phân số theo hai cách.
- 2 HS lên bảng làm – GV nhận xét:	
	 hoặc: 
* Quy đồng mẫu số:
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại thế nào là quy đồng mẫu số các phân số? Có mấy cách quy đồng mẫu số các phân số?
- HS áp dụng quy đồng hai phân số sau: và ; và .
- Hai HS lên bảng làm, HS khác làm nháp.
 và vì 10 : 5 = 2 nên Giữ nguyên 
- Gọi HS nhận xét. Giáo viên nhận xét bổ sung.
3. Luyện tập: 
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. Một HS lên bảng làm, HS khác làm vở.
	 - HS nhận xét. Giáo viên chữa bài.
Bài làm: 
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu. Một HS lên bảng làm, HS khác làm vở.
	 - HS nhận xét. Giáo viên bổ sung.
Bài làm: a. và 
 b. và giữ nguyên 
	 c. và ; Ta nhận thấy 24: 6 = 4; 24 : 8 = 3.
Chọn 24 làm mẫu số chung ta có: = 
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu. HS làm vở. Giáo viên chấm bài
Bài làm: Các phân số bằng nhau là:
4.Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học, HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài so sánh hai phân số.
Toán
Ôn tập: so sánh hai phân số
I. Mục tiêu: 
- HS nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Các em biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi một HS lên bảng rút gọn phân số 
- Hai em nhắc lại tính chất cơ bản của phân số – Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng
2. Hướng dẫn HS ôn tập cách so sánh hai phân số.
a. So sánh hai phân số cùng mẫu số:
- Giáo viên viết hai phân số lên bảng: và yêu cầu HS so sánh.
- HS so sánh hai phân số: 
- HS rút ra cách so sánh hai phân số cùng mẫu số – một số HS nhắc lại.
b. So sánh hai phân số khác mẫu số:
- Giáo viên viết hai phân số ; lên bảng và yêu cầu HS so sánh.
- HS so sánh hai phân số đó và rút ra cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
 vì nên 
- Một số HS nhắc lại – Giáo viên kết luận.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
	 - Hai HS lên bảng làm, HS khác làm vở 
	 - HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu của bài.
	 - HS làm vở – Giáo viên chấm điểm.
Bài làm: a) Xếp như sau:	.	
	 b) Xếp như sau:	.
4. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài – Chuẩn bị bài Ôn tập so sánh hai phân số tiếp theo.
Toán
Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- So sánh phân số với đơn vị.
- So sánh hai phân số có cùng tử số, hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học tập.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, các mảnh bìa về phân số. Bộ phân số.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai HS lên bảng so sánh các phân số sau: và ; và
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập.
- Giáo viên hướng dẫn HS lần lượt làm từng bài tập để củng cố kiến thức.
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nêu lại yêu cầu.
 - Một HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở.
 	 Bài làm: a) 
	 b) - Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số.
	 - Phân số bằng 1 là phân số có tử số bằng mẫu số.
	 - Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số.
Bài tập 2:- Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu của bài.
	 - 3 HS lên bảng làm – HS khác làm vở.
	 - HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm:	. 
Nhận xét: Khi so sánh hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và phân số nào có mẫu số bé hơn là phân số lớn hơn.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 3 HS lên bảng làm, HS khác làm vở.
	 - HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: a) 	b) 	c) 
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Giáo viên chữa bài.
Bài giải: Mẹ cho chị số quả quýt, tức là chị được số quả quýt. Mẹ cho em số quả quýt, tức là em được số quả quýt. Mà nên . Vậy em được mẹ cho nhiều quýt hơn.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà chuẩn bị bài Phân số thập phân.
Toán
 Phân số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết các phân số thập phân. 
- Nhận ra được: có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. Chuẩn bị: Phấn màu
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hai HS lên bảng so sánh các phân số sau: và ; và 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi bảng.
2. Giới thiệu phân số thập phân:
- Giáo viên viết lên bảng các phân số  và yêu cầu HS đọc.
- HS đọc các phân số trên và nêu đặc điểm mẫu số của các phân số này. Để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10, 100, 1000 
- Giáo viên giới thiệu các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000  gọi là các phân số thập phân.
- Một số HS nhắc lại.
- Giáo viên nêu và viết trên bảng phân số rồi yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng .
- HS lên bảng làm, HS khác làm nháp: .
- Tương tự với hai phân số ; .
- HS rút ra kết luận qua 3 ví dụ – Giáo viên chốt lại: Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Gọi HS đọc nối tiếp – Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 HS lên bảng viết, HS khác viết vào vở.	 .
	 - HS – Giáo viên nhận xét. 
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Gọi HS nêu – Giáo viên nhận xét.	 
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS.
 - Về nhà làm bài tập số 4, chuẩn bị bài Luyện tập.
2	Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài về:
- Viết các số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, thước dài
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng viết các phân số sau thành phân số thập phân: 
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên cho HS làm một số bài tập để củng cố kiến thức.
Bài tập 1: - Giáo viên vẽ tia số lên bảng.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài,HS khác vẽ tia số vào vở và điền các PS thập phân
- Giáo viên chữa bài.
	0	 1
Bài tập 2: - Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu của bài và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở. 
	 - HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 
Bài tập 3: - Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu của bài và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở. HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 
Bài tập 4: - Giáo viên yêu cầu HS đọc đầu bài, sau đó làm bài.
Bài làm: 
Bài tập 5: - HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
	 - HS giải vào vở – Giáo viên chấm điểm.
Bài giải: Số HS giỏi Toán của lớp đó là: (HS)
	 Số HS giỏi Tiếng Việt của lớp đó là: (HS)
	Đáp số: 9 HS giỏi Toán, 6 HS giỏi Tiếng Việt.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số.
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ 2 phân số.
- Rèn cho HS kĩ năng tính chính xác.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên viết các phân số sau thành phân số thập phân:
	. Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS ôn tập về phép cộng và phép tr ... làm: 500g = 0,5kg; 	b. 347g = 0,347kg; 	1,5 tấn = 1500kg.
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	7km2 = 7 000 000m2	30dm2 = 0,3m2
	4ha = 40 000m2	300dm2 = 3m2
	8,5ha = 85 000m2	515dm2 = 5,15m2.
Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Học sinh làm bài vào vở, giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài giải: 	0,15km = 150m.
Ta có sơ đồ:	 Chiều dài:
	150m.
	 Chiều rộng:
	Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần)
	Chiều dài sân trường là: 150 : 5 x 3 = 90 (m)
	Chiều rộng sân trường là: 150 – 90 = 60 (m)
	Diện tích sân trường là: 90 x 60 = 5400 (m2)
	5400m2 = 0,5ha
	Đáp số: 5400m2; 0,54ha.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
- Rèn cho học sinh kĩ năng đổi đơn vị đúng.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng làm:
6ha =  m2	 40dm2 =  m2	
7,5ha =  m2	 	500dm2 =  m2.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.	
	 - 1 học sinh lên làm.
 - Học sinh – Giáo viên nhận xét.
Bài làm:	 a. 3m6dm = 3,6m	b. 4dm = 0,4m
	 c. 34m5cm = 34,05m	d. 345cm = 3,45m.
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh lên làm bảng phụ, học sinh dưới lớp làm vào vở.
	 - Học sinh – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là Ki-lô-gam
3,2tấn
3200kg
0,502tấn
502kg
2,5tấn
2500kg
0,021tấn
21kg
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. HS lên bảng làm.
 - Giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài làm: a. 42dm4cm = 42,4dm; b. 56cm9mm = 56,9mm; c. 26m2cm = 26,02m.
Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. Học sinh làm vở.
 - Giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài làm:	a. 3kg5g = 3,005kg; 	b. 30g = 0,03kg; 	c. 1103g = 1,103kg.
Bài tập 5: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. HS làm nhóm.
 - Giáo viên nhận xét tuyên dương.
Bài làm: a. 1kg800g = 1,8kg	b. 1kg800g = 1800g.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố về chuyển các phân số thập phân thành số thập phân: đọc, viết số thập phân, so sánh số đo độ dài, chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước, giải toán.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tính chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm:
	3km5m =  km	1ha430m2 = ha
	6m7dm =  m	5ha8791m2 = ha
	16m4cm =  m	86005m2 =  ha.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập: 
Bài tập 1: 
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh đọc bài trước lớp.
 - Giáo viên chữa bài.
Bài làm: a. ; b. ; c. ; d. 
Bài tập 2: 
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh lên bảng làm.
 - Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	a. 11,20km > 11,02km.	b. 11,02km = 11,020km	c. 11km20m = 11,02km	d. 11020m = 11,02km.
Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Học sinh làm theo nhóm.
	 - Đại diện nhóm chữa bài.
 - Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	a. 4m85cm = 4,85m;	b. 72ha = 0,72km2.
Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. HS giải vào vở.	
 - Giáo viên chấm điểm.
Bài giải:	 Giá tiền của 1 hộp đồ dùng là: 
180 000 : 12 = 15 000 (đồng)
	Mua 36 hộp đồ dùng như thế phải trả số tiền là:
	15 000 x 36 = 540 000 (đồng)
	Đáp số: 540 000 đồng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
 Kiểm tra giữa học kỳ I
I. Mục tiêu: 
- Học sinh được kiểm tra những kiến thức mà các em đã học từ đầu học kì.
- Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
Phấn màu, giấy kiểm tra.
III. Hoạt động trên lớp:
	(Đề chung do Sở ra).
 Toán
Cộng hai số thập phân
I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng hai số thập phân, biết giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng cộng chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, thước.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng hai số thập phân:
* Giáo viên nêu ví dụ 1, cho học sinh nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng: 1,84 + 2,45 = ? (m)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm cách thực hiện phép cộng hai số thập phân (bằng cách chuyển về phép cộng hai số tự nhiên: 184 + 245 = 429 (cm) rồi chuyển đổi đơn vị đo: 429cm = 4,29m để tìm được kết quả phép cộng hai số thập phân: 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt tính rồi tính như SGK. Lưu ý học sinh về cách đặt dấu phẩy ở tổng (đặt thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
+
+
- GV cho HS nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của 2 phép cộng: 
(Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau, khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy).
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách cộng hai số thập phân.
- 1 số học sinh nhắc lại cách cộng.
* Qua 2 ví dụ học sinh tự nêu cách công 2 số thập phân (SGK-trang 107)
- Giáo viên nhắc lại quy tắc, 1 số học sinh đọc lại.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở, HS - GV nhận xét.
+
+
+
+
Bài làm: a. 	b. 	c. 	d. 
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. 1 HS lên bảng giải.
	 - Học sinh, giáo viên nhận xét.
+
+
+
Bài làm: a.	b. 	c. 
Bài tập 3: - Gọi HS đọc và thực hiện. HS giải vào vở, GV chấm điểm.
Bài giải: Tiến cân nặng số ki-lô-gam là: 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg).	Đáp số: 37,4kg.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, học sinh nhắc lại cách cộng 2 số TP.
	 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2006
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh cách cộng 2 số thập phân, nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân, giải toán có lời văn.
- Rèn cho học sinh kĩ năng cộng chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng nêu quy tắc cộng 2 số thập phân và áp dụng làm:
	a. 34,76 + 57,19	b. 0,345 + 9,23.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ, HS tính kết quả GV nhận xét.
Bài làm: 
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a+b
5,7 + 6,24=11,94
14,9 + 4,36 = 19,26
0,53 + 3,09 = 3,62
b+a
6,24 + 5,7 =11,94
4,36 + 14,9 = 19,26
3,09 +0,53 = 3,62
- Học sinh rút ra tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân và một số học sinh nhắc lại: a + b = b + a.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu. HS làm bài, chữa bài, GV nhận xét.
+
+
+
Bài làm:	a. 	b. 	c. 
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh lên bảng giải, giáo viên chữa bài.
Bài giải: Chiều dài của hình chữ nhật là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
	 Chu vi của hình chữ nhật là: (16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m).
	Đáp số: 82m.
Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
	 - Học sinh tự tóm tắt và giải, giáo viên chấm điểm.
Bài giải: Tổng số mét vải bán được trong cả 2 tuần lễ là: 314,78 + 525,22 = 840(m)
	 Tổng số ngày bán trong 2 tuần lễ là: 7 x 2 = 14 (ngày)
	 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là: 840 : 14 = 60(m)
	Đáp số: 60m.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân. Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân. Biết vận dụng tính chất để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tính tổng đúng, chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng làm: 43,92 + 56,7; 193,8 + 93,4.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh tính tổng của nhiều số thập phân:
* Giáo viên nêu ví dụ: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt tính sau đó tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau) sau đó cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng thực hiện, học sinh ở dưới làm ra nháp.
- Học sinh và giáo viên nhận xét kết quả.
- 1 số học sinh nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tóm tắt và giải bài toán trong (SGK):
- 1 học sinh lên bảng giải – Giáo viên nhận xét.
- Gọi một số em nêu cách tính tổng của nhiều số thập phân, giáo viên nhắc lại.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên chữa bài.
+
+
+
+
Bài làm: a. 	b. 	c. 	d. 
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm:
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8) + 1,2 = 10,5
2,5 + (6,8 + 1,2) = 10,5
13,4
0,52
4
(13,4 + 0,52) + 4 = 5,86
13,4 + (0,52 + 4) = 5,86
- Gọi học sinh nhận xét giá trị của 2 biểu thức (a + b) + c và a + (b + c).
- Học sinh tự rút ra tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân.
- 1 số học sinh nhắc lại, giáo viên kết luận.
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Học sinh làm vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài làm: a. 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89	
	 = 14 + 5,89 = 19,89	 
	 b. 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91)
	 = 38,6 +10 = 48,6
	 c. 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 = (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2)
	 = 10 + 10 = 20.
	 d. 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05 = (7,34 + 2,66) + (0,45 + 0,05)
	 = 10 + 0,5 = 10,5.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học tuyên dương học sinh. 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an toan 5 chuan ca nam.doc