Giáo án Toán 5 - Tuần 1 đến tuần 17

Giáo án Toán 5 - Tuần 1 đến tuần 17

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.

- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiện dưới dạng phân số.

II. Đồ dùng dạy học

Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ như phần bài học SGK để thể hiện các phân số:

 

doc 70 trang Người đăng hang30 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 5 - Tuần 1 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Ngày soạn:10/8/2011
 Ngày dạy: 15/8/2011
Toán
Chương I: Ôn tập và bổ sung về phân số.
Giải toán liên quan đến tỉ lệ.
Bảng đơn vị đo diện tích.
 Tiết 1 	Ôn tập khái niệm về phân số
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiện dưới dạng phân số.
II. Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ như phần bài học SGK để thể hiện các phân số:
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài mới: 
Trong tiết học toán đầu tiên của năm học các em sẽ được củng cố khái niệm phân số và cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Dạy – học bài mới
2.1 Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu vê phân số
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi:
Em đã tô màu mấy phần băng giấy?
- GV yêu cầu học sinh giải thích.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu học sinh dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- GV viết lên bảng cả 4 phân số:
Sau đó yêu cầu học sinh đọc:
2.2. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV viết lên bảng các phép chia sau:
1 : 3; 4 : 10 ; 9 : 2.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV kết luận đúng/ sai và sửa bài nếu sai.
- GV hỏi: có thể coi là thương của
phép chia nào?
- GV hỏi tương tự với 2 phép chia còn lại.
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc chú ý 1.
- GV hỏi thêm: Khi dùng phan số để viết kết quả cho phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đố có dạng như thế nào?
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS viết lên bảng các số tự nhiên 5 , 12, 2001  và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: Muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào?
Gv hỏi HS khá, giỏi: Em hãy giải thích vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và mẫu số là 1. Giải thích bằng ví dụ.
- GV kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- GV hỏi: 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
- GV có thể hỏi HS khá giỏi:Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. Giải thích bằng ví dụ:
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
- GV hỏi: 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
2.3. Luyện tập – thực hành.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập.
- GV hỏ bài tập yêu càu chúng ta làm gì?
- GV yêu càu HS làm bài.
- GV có thể đưa thêm các phấn số khác để nhiều HS được thực hành đọc phân số trước lớp.
Bài2: 
- GV gọi HS đọc nêu rõ yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
Bài 3
- GV tổ chức cho HS làm bài 3 tương tự như cách tổ chức làm bài 2.
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò.
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS quan sát trả lời: 
Đã tô màu băng giấy.
- HS nêu: Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế . Vậy đã tô màu băng giấy.
- HS viết và đọc: 
đọc là hai phần ba
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phần được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
- HS đọc lại các phân số trên.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Phân số có thể coi là thương 
của phép chia 1 : 3.
- HS lần lượt nêu:
 là thương của phép chia 4: 10 ; 
 là thơng của phép chia 9 : 2
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS nêu: Phân số chỉ là kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia đó.
- Một số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- HS: Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- HS nêu:
Ví dụ: . Ta có 5 = 5; 
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình.
Ví dụ: 
- HS nêu: 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- HS nêu: Ví dụ:
Ta có Vậy 
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình. HS cả lớp viết vào giấy nháp.
Ví dụ: 
- HS nêu: 0 có thể viết thành phân số có tư bằng 0 và mẫu số khác 0.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS: bài tập yêu cầu chúng ta đọc và chỉ rõ tử số, mẫu số của các phân số.
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp. Mỗi HS đọc và nêu rõ tử số, mẫu số của một phân số trong bài.
- HS :bài tập yêu cầu chúng ta viết các thương dưới dạng phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài:
- 2 HS lên bảng làm bài , mỗi HS làm 1 ý, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 1 = b) 0 = 
- HS nhận xét đúng/ sai (nếu sai thì sửa lại cho đúng).
- HS lần lượt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích.
	Tuần 2
 Ngày soạn:14/8/2011
 Ngày dạy: 22/8/2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ cùng làm các bài toán về phân số thập phân và tìm giá trị phân số của một số cho trước .
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1.
- GV vẽ tia số lên bảng, gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác vẽ tia số vào vở và điền các phân số thập phân.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đọc các phân số thập phân trên tia số.
Bài 2
GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS làm bài.
- Theo dõi bài chữa của giáo viên để tự kiểm tra bài mình, sau đó đọc các phân số thập phân.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta viết các phân số đã cho thành phan số thập phân.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS: Bài tập yêu cầu viết các phân số đã cho thành các phân số thập phân có mẫu sốlà 100.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêucầu HS đọc đề bài, sau đó nêu cách làm bài.
GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- HS nêu: ta tiến hành so sánh các phân số , sau đó chọn dấu so sánh thích hợp điền vào chỗ trống.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi HS cách so sánh 
- GV có thể hỏi tương tự với các cặp phân số khác
Bài 5:
- Gv gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Lớp học có bao nhiêu học sinh?
- Số HS giỏi toán như thế nào so với số HS cả lớp?
- Em hiểu câu “ Số học sinh giỏi toán bằng số học sinh cả lớp” như thế 
nào?
- GV yêu cầu HS tìm HS giỏi toán.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở bài tập, nhắc HS cách tìm số HS giỏi Tiếng Việt tương tự như cách tìm số học sinh giỏi Toán.
- GV kiểm tra vở bài tập của một số HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm .
- HS nhận xét đúng / sai. Nếu sai thì sửa lại bài bạn cho đúng.
- HS nêu: Quy đồng mẫu số ta có:
Vì Vậy 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS: Lớp học có 30 học sinh, HS cả lớp.
- Số HS giỏi toán bằng số học sinh 
cả lớp.
- Tức là nếu số HS cả lớp chia thành 10 phần bằng nhau thì số HS giỏi toán chiếm 3 phần như thế.
- HS tìm và nêu: Số HS giỏi toán là học sinh. (Hoặc 30: 10 x 3 
= 9 )
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài giải
Số HS giỏi toán là:
 (học sinh)
Số HS giỏi Tiếng Việt là:
 (học sinh)
 Đáp số: 9 học sinh
 6 học sinh.
Tuần 3
 Ngày soạn:21/8/2011
 Ngày dạy: 29/8/2011
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nhận biết phân số thập phân và chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Chuyển hỗn số thành phân số.
- Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị (số đo dưới dạng hỗn số kèm theo tên một đơn vị đo).
II. Đồ dùng dạy – học
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – Học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Giờ học toán này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về phân số thập phân và hỗn số.
2.2. Hướng dẫn luyện tập..
Bài 1: 
Yêu cầu HS đọc đề toán.
 ? Những phân số như thế nào được gọi là phân số thập phân?
- Muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài. (NHắc HS chọn cách làm sao cho phân số trở thành phân số bé nhất có thể).
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp sau đó HS cả lớp đọc thầm đề bài.
- HS: Những phân số có mẫu số là 10. 100, 1000, được gọi là các phân số thập phân.
- HS: Trước hết ta tìm một số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó ) để có 10, 100, 1000, sau đó nhân (chia) cả tử số và mẫu số với số đó để được phân số thập phânbằng phân số đã cho.
- GV gọi HS lên bảng nhận xét bài của bạn sau đó chữa lại cho đúng.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Ta có thể chuyển một hỗn số thành phân số như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi.
Bài tập yê ...  bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Gv viết lên bảng các phép tính :
6% + 15% = ?%
112,5% - 13% = ?%
14,2% = ?%
60% : 5 = ?
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để thực hiện 1 phép tính.
- GV cho các nhóm HS phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài tập cho chúng ta biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu : Tính tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng và kế hoặch cả năm.
- Như vậy đã hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch ?
- Em hiểu “ Đến hết tháng 9 Hòa An đã 
thực hiện được 90% kế hoặch” như thế nào ?
- GV nêu : Đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được 90% kế hoạch có nghĩa là coi kế hoặch là 100% thì đến hết tháng 9 đạt được 90%.
- GV yêu cầu : Tính tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch.
- Vậy đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoach ?
- Em hiểu tỉ số 111,5% kế hoạch như thế nào ?
- GV nêu : Tỉ số 117,5% kế hoạch nghĩa là coi kế hoạch là 100% thì cả năm thực hiện được 117,5%.
- GV hỏi : Cả năm nhiều hơn so với kê hoạch là bao nhiêu phần trăm.
- GV nêu : 17,5% chính là số phần trăm vượt mức kế hoặch ?
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS thảo luận.
- 4 nhóm lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp, khi một nhóm phát biểu các nhóm khác theo dõi và bổ xung ý kiến, cả lớp thống nhất cách thực hiện các phép tính như sau :
6% + 15% = 21%
Cách cộng : Ta nhẩm 6 + 15 = 21
viết % vào bên phải kết quả được 21%.
Tương tự :
112,5 – 13% = 99,5%
Nhẩm 112,5 – 13 = 99,5. Viết ký hiệu % vào bên phải kết quả được 99,5%.
14,2% = 42,6%
60% : 5 = 12%
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS : Bài tập cho biết :
Kế hoạch năm : 20ha ngô
Đến tháng 9 : 18ha
Hết năm : 23,5ha
- Bài toán hỏi :
Hết tháng 9 : ..... % kế hoạch ?
Hết năm : ..... % vượt kế hoạch ....%
- HS tính và nêu : Tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng 9 và kế hoạch cả năm là :
18 : 20 = 0,9 ; 0,9 = 90%
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS tính và nêu :
Tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch là :
23,5 : 20 = 117,5%
- Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được 117,5% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS tính : 117,5% - 100% = 17,5%.
- HS cả lớp theo dõi GV hướng dẫn và trình bày lời giải bài toán vào vở như sau :
Bài giải
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hịên được là :
18 : 20 = 0,9
0,9 = 90%
b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoặch là :
23,5 : 20 = 1,175
1,17 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là :
117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số : a) Đạt 90% ; b) Thực hiện 117,5% và vượt 17,5%
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn em làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS tính.
- Tỉ số phần trăm của số tiền bán và số tiền vốn là 125%, số tiền vốn hay số tiền bán được coi là 100%
- Tí số tiền bán là 125% cho ta biết điều gì?
- Thế nào là tiền lãi.
- Thế nào là phần trăm lãi ?
- Vậy người đó lãi bao nhiêu phần trăm tiền vốn ?
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho biết :
Tiền vốn : 42000 đồng
Tiến bán : 52500 đồng
- Bài toán hỏi :
a) Tiền bán :.....% tiền vốn ?
b) Lãi : .....% tiền vốn ?
- Tính tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn.
- HS nêu phép tính :
52500 : 42000 = 1,25
1,25 = 125%
- Số tiền vốn được coi là 100%.
- Tỉ số này cho biết coi số tiền vốn là 100% tiền bán là 125%.
- Tiền lãi là số tiền dư ra của tiền bán so với tiền vốn.
- Coi tiền vốn là 100% thì số dư ra của tiền bán so với 100% chính là phần trăm tiền lãi.
- Người đó lãi 125% - 100% = 25%
- HS cả lớp trình bày lời giải bài toán theo hướng dẫn của GV.
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiến vốn là :
52500 : 42000 = 1,25
1,25 = 125% (tiền vốn)
b) Coi giá tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%
Do đó, phần trăm tiền lãi là :
125% - 100% = 25% tiền vốn.
 Đáp số : a) 125% ; b) 25%
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Tuần 17 
Ngày soạn:.......................................
Ngày dạy:...........................................
Luyện tập chung
i.mục tiêu
 Giúp HS :
Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân.
Củng cố kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
ii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : Trong giờ học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về các phép tính với số thập phân, giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính lẫn kết quả tính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV cho HS đọc đề bài và làm bài. Trước khi HS làm bài cũng có thể hỏi về thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS tự làm bài và báo cáo kết quả bài làm trước lớp.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao lại chọn đáp án C ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
Kết quả tính đúng là :
a) 216,72 : 42 = 5,16
b) 1 : 12,5 = 0,08
c) 109,98 : 42,3 = 2,6
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68
= 22 + 43,68
= 65,68
b) 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2
= 8,16 : 4,8 – 0,1725
= 1,7 – 0,1725
= 1,5275
- 1 HS nhận xét bài bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ xung.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là :
15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là :
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là :
15875 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là :
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số : a)1,6% ; b) 16129 người.
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV, sau đó tự kiểm tra bài mình.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS làm bài và trả lời : Khoanh vào C.
- HS nêu : Vì 7% của số tiền là 70000 nên để tính số tiền ta phải thực hiện 
70 000 100 : 7
Tuần 18
Ngày soạn:16-12-2007
Ngày dạy:24 - 12 - 2007
Toán
Bài: Diện tích hình tam giác.
I Mục tiêu
Giúp HS
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
II Đồ dùng dạy học.
- Hai hình tam giác bằng nhau.
- Hai hình tam giác nhỏ bằng nhau, kéo.
III Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ .
- GV cho HS nhắc lại đặc điểm nhận biết hình tam giác.
- GV cho nêu trung điểm của đoạn thẳng AB.
- GV nhận xét
2.Bài mới.
a, Giới thiệu bài: trong tiết học toán hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm cách tính dện tích của hình tam giác.
b,Cắt, ghép hình tam giác:
* Cắt hình tam gác.
- GH hướng dẫn: Lấy một trong 2 hình tam giác bằng nhau, vẽ một đường cao lên hình tam giác đó, cắt theo đường cao được 2 hình tam giác ghi 1 và 2
* Ghép thành hình chữ nhật. 
- GV hướng dẫn : Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành hình chữ nhật ABCD , vẽ đường cao EH.
* S o sánh, đối chiếu các yêu tố hình học trong hình vừa ghép.
- GV hướng dẫn HS so sánh :
Em hãy so sánh chiều dài đáy DC của hình chữ nhật với độ dài đáy DC của tam giác?
Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác?
Em hãy so sánh diện tích hình chữ nhật ABCD với diện tích tam giácEDC?
d. Hình thành quy tắc tính diện tích hình tam giác.
Yêu cầu thảo luận để rút ra quy tắc
Nhận xét và chốt lại
- SABCD là: DC AD = DCEH
- Vậy SEDC là: 
- Nêu quy tắc và ghi công thức: 
 S = ah : 2 (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)
c, Thực hành.
- Bài1:
GV cho HS nêu yêu cầu bài 1.
- GV cho HS làm bài, và lên bảng chữa.
- GV cho HS nêu lại cách tính.
-Bài2:
GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV cho HS nhận xét các đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của tam giác
- GV cho HS nêu cách làm .
- GV cho HS chữa bài.
d. Củng cố dặn dò 
- GV cho HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- GV nhắc lại cho HS nhớ cách tính 
- GV dặn hS chuẩn bị bài.
- HS nêu: M là trung điểm của đoạn thẳng AB
- HS cắt theo hướng dẫn của GV
- HS ghép theo hướng dẫn của GV
Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng chiều dài đáy DC của tam giác EDC.
- Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AD bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích tam giác EDC.
Học sinh thảo luận nhóm đôi
Phát biểu,nhận xét và bổ sung
Gọi học sinh đọc lại
Bài 1
a)Diện tích tam giác là:
 86 :2 = 24 (cm2)
b)Diện tích tam giác là:
 2,3 1,2 :2 = 1,38 (dm2)
- HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác.
Học sinh đọc
Độ dài đáy và chiều cao không cùng một đơn vị đo.
Học sinh lên bảng làm bài
Bài 2:
a) 5m= 50dm 
Diện tích hình tam giác là:
50 24:2 = 600(dm2)
b) Diện tích hình tam giác là:
42,5 5,2 :2 = 110,5 (m2)
- HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docchi tiet toan thu hai tu 1 17.doc