Giáo án Toán khối 5 - Bài: Ôn tập số tự nhiên

Giáo án Toán khối 5 - Bài: Ôn tập số tự nhiên

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

 - Làm bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 5.

II. Chuẩn bị:

+ GV: SGK, giáo án, bảng phụ. . .

+ HS: SGK, phiếu bài tập, xem trước nội dung ôn tập.

III. Các hoạt động:

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Bài: Ôn tập số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN
	 Ngày soạn: 11/3/2011
 Ngày dạy: 17/ 3/ 2011 
 Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
 Đơn vị: Trường Tiểu học Bình Hàng Tây 1.
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
	- Làm bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 5.
II. Chuẩn bị:
+ GV: SGK, giáo án, bảng phụ. . .	
+ HS: SGK, phiếu bài tập, xem trước nội dung ôn tập..
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
Hát tập thể.
 Hát.
 2. Bài cũ: ( 4- 5 phút
Muốn tính quãng đường ta phải làm sao?
 HS nhận xét.
GV nhận xét 
Cả lớp viết công thức tính quãng đường vào bảng con.
Nhận xét bảng con.
GV nhận xét 
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
 HS nhận xét.
 HS thực hiện:
 s = v x t
Biết quãng đường, và thời gian muốn tính vận tốc ta làm thế nào ?
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét 
Cho cả lớp viết công thức tính vận tốc vào bảng con. 
Nhận xét bảng con
Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
HS nhận xét 
 HS thực hiện 
 v = s : t 
Muốn tính thời gian ta phải làm sao?
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét 
Viết công thức tính thời gian.
GV nhận xét 
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
HS nhận xét 
HS thực hiện: t = s : v 
Qua kiểm tra cô thấy các em đã hoàn chỉnh chương về số đo thời gian, toán về chuyển động đều. Cô có lời khen. Đề nghị cả lớp tuyên dương.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
Hôm nay các em sẽ bước vào chương “Ôn tập về số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng”. Bài đầu tiên các em sẽ học là “Ôn tập về số tự nhiên” 
Ghi tựa bài lên bảng.
Học sinh lắng nghe, xác định nhiệm vụ của tiết học.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: ôn tập về số tự nhiên, cách đọc số tự nhiên, viết số tự nhiên.
Bài 1: GV đính yêu cầu 
 Gọi HS nêu yêu cầu.
HS nêu:
a) Đọc các số:
70 815; 975 806; 5 723 600; 
 472 030 953
Các em đọc thầm các số trong câu a và nêu cách đọc trong thời gian 1 phút. 
HS thực hiện theo yêu cầu
Gọi HS đọc 
4 HS đọc 4 số
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét 
Lớp nhận xét 
Em hãy nêu cách đọc Số tự nhiên.
Tách lớp từ phải sang trái, đọc từ trái sang phải, kết thúc mỗi lớp kèm theo tên lớp.
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
HS nhận xét. Nhắc lại cách đọc.
HS lắng nghe.
GV đính câu b.
HS nêu yêu cầu bài tập?
Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi chữ số trên.
Các em suy nghĩ trong 1 phút để tìm giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên.
HS trình bày miệng:
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
Vì sao em biết?
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
GV thực hiện tương tự với các số còn lại.
 HS làm bài 
Trong số 70 815 giá trị chữ số 5 là 5 đơn vị.
HS nhận xét.
Vì chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị.
Trong số 975 806 giá trị chữ số 5 là 5 nghìn ( vì chữ số 5 đứng ở hàng nghìn)
Trong số 5 723 600 giá trị chữ số 5 là 5 triệu ( vì chữ số 5 đứng ở hàng triệu )
Trong số 472 036 953 giá trị chữ số 5 là 5 chục ( vì chữ số 5 đứng ở hàng chục )
GV nhận xét 
Lớp nhận xét
Vậy muốn biết được giá trị của chữ số trong một số tự nhiên ta cần xác định điều gì?
Muốn biết giá trị của chữ số trong một số tự nhiên ta cần biết chữ số đó được viết ở hàng nào trong số đó.
GV nhận xét chốt kiến thức (nếu HS còn lúng túng)
(Để xác định giá trị của chữ số trong một số tự nhiên, ta cần xác định hàng mà nó được viết trong số đó.)
Các em đã vừa ôn lại cách đọc và xác định giá trị của chữ số trong số tự nhiên, Thế STN còn có đặc điểm gì các em sẽ tìm hiểu qua bài 2 nhé.
 Lớp nghe nhận xét nhắc lại
HS lắng nghe
v Hoạt động 2: Ôn tập tính chất chẵn, lẻ và quan hệ thứ tự trong STN.
Bài 2: GV đính yêu cầu.
HS nêu yêu cầu.
2.Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a. Ba số tự nhiên liên tiếp.
998; 999; .  
; 8 000; 8 001
 66 665; ..; 66 667
b. Ba số chẳn liên tiếp:
 98; ..; 102 996; ..; 1 000
 ; 3000; 3002
c. Ba số lẻ liên tiếp:
 77; 79;  ; 299; ...; 303
 ...; 2001; 2003
Với 3 yêu cầu của bài tập cả lớp sẽ làm vào PBT trong thời gian 2 phút. 
HS thực hiện theo yêu cầu. 
Gọi HS trình bày.
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
Có thể hỏi: Vì sao em điền số 66 666 ?
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
GV hỏi: 
Hai STN liên tiếp nhau thì có đặc điểm gì ?
GV thực hiện tiếp với câu b và câu c.
 ( HS nêu, tuỳ giáo viên nhận xét).
HS nêu:
998; 999; 1000 
 7 999; 8 000; 8 001
 66 665; 66 666; 66 667
HS trả lời.
Dự kiến:vì em lấy số 66 665 thêm 1 để được số 66 666 hoặc lấy số 66 667 bớt 1 để được số 66 666.
HS nhận xét
HS trả lời: Hai STN liên tiếp nhau thì hơn, kém nhau 1 đơn vị.
b) 98; 100; 102 996; 998; 1 000
 2 998; 3000; 3002
c) 77; 79; 81 299; 301; 303
 1999; 2001; 2003
GV hỏi để ôn kiến thức:
Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì ?
Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp nhau thì có đặc điểm gì ?
Em hãy nêu cách viết số tự nhiên.
GV nhận xét.
- Hai STN liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Hai số chẳn hoặc lẻ liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
- Khi viết số tự nhiên em viết từ trái sang phải, khi kết thúc mỗi lớp viết tách ra một khoảng nhỏ.
HS nhận xét.
HS trả lời.
GV nhận xét. Tuyên dương lớp. 
Lớp nhận xét.
GV chốt lại kiến thức: ( nếu HS nói sai)
Hai số tự nhiên liên tiếp nhau thì hơn, kém nhau 1 đơn vị, hai số chẳn hoặc lẻ liên tiếp nhau thì hơn, kém nhau 2 đơn vị. Khi viết số tự nhiên ta viết từ trái sang phải, kết thúc mỗi lớp tách ra một khoảng nhỏ.
Bài 3: GV đính yêu cầu 
HS đọc yêu cầu bài tập 3.
HS đọc:
Điền dấu lớn,dấu bé, dấu bằng vào chỗ chấm.
HS làm bảng con
Gọi 1 HS lên bảng 
GV kiểm tra cả lớp.
HS nhận xét. 
GV nhận xét. Hỏi: 
Vì sao em điền dấu > ?
Em so sánh bằng cách nào? 
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
Khi so sánh 2 số tự nhiên ta làm sao? 
HS thực hiện.
1 HS làm
HS nhận xét 
Dự kiến:
(Có thể HS trả lời thẳng là 1000 có 4 chữ số, 997 có 3 chữ số nên 1000>997.)
-Số 1000 có 4 chữ số, số 997 có 3 chữ số.
- HS nhận xét.
Trong hai số tự nhiên số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.
GV nhận xét sửa sai cho HS nếu có.
HS nhận xét. 
Cho HS làm dòng còn lại vào bảng con. 
-HS nhận xét.
GV nhận xét: 
Vì sao em điền dấu = ? 
GV nhận xét.Hỏi:
HS thực hiện.
Dự kiến:
Vì em lấy 7500 : 10 = 750 em so sánh với 750 em thấy bằng nhau nên điền dấu bằng.
HS nhận xét 
-Trong 2 số tự nhiên có số chữ số của hai số bằng nhau thì ta so sánh thế nào ?
Gọi HS nhận xét.
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
HS nhận xét.
GV nhận xét chốt ý (nếu HS lúng túng)
Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
GV: Phần bài tập ở cột 2 bài 3 các em thực hiện tương tự và làm vào buổi chiều. 
*GV hướng dẫn bài tập số 4 và cho làm vào buổi chiều.
HS lắng nghe.
v Hoạt động 3: Ôn tập dấu hiệu chia hết .
Hoạt động nhóm đôi
Bài 5: GV đính yêu cầu
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
1 HS đọc yêu cầu:
Tìm chữ số thích hợp để khi điền vào ô trống ta được:
*43 chia hết cho 3.
2*7 chia hết cho 9.
81* chia hết cho cả 2 và 5.
46* chia hết cho cả 3 và 5.
Muốn điền chữ số vào ô trống để có số chia hết cho 3 ta dựa vào đâu ?
Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3.
Em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
Các số chia hết cho 3 là số có tổng các chữ số chia hết cho 3.
Em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
Em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 ? 
Bài c và d các em dựa vào dấu hiệu chia hết cho cà 2 và 5 và chia hết cho cả 3 và 5 để thực hiện.
Thảo luận nhóm đôi thực hiện vào phiếu bài tập trong thời gian 3 phút
Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
HS thực hiện 
Gọi HS trình bày 
HS nhận xét
HS trình bày. 
GV nhận xét.
Các nhóm khác nhận xét.
Câu a: 
HS hãy nêu cách làm?
Em lấy 3 chữ số cộng lại có tổng chia hết cho 3.
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
HS nhận xét.
Ngoài chữ số 2, Các em còn điền chữ số nào khác ?
HS trả lời 
Dự kiến: em sẽ điền vào * chữ số 5, 8.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét
HS nhận xét 
Câu b 
Nêu cách làm ?
Ngoài kết quả này, Các em còn có kết quả nào khác không ?
GV nhận xét .
Em lấy 3 chữ số cộng lại có tổng chia hết cho 9.
HS trả lời. * = 0 ( 9 )
HS nhận xét 
Câu c: Vì sao em chọn chữ số 0 để điền vào ô trống ?
GV nhấn mạnh ý: Số vừa chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số tận cùng là chữ số 0.
Dự kiến:
-Vì em dựa vàođặc điểm giống nhau của 2 dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
HS nhận xét.
Bài d : Em dựa vào đâu để điền vào ô trống chữ số 5.
Gọi HS nhận xét
Dự kiến:
-Vì em dựa vào đặc điểm giống nhau của 2 dấu hiệu chia hết cho 3 và chia hết cho 5.
HS nhận xét.
GV nhận xét tuyên dương HS trả lời tốt.
HS nhận xét 
v Hoạt động 4: 
Củng cố:
Muốn đọc được số tự nhiên ta đọc như thế nào?
-HS trả lời.
-Tách lớp từ phải sang trái. Đọc từ trái sang phải , kết thúc mỗi lớp kèm theo tên lớp.
Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp nhau thì có đặc điểm gì?
-Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
Các em hãy nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
- Trong hai số tự nhiên số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
GV nhận xét tuyên dương lớp.
Lớp nhận xét 
Nhận xét tiết học 
 Dặn dò:
Chuẩn bị bài “ ôn tập về phân số”
HS lắng nghe, chuẩn bị tốt cho tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap so tu nhien.doc