Giáo án Toán khối 5 - Ôn tập: Kkhái niệm về phân số

Giáo án Toán khối 5 - Ôn tập: Kkhái niệm về phân số

I . MỤC TIÊU

Giúp HS:

· Củng cố khái niệm về phân số: đọc, viết phân số.

· Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số

II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số

 

doc 470 trang Người đăng hang30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Ôn tập: Kkhái niệm về phân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 	:	ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
Tiết	:	01	Tuần :	01	Ngày dạy : 
I . MỤC TIÊU
Giúp HS:
Củng cố khái niệm về phân số: đọc, viết phân số.
Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán đầu tiên của năm học các em sẽ được Củng cố về khái niệm của phân số và cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
HS nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?
- HS quan sát và trả lời: Đã tô màu băng giấy.
- GV yêu cầu HS giải thích.
- HS nêu: Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế. Vậy đã tô màubăng giấy.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp,
HS viết và đọc:
 đọc là hai phần ba
- GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phần được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
- GV viết lên bảng cả bốn phân số:
 ; ; ; 
Sau đó yêu cầu HS đọc
- HS đọc lại các phân số trên.
2.2. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số
GV viết lên bảng các phép chia sau
 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = 
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn
- GV kết luận đúng/sai và sửa bài nếu sai.
- GV hỏi: có thể coi là thương của phép chia nào?
- HS: Phân số có thể coi là thương của phép chia 1 : 3.
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- HS lần lượt nêu:
 là thương của phép chia 4 : 10
 là thương của phép chia 9 : 2
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
Chú ý 1
- GV hỏi thêm: khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào?
- HS nêu: Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia của phép chia đó.
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
- GV viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001,  và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- Một số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
 5 = ; 12 = ; 2001 = ; 
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào?
- HS: Ta lấy tử chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- GV hỏi HS khá, giỏi: Em hãy giải thích vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và mẫu số là 1. Giải thích bằng ví dụ.
- HS nêu:
Ví dụ: 5 = . Ta có 5 = 5 : 1 = 
- GV kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- Một HS lên bảng viết phân số của mình.
Ví dụ: 1 = ; 1 = ; 1 = ; 
- GV hỏi: 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
- HS nêu: 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- GV có thể hỏi HS khá giỏi: Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
Giải thích bằng ví dụ.
- HS nêu: Ví dụ: 1 = ;
Ta có = 3 : 3 = 1 Vậy 1 = .
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 0 thành phân số.
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
Ví dụ: 0 = ; 0 = ; 0 = ; 
- GV hỏi: 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
- HS nêu: 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0.
2.3 Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và chỉ rõ tử số, mẫu số của các phân số.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp. Mỗi HS đọc và nêu rõ tử số , mẫu số của 1 phân số trong bài.
- GV có thể đưa thêm các phân số khác để nhiều HS được thực hành đọc phân số trước lớp.
Bài 2
- GV gọi HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta viết các thương dưới dạng phân số.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
3 : 5 = ; 75 : 100 = ; 
9 : 17 = 
Bài 3
- GV tổ chức cho HS làm Bài 3 tương tự như cách tổ chức làm Bài 2.
- HS làm bài:
32 = ;105 = ;1000 = 
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
 a) 1 = b) 0 = 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét đúng/sai (nếu sai thì sửa lại cho đúng).
- GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình.
- HS lần lượt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
IV . RÚT KINH NGHIỆM :
Bài 	:	ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
Tiết	:	02	Tuần :	01	Ngày dạy : 
I . MỤC TIÊU
Giúp HS:
Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ cùng nhớ lại tính chất cơ bản của phân số, sau đó áp dụng tính chất này để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số
Ví dụ 1
- GV viết bài tập lên bảng:
Viết số thích hợp và ô trống
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Ví dụ:
 = = 
 = = 
Sau đó yêu cầu HS tìm số thích hợp điền vào ô trống.
Lưu ý: Hai ô trống ở phải điền cùng một ô số.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng, sau đó gọi một số HS dưới lớp đọc bài của mình.
- GV hỏi : Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
- HS : Khi nhân tử số và mẫu số của một phân số với 1 số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
Ví dụ 2
- GV viết bài tập lên bảng :
Viết số thích hợp vào ô trống :
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Ví dụ :
 = = 
 = = 
Sau đó, yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống.
Lưu ý : Hai ô trống ở phải điền cùng một số.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó gọi một HS dưới lớp đọc bài của mình.
- GV hỏi : Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
- HS : Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
2.3. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
a) Rút gọn phân số
- GV hỏi : Thế nào là rút gọn phân số ?
- HS : Rút gọn phân số là tìm một phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
- GV viết phân số lên bảng và yêu cầu HS rút gọn phân số trên.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
Ví dụ về bài làm :
 = = = = 
hoặc = = ; 
- GV: Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì?
- HS: Ta phải rút gọn đến khi được phân số tối giản.
- Yêu cầu HS đọc lại hai cách rút gọn của các bạn trên bảng và cho biết cách nào nhanh hơn.
- HS: cách lấy cả tử số và mẫu số của phân số chia cho số 30 nhanh hơn.
- GV nêu: Có nhiều cách để rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được số lớn nhất mà tử số và mẫu số đều chia hết cho số đó.
b) Ví dụ 2
- GV hỏi: Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số?
- HS: Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn bằng các phân số ban đầu.
- GV viết các phân số và lên bảng yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
Chọn mẫu số chung (MSC) là 5 X 7 = 35 ta có:
 = = ; = = 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên lớp.
- HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV viết tiếp các phân số và lên bảng, yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
Vì 10 : 2 = 5 ta chọn MSC là 10 ta có:
 = = ; giữ nguyên 
- GV hỏi: Cách quy đồng mẫu số ở hai ví dụ trên có gì khác nhau?
- HS: Ví dụ thứ nhất, MSC là tích mẫu số của hai phân số, ví dụ thứ hai MSC ch ...  hơn khi tính giá trị biểu thức phần c
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
- Chữa bài. Chú ý việc rút gọn ngay trong quá trình nhân (chia) phân số, chẳng hạn như:
Lưu ý: Các thừa số ở trên dấu gạch ngang bị gạch đi hết thì tử số của phân số chỉ kết quả tính là 1 (biểu thức b).
Bài 5:
- HS đọc bài. 
+ GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để đưa bài tìm x về dạng đơn giản, ví dụ:
8,75 ´ x + 1,25 ´ x = 20
 (8,75 + 1,25) ´ x = 20
	10 ´ x = 20
	x = 20 : 10
	x = 2
+ Tùy điều kiện, có thể cho HS làm bài trong giờ tự học
- HS làm bài này trong giờ tự học.
2.2. Củng cố về giải toán
Bài 3:
- HS đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- GV có thể gợi ý để HS hình thành các bước giải:
+ Tính chiều cao của mực nước trong bể. (Dựa vào thể tích nước và số đo các cạnh của đáy bể)
+ Tính chiều cao của bể.
- HS làm bài 
+ Chữa bài, chẳng hạn:
Diện tích đáy bể bơi là:
	22,5 ´ 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là:
	414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số giữa chiều cao của bể và chiều cao của mực nước là .
Chiều cao của bể bơi là:
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- GV dẫn dắt HS nhắc lại sự thay đổi vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng và đi ngược dòng.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm phần a và b. 
+ Chữa bài, ví dụ:
a. Vận tốc của thuyên khi đi xuôi dòng là:
	7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Quãng sông thuyền đi trong 3,5 giờ là:
	8,8 ´ 3,5 = 30,8 (km)
b. Vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng là:
	7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng quãng sông 30,8km là:
	30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
3. CỦNG CÔÙ DẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Bài 172	:	LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết	172	:	Tuần :	35	Ngày dạy : 
I . MỤC TIÊU
Giúp HS:
Tiếp tục củng cố kiến thức về tính giá trị biểu thức, tìm số trung bình cộng và giải toán có lời văn.
Rèn kĩ năng làm thành thạo các bài toán có liên quan.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ (giấy khổ to) cho bài tập 4.
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1. Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức
Bài 1:
- HS làm bài, 2 HS lên bảng.
- Chữa bài. Ví dụ:
a.	6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05
	= 6,78 – 13,735 : 2,05
	= 6,78 – 6,7 = 0,08
b.	6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
	= 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút 
	= 8 giờ 99 phút + 9 giờ 39 phút 
2.2. Củng cố kĩ năng tìm số trung bình cộng
Bài 2:
- HS làm bài 
+ Chữa bài.
a. Trung bình cộng của 19, 34, 46 là: 
	(19 + 34 + 46) : 3 = 33
b. Trung bình cộng của 2,2 ; 2,7 ; 3,5 và 3,8 là: 
	(2,2 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng của 3 – 4 số.
2.3. Củng cố về giải toán
Bài 3:
- HS đọc bài toán và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, chẳng hạn:
Số HS gái trong lớp học là:
	19 + 2 = 21 (bạn)
Số HS cả lớp có là:
	19 + 21 = 40 (bạn)
Tỉ số phần trăm của số HS trai và số HS cả lớp là:
	19 : 40 = 0,475
	0,475 = 47,5%
Tỉ số phần trăm của số HS gái và số HS cả lớp là:
	21 : 40 = 0,525
	0,525 = 52,5%
	Đáp số: 47,5% và 52,5%
Lưu ý: Có thể coi số HS cả lớp là 100%, số HS trai chiếm 47,5%. Vậy số HS gái chiếm số phần trăm là:
 100% - 47,5% = 52,5% (số HS cả lớp)
Bài 4:
- HS thảo luận nhóm 4 để làm bài. 
- GV khuyến khích HS giải bằng các cách khác nhau.
- Đại diện 2 nhóm trình bày bài trên bảng phụ (giấy khổ to).
- Chữa bài. Ví dụ:
Cách 1:
Sau năm thứ nhất số sách thư viện tăng thêm là:
	6000 ´ 20 : 100 = 1200 (quyển)
Số sách của thư viện sau năm thứ nhất là:
	6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách thư viện tăng thêm là:
	7200 ´ 20 : 100 = 1440 (quyển)
Số sách của thư viện sau năm thứ hai có tất cả là:
	7200 + 1440 = 8640 (quyển)
Cách 2:
Tỉ số phần trăm của số sách năm sau so với số sách của năm trước là:
 100% + 20% = 120% (số sách của năm trước)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là:
 6000 ´ 120 : 100 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện có tất cả là:
 7200 ´ 120 : 100 = 8640 (quyển)
Bài 5:
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính vận tốc của tàu thuỷ khi đi xuôi dòng và đi ngược dòng, ví dụ:
V xuôi dòng = V tàu thủy + V dòng nước
V ngược dòng = V tàu thuỷ – V dòng nước
V xuôi dòng (ngược dòng): vận tốc tàu thủy khi xuôi dòng (ngược dòng).
V tàu thuỷ = vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng.
- HS làm bài và chữa bài. Kết quả là: 23,5km/giờ ; 4,9km/giờ.
3. CỦNG CÔÙ DẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Bài 173	:	LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết	173	:	Tuần :	35	Ngày dạy : 
I . MỤC TIÊU
Giúp HS:
Ôn tập và củng cố về tỉ số phần trăm, giải toán về tỉ số phần trăm, công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.
Rèn kĩ năng giải thành thạo các bài toán có liên quan.
Phát triển trí tưởng tượng không gian của HS.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Hình vẽ bài 1 (phần 2) phóng to.
Bảng phụ cho bài 2 (phần 2).
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Phần 1: các câu hỏi trắc nghiệm.
- HS đọc yêu cầu, lần lượt suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi. 
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
Bài 1: Đáp án C (vì 0,8% )
Bài 2: Đáp án C
	Giải thích:
95% của số đó là 475 nên số đó sẽ là:
	475 ´ 100 : 95 = 500
	 của 500 sẽ là:
Bài 3: Đáp án D
	Giải thích:
Hình A: 12 ´ 2 = 24 (Khối lập phương)
Hình B: 9 ´ 2 + 2 ´ 2 = 22 (Khối lập phương)
Hình C: 6 ´ 4 = 24 (Khối lập phương)
Hình D: 6 ´ 4 + 4 = 28 (Khối lập phương)
Phần 2: Giải toán.
Bài 1:
- HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ. 
- GV gắn hình vẽ trên bảng.
- GV hướng dẫn để HS phát hiện và nhận xét: 4 mảnh đã tô màu của hình vuông ghép lại được một hình tròn có bán kính là 10cm và chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
- HS làm bài, 1 HS trình bày trên bảng.
- Chữa bài, ví dụ:
a. Diện tích của phần đã tô màu là:
	10 ´ 10 ´ 3,14 = 3,14 (cm2)
b. Chu vi của phần không tô màu là:
	10 ´ 2 ´ 3,14 = 62,8 (cm)
	Đáp số: a. 314cm2 ; b. 62,8cm2
Bài 2:
- HS đọc bài toán.
- GV gợi ý để HS chuyển về dạng toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số”
- HS trao đổi nhóm đôi để làm bài.
- Đại diện một nhóm trình bày trên bảng phụ. 
+ Chữa bài:
Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà, hay số tiền mua cá bằng số tiền mua gà (vì 120% )
Ta có sơ đồ:
Số tiền mua gà:	
Số tiền mua cá:	
	 	? đồng
Theo sơ dồ ta có tổng số phần bằng nhau là:
	5 + 6 = 11 (phần)
Số tiền mua cá là:
	88 000 : 11 ´ 6 = 48 000 (đồng)
	Đáp số: 48 000 đồng.
+ Tùy điều kiện, có thể: 
- Hướng dẫn và gợi ý giúp đỡ HS giải bài toán bằng cách khác, ví dụ:
+ Nhận xét: Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà có nghĩa là số tiền mua gà là 100%. Tỉ số phần trăm biểu thị số tiền mua cá và số tiền mua gà là: 120% + 100% = 220%. Như vậy, 220% ứng với số tiền là: 88 000 đồng.
+ Có thể giải bài toán như sau:
1% số tiền mua cá và gà là:
	88 000 : 220 = 400 (đồng)
Số tiền mua cá là:
	400 ´ 120 = 48 000 (đồng)
3. CỦNG CÔÙ DẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Bài 174	:	LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết	174	:	Tuần :	35	Ngày dạy : 
I . MỤC TIÊU
Giúp HS:
Ôn tập và củng cố về giải toán có liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật, và cách sử dụng máy tính bỏ túi.
Rèn kĩ năng giải thành thạo các bài toán có liên quan.
II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Phần 1: Các câu hỏi trắc nghiệm.
- HS đọc yêu cầu, lần lượt suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi. 
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
Bài 1: Đáp án C
Giải thích:
Thời gian ô-tô đi hết đoạn đường 60 km đầu tiên là:
	60 : 60 = 1 (giờ)
Thời gian ô-tô đi hết đoạn đường 60 km tiếp theo là:
	60 : 30 = 2 (giờ)
Thời gian ô-tô đã đi cả hai đoạn đường là:
	1 + 2 = 3 (giờ)
Bài 2: Đáp án A
Giải thích:
Thể tích bể cá là:
 60 ´ 40 ´ 40 = 96 000 (cm3) = 96 (dm3)
Thể tích nửa bể cá là:
	96 : 2 = 48 (dm3)
1 dm3 = 1 l, do đó cần đổ vào bể 48 l nước.
Bài 3: Đáp án B
Giải thích:
Mỗi giờ Vừ đến gần Lềnh số ki-lô-mét là:
	11 – 5 = 6 (km)
Thời gian Vừ đuổi kịp Lềnh là:
	8 : 6 = giờ = 80 phút.
Phần 2: Giải toán.
Bài 1:
- HS đọc bài toán và làm vào vở.
- Chữa bài, chẳng hạn:
 Tổng số tuổi của con gái và con trai so với tuổi của mẹ là:
	 (tuổi của mẹ)
 Như vậy, nếu coi tổng số tuổi của con gái và con trai là 9 phần thì tuổi của mẹ bằng 20 phần, như vậy.
 Tuổi của mẹ là:
	 (tuổi)
Bài 2:
- 2 HS đọc bài toán, lưu ý HS được sử dụng máy tính bỏ túi khi tính toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, chữa bài. Ví dụ:
a. Số dân của Thủ đô Hà Nội năm đó là:
	2627 ´ 921 = 2 419 467 (người)
Số dân của Sơn La năm đó là:
	61 ´ 14210 = 866 810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân Sơn La với số dân Hà Nội là:
	866 810 : 2 419 467 = 0,3582	0,3582 = 35,82%
b. Nếu mật độ dân số Sơn La là 100 người / km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm 100 – 61 = 39 (người) Lúc đó, số dân của Sơn La sẽ tăng thêm là:
	39 ´ 14210 = 554 190 (người)
 Đáp sô: a. Khoảng 35,82% 	 b. 554 190 người.
3. CỦNG CÔÙ DẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Bài 175	:	KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC
Tiết	175	:	Tuần :	35	Ngày dạy : 18/05/2007

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 5 world.doc